Soạn mới giáo án Sinh học 11 CTST bài 25: Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 CTST bài Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 25. THỰC HÀNH: NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH VÀ THỤ PHẤN Ở THỰC VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Trong bài học này, HS sẽ:

  • Thực hành được nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng.
  • Thực hành thụ phấn cho cây.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Đánh giá và điều chỉnh được quy trình thực hiện các bước thực hành nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật cho phù hợp với thực tiễn.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công nhiệm vụ hợp lý cho các thành viên trong nhóm hoạt động thực hành giâm cành, lá, củ và ghép chồi mắt.

Năng lực sinh học

  • Năng lực nhận thức sinh học:
  • Trình bày được các quy trình giâm, chiết, ghép ở thực vật
  • Nêu được quy trình thụ phấn ở cây
  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
  • Đề xuất được vấn đề về quá trình nhân giống vô tính ở thực vật.
  • Lựa chọn và lập được kế hoạch thực hiện quá trình nhân giống và thụ tinh ở thực vật.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
  • Tạo ra được một số sản phẩm nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép) và thụ phấn cho cây đạt kết quả.
  • Làm được báo cáo kết quả thực hành đầy đủ khoa học
  • Giải thích được các vấn đề trong thực tiễn liên quan đến quá trình sinh sản của thực vật.
  1. Phẩm chất
  • Trung thực: Trung thực trong việc báo cáo kết quả các hoạt động thực hành.
  • Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thuận lợi và khó khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Dụng cụ, thiết bị:
    • Dao, kéo cắt cành, kéo nhỏ và sắc, dây buộc, bình tưới.
    • Video, tranh, ảnh về quá trình thụ phấn cho cây.
  • Nguyên liệu: Đất giàu dinh dưỡng (đất phù sa, tro trấu, xơ dừa,...) nước, phân hữu cơ,...
  • Mẫu vật:
  • Dây khoai lang/ đoạn mía/ đoạn sắn,...; củ khoai lang/ củ hành/ củ tỏi,...; lá cây thuốc bỏng (cây sống đời)/ sen đá,...
  • Cây hoa hồng/ cây bưởi/ cây cam/ cây chanh/…
  • Cây ngô/ cây bầu/ cây bí đỏ/ cây mướp,... đang trổ hoa.
  1. Đối với HS
  • SGK sinh học 11 chân trời sáng tạo.
  • Dụng cụ, thiết bị:
    • Dao, kéo cắt cành, kéo nhỏ và sắc, dây buộc, bình tưới.
  • Nguyên liệu: Đất giàu dinh dưỡng (đất phù sa, tro trấu, xơ dừa,...) nước, phân hữu cơ,...
  • Mẫu vật:
  • Dây khoai lang/ đoạn mía/ đoạn sắn,...; củ khoai lang/ củ hành/ củ tỏi,...; lá cây thuốc bỏng (cây sống đời)/ sen đá,...
  • Cây hoa hồng/ cây bưởi/ cây cam/ cây chanh/…
  • Cây ngô/ cây bầu/ cây bí đỏ/ cây mướp,... đang trổ hoa.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Ôn bài cũ, đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi phần mở đầu.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV nhắc lại các quy định khi làm thí nghiệm như bảo đảm an toàn khi thí nghiệm, tránh gây đổ vỡ, hư hỏng thiết bị thí nghiệm, kiểm tra dụng cụ, nguyên liệu, mẫu vật thí nghiệm cần thiết cho buổi thực hành, một số kĩ năng thí nghiệm cần lưu ý để thí nghiệm thành công.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS lắng nghe và kiểm tra dụng cụ, nguyên liệu, mẫu vật thí nghiệm cần thiết cho buổi thực hành.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • HS báo cáo lại kết quả kiểm tra dụng cụ, nguyên liệu, mẫu vật thí nghiệm.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • Sau khi HS kiểm tra xong, GV cho HS biết tiêu chí đánh giá thực hành: Dụng cụ và mẫu vật đầy đủ (nếu được yêu cầu chuẩn bị); an toàn khi thí nghiệm; kĩ năng thực hiện thí nghiệm; kết quả thí nghiệm; báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: Trình bày được các quy trình giâm, chiết, ghép ở thực vật.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.
  3. Sản phẩm: Biên bản thảo luận đặt câu hỏi nêu vấn đề.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV Trên lớp thành các nhóm (8-10HS) thảo luận các nội dung sau:

+ Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính. Xác định các loài thực vật phù hợp với từng phương pháp.

Tên phương pháp

Các loại thực vật phù hợp

 

 

+ Cơ sở khoa học của các phương pháp nhân giống vô tính là gì?

+ Em đã từng thực hiện các phương pháp nhân giống vô tính chưa? Hãy chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các bạn.

+ Gia đình em thường trồng những loại cây gì và có sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính không?

+ Nguyên tắc của sự thụ phấn.

+ Ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính.

- GV tổ chức cho HS thảo luận các tiêu chí đánh giá sản phẩm nhân giống

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.

- Thảo luận các tiêu chí đánh giá sản phẩm nhân giống

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS phát biểu/lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- Gv chốt lại các tiêu chí đánh giá sản phẩm nhân giống ((Bảng dưới HĐ)

I. CHUẨN BỊ

II. CÁCH TIẾN HÀNH

1. Xác định vấn đề

Các phương pháp nhân giống vô tính và các loài thực vật phù hợp với từng phương pháp:

Tên phương pháp

Các loài thực vật phù hợp

Giâm cành

Hoa hồng, sắn, mía, rau ngót,…

Chiết cành

Nhãn, vải, ổi, cam, bưởi,…

Ghép

Hoa hồng, cam, chanh, bưởi,…

Nuôi cấy mô tế bào thực vật

Hoa lan, chuối, thanh long, sâm, rau xanh, cây cảnh,…

- Cơ sở khoa học của các phương pháp nhân giống vô tính là dựa trên quá trình sinh sản sinh dưỡng của thực vật và tính toàn năng của tế bào thực vật.

- Gợi ý: Em đã từng thực hiện các phương pháp nhân giống vô tính như: giâm cành, chiết cành,…

- Gợi ý: Gia đình em thường trồng những loại cây như: rau ngót, rau muống, cà chua, cam, chanh, bưởi, hoa hồng, hoa lan,… Sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính như giâm cành, chiết cành,…

- Nguyên tắc của sự thụ phấn: Hạt phấn phải tiếp xúc với đầu nhụy của hoa cùng loài.

- Ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính:

(Bảng dưới HĐ)

                 Ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính:

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Nhân giống vô tính

 

- Nhân nhanh giống cây trồng, giữ được đặc tính quý của cây mẹ, rút ngắn thời gian bắt đầu ra hoa của cây trồng.

- Nuôi cấy mô tế bào còn cho phép nhân giống sạch bệnh, tạo cây đơn bội, sản xuất nhanh sinh khối thực vật,…

- Không đa dạng về kiểu hình.

- Dễ chết hàng loạt khi gặp điều kiện môi trường thay đổi.

- Phương pháp nuôi cấy mô tế bào đòi hỏi trình độ và chuyên môn cao; chi phí cao.

Nhân giống hữu tính

- Tạo ra nhiều kiểu hình đa dạng, thích nghi với điều kiện môi trường sống thay đổi.

- Đòi hỏi thời gian lâu hơn để cây con thu được sản phẩm.

- Khi mật độ cá thể thấp thì khó tạo ra thế hệ mới.

 

Các tiêu chí đánh giá sản phẩm nhân giống

Các tiêu chí đánh giá kế hoạch

Tiêu chí

Điểm tối đa

Điểm đạt được

Nội dung

Thực hiện đúng nguyên lý của quá trình sinh sản

2

 

Thực hiện đầy đủ các bước tiến hành phù hợp với điều kiện thực tiễn.

2

 

Có bản mô tả, giải thích quy trình.

2

 

Hình thức

Đẹp, cân đối, trình bày logic.

2

 

Sáng tạo (mô tả bằng sơ đồ, bảng biểu,...)

2

 

Tổng

10

 

 

Các tiêu chí đánh giá sản phẩm

 

Tiêu chí

Điểm tối đa

Điểm đạt được

Nội dung

Thể hiện đúng kế hoạch nhân giống vô tính và thực phẩm cho cây.

2

 

Sản phẩm có chất lượng tốt: cây con phát triển tốt; tạo quả tốt.

2

 

Sử dụng dụng cụ, nguyên liệu, mẫu vật tiết kiệm chi phí, thân thiện môi trường để tạo sản phẩm.

2

 

Hình thức

Bài báo cáo được trình bày đẹp, nội dung ngắn gọn, logic, sáng tạo.

2

 

Truyền thông

Giới thiệu được sản phẩm nhân giống đến mọi người

2

 

Tổng

10

 

 

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giả thuyết

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được các quy trình giâm, chiết, ghép ở thực vật
  • Nêu được quy trình thụ phấn ở cây
  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.
  2. Sản phẩm: các quy trình giâm, chiết, ghép và thụ phấn ở thực vật
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh đọc các quy trình giâm, chiết, ghép, thụ phấn cho cây (thực hiện ở nhà), HS chọn mẫu vật để thực hành tạo ra sản phẩm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.

- HS thảo luận chọn mẫu vật để thực hành tạo ra sản phẩm (Nguyên liệu, dụng cụ, thiết kế quy trình thực hiện, bản mô tả giải thích quy trình,...)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giả thuyết

a) Nghiên cứu kiến thức nền

b) Đề xuất giả thuyết

Biên bản thảo luận đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết

(bên dưới HĐ2)

 

 

Biên bản thảo luận đề xuất giả thuyết và phương án

chứng minh giả thuyết

Nhóm thực hiện:........................................................

1. Chọn mẫu vật

Phương pháp

Mẫu vật

Sản phẩm dự kiến

Giâm

 

 

Chiết

 

 

Ghép mắt

 

 

2. Thiết kế quy trình thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm dự kiến đề xuất giả thuyết và phương án

chứng minh giả thuyết

 

Biên bản thảo luận đề xuất giả thuyết và phương án

chứng minh giả thuyết

Nhóm thực hiện:........................................................

1. Chọn mẫu vật

Phương pháp

Mẫu vật

Sản phẩm dự kiến

Giâm

Cây khoai lang

Giâm một luống rau (1 x 2 m)

Chiết

Cây bưởi

Chiết 3 cành

Ghép mắt

Cây hoa hồng

Ghép 3 mắt

2. Thiết kế quy trình thực hiện

- Giâm cành khoai lang:

+ Chọn một đoạn cành dài 20cm, đáy cắt xéo 45oC

+ Cắt bỏ bớt 1/2 số lá

+ Nhúng đoạn cành vào hợp chất ra rễ khoảng 2 giây

+ Để ráo nước, giâm cành vào khay đất đã chuẩn bị sẵn

+ Trùm kín bao nylon giữ ẩm, đặt khay đất ở nơi mát

 

- Chiết cành cây bưởi:

+ Chọn cành chắc, khỏe, không bị hư hại. Khoanh vỏ 2-3cm và tách lớp vỏ bên ngoài

+ Cạo sạch đến phần gỗ bên trong và để khô 3-4 ngày

+ Thấm bông gòn với hợp chất ra rễ và thoa lên phía trên vết cắt

+ Dùng xơ dừa hoặc rễ lục bình để bó bầu. Bó kín lại bằng bọc nylon

 

- Ghép chồi cây hoa hồng

+ Chọn cây chắc khỏe, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh

+ Dùng dao rạch lớp vỏ trên gốc ghép theo hình chữ T dài khoảng 2cm và tách lớp vỏ theo đường rạch một khoảng đủ để đặt vừa chồi mắt ghép

+ Chọn một chồi mắt mới nhú trên cành ghép, dùng dao cắt chồi mắt

+ Đặt chồi mắt vào chỗ hình chữ T sao cho lớp vỏ của mắt ghép và gốc ghép sát nhau, buộc chồi ghép với gốc ghép áp sát nhau để lộ mắt ghép

 

Soạn mới giáo án Sinh học 11 CTST bài 25: Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 chân trời mới, soạn giáo án sinh học 11 chân trời bài Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật, giáo án sinh học 11 chân trời

Soạn giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay