Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 18. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực sinh học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:
“Chim rồng rộc (ploceus sp.) là loài sống theo bầy đàn (ở Việt Nam, chúng phân bố phổ biến ở vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ). Vào mùa sinh sản, các con chim trống thường làm tổ cạnh nhau. Chúng dùng lá, cỏ hoặc cành cây nhỏ kết lại với nhau tạo thành tổ chim dày, dạng hình ống và có lối vào nằm ở phía dưới. Vì sao chim rồng rộc lại có cách xây tổ cầu kì như vậy? Cách xây tổ này có ý nghĩa gì đối với chúng?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án:
Chim rồng rộc làm tổ cầu kì như vậy để giảm thiểu nhất sự tấn công của loài rắn.
GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Trong tự nhiên, các loài động vật thể hiện rất nhiều tập tính khác nhau? Vậy tập tính là gì? Tại sao chúng lại thể hiện những tập tính đó? Các tập tính đó đem lại lợi ích gì cho chúng?... Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài 18: Tập tính ở động vật”
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tập tính
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 1 Thế nào là tập tính? Cho ví dụ. Tập tính có vai trò gì đối với động vật? - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TẬP TÍNH 1. Khái niệm tập tính Đáp án CH thảo luận 1 - Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) - Ví dụ: + Ong biết xây tổ, trong đó các ô của tổ đều có hình dạng và kích thước giống nhau + Vào mùa sinh sản công đực khoe mẽ bằng cách xòe và làm rung những chiếc lông đuôi để phô trương bộ lông cỏ màu sắc sặc sỡ trong khi các loài chim cùng họ khác không khoe mẽ bằng cách này - Vai trò: tập tính đảm bảo cho động vật có thể thích ứng với môi trường duy trì nòi giống và tồn tại. Kết luận: Tập tính là chuỗi phản ứng của cơ thế trả lời lại các kích thích từ môi trường, đảm bảo động vật thích ứng và tồn tại. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại tập tính
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 2 Lập bảng phân biệt tính bẩm sinh và tập tính học được - GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa từng loại tập tính. - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Phân loại tập tính Đáp án CH thảo luận 2
* Ví dụ - Tập tính bẩm sinh: Gà trống gáy vào mỗi sớm; chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ; ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; chuồn chuồn đẻ trứng vào nước; cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;… - Tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; chim non tập bay; khỉ con học cách leo trèo;… - Tập tính hỗn hợp: sư tử con học tập để săn mồi; tập tính xây tổ ở chim,... Kết luận: Tập tính ở động vật được chia thành: - Tập tính bẩm sinh - Tập tính học được - Tập tính hỗn hợp. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các dạng tập tính phổ biến ở động vật
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức lớp học theo hình thức vòng tròn học tập mở (HS có thể tham gia hoạt động ở bất kỳ trạm nào, không cần theo thứ tự) trong đó, gồm có 5 trạm học tập. Mỗi HS phải tham gia đủ 5 trạm học tập: Trạm 1: Tập tính kiếm ăn Trạm 2: Tập tính bảo vệ lãnh thổ Trạm 3: Tập tính di cư Trạm 4: Tập tính sinh sản Trạm 5: Tập tính xã hội Thời gian HS tham gia mỗi trạm không quá 5 phút tại mỗi trạm. GV chuẩn bị nội dung phiếu học tập ở từng trạm (Phiếu học tập - bên dưới hoạt động) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu SGK, di chuyển đến các trạm, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS lần lượt trình bày báo cáo kết quả ở các trạm - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. CÁC DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT 1. Tập tính kiếm ăn Đáp án trạm 1 - Tập tính kiếm ăn: giúp động vật có thể tìm được nguồn thức ăn, đảm bảo cho sự sinh tồn của động vật - Ví dụ chứng minh tập tính kiếm ăn khác nhau tùy từng loài động vật: + Hổ, báo săn mồi đơn độc >< Sư tử, chó sói săn mồi theo bầy đàn; + Chim ruồi vỗ cánh liên tục và dùng mỏ để hút một hoa >< đại bàng sà xuống từ trên cao và dùng chân để bắt lấy cá; + Các loài bò sát nuốt chửng con mồi >< thỏ và chuột ăn bằng cách gặm nhấm. 2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ Đáp án trạm 2 - Tập tính bảo vệ lãnh thổ: nhằm bảo vệ nguồn thức ăn, nước uống, nơi ở và nơi sinh sản để không bị xâm phạm bởi các động vật khác. - Các loài động vật có cách thức bảo vệ lãnh thổ rất khác nhau: + báo đốm đen, sơn dương đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu; + hươu, chồn đánh dấu lãnh thổ bằng dịch tiết có mùi đặc biệt; + sư tử đực, tinh tinh đực chiến đấu để đánh đuổi các con đực lạ ra khỏi lãnh thổ của nó. 3. Tập tính di cư Đáp án trạm 3 - Tập tính dân cư: giúp động vật có thể di chuyển đến nơi có điều kiện sống phù hợp, đảm bảo cho sự sinh tồn của động vật. - Nguyên nhân nào dẫn đến việc di cư ở một số loài động vật: do điều kiện môi trường bất lợi, động vật di cư để tìm môi trường sống thuận lợi hơn. - Ví dụ: Vào mùa đông, nhiều loài chim di cư về phương nam để tránh rét; linh dương đầu bò di cư tìm nơi có nguồn nước,... - Động vật di cư để sinh sản. Ví dụ: Vào mùa sinh sản, cá chình di cư theo dòng chảy từ vùng nước ngọt ra biển để đẻ trứng; cá hồi di cư từ biển đến vùng nước ngọt để đẻ trứng. 4. Tập tính sinh sản Đáp án trạm 4 - Tập tính sinh sản giúp động vật duy trì nòi giống, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. - Ví dụ: + Vào cuối mùa xuân, các con ếch đực phát ra tiếng kêu để quyến rũ ếch cái; khi ghép đôi, ếch cái cõng ếch đực trên lưng đi tìm bờ nước để đẻ trứng, ếch đực ôm ngang eo ếch cái, nhờ có chai tay mà ếch đực có thể bám chặt hơn vào cơ thể ếch cái và kích thích ếch cái đẻ trứng, còn ếch đực phía trên tưới tinh trùng để thụ tinh cho trứng. + Nhện, bọ ngựa có thói quen ăn thịt bạn tình sau khi giao phối nhờ đó con cái có đủ chất dinh dưỡng để sinh sản và nuôi con. 5. Tập tính xã hội (https://youtu.be/AmXEureGQUk 0:46 - 9: 35) Đáp án trạm 5 - Tập tính xã hội đảm bảo trật tự trong bầy đàn cũng như hỗ trợ nhau trong kiếm ăn, săn mồi hoặc chống lại kẻ thù - Tập tính xã hội ở động vật gồm những loại: + Tập tính thứ bậc: được thể hiện ở việc phân chia thứ bậc của các cá thể trong bầy đàn. Ví dụ: Trong đàn sư tử, sư tử đực đầu đàn là con đực to khoẻ và hung dữ nhất; khi săn được mồi, con đực đầu đàn sẽ được ăn trước tiên, tiếp theo lần lượt đến con đực thứ hai, thứ ba,... + Tập tính vị tha: được thể hiện ở việc phân chia nhiệm vụ giữa các cá thể nhằm đảm bảo lợi ích sinh tổn của bầy đàn. Ví dụ: Hầu hết các công việc trong xã hội loài ong đều do ong thợ đảm nhận như xây tổ, kiếm ăn, chăm sóc con non, chiến đấu để bảo vệ tổ khi có kẻ xâm phạm. + Tập tính hợp tác: là sự hỗ trợ nhau giữa các cá thể cùng đàn trong việc săn mồi, chống kẻ thù. Ví dụ: Chó sói săn mồi bằng cách cả đàn rượt đuổi theo con mồi, sói đầu đàn vượt lên chặn con mồi để cả đàn vồ bắt mồi. Kết luận: Ở động vật có một số dạng tập tính phổ biến như: kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, di cư, sinh sản, tập tính xã hội. Các dạng tập tính này đảm bảo cho động vật có thể tồn tại và duy trì nòi giống. |
Phiếu học tập ở các trạm
PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 1: Tập tính kiếm ăn Họ và tên:..........................................Lớp:....................
|
PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 2: Tập tính bảo vệ lãnh thổ Họ và tên:..........................................Lớp:....................
|
PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 3: Tập tính di cư Họ và tên:..........................................Lớp:....................
|
PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 4: Tập tính sinh sản Họ và tên:..........................................Lớp:....................
|
PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 5: Tập tính xã hội Họ và tên:..........................................Lớp:....................
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò pheromone
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 9: Pheromone có vai trò gì đối với động vật? Cho ví dụ - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | III. PHEROMONE Đáp án CH thảo luận 9 Pheromone có vai trò giúp cho động vật có thể nhận biết và giao tiếp với nhau trong quá trình sinh sản, chống lại kẻ thù,... Ví dụ: Kiến kiến tiết pheromone để đánh dấu đường đi, nhờ đó, các con kiến khác có thể tìm được đường di chuyển về tổ Khi gặp nguy hiểm một số loài động vật (ong, cá) tiết pheromone để làm tín hiệu cảnh báo. Kết luận: Pheromone là một chất hoá học được tiết ra từ cơ thế động vật, chất này đóng vai trò tín hiệu giúp cho các cá thể cùng loài có thể nhận biết và giao tiếp với nhau.
|
Hoạt động 5: Tìm hiểu các hình thức học tập ở động vật
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật ổ bi: GV tiến hành chia lớp thành các cặp nhóm (nhóm vòng ngoài - 5HS; nhóm vòng trong - 5HS; sao cho mỗi HS vào ngoài ngồi đối diện với 1 HS ở vòng trong; mỗi cặp sẽ tiến hành trao đổi thảo luận 1 câu hỏi; sau 1 - 2 phút HS vòng ngoài ngồi yên tại chỗ HS vòng trong di chuyển theo chiều kim đồng hồ để tạo thành cặp thảo luận mới) Các cặp thảo luận nghiên cứu SGK, trả lời lần lượt CH thảo luận 10 - 15 10. Hãy cho một số ví dụ về quen nhờn ở động vật. Tại sao quen nhờn vừa có lợi vừa có hại đối với động vật 11. Tập tính in vết có vai trò như thế nào trong sự phát triển của động vật? 12. Quan sát Hình 18.11, hãy: a, Cho biết ong bắp cày có thể nhận biết đường bay về tổ bằng cách nào. b, Dự đoán đường di chuyển của ong bắp cày sẽ như thế nào nếu chuyển các quả thông sang vị trí xung quanh điểm A. Giải thích 13. Hãy xác định các ví dụ sau thuộc kiểu học tập nào: a, Một con báo sau khi bị thương bởi gai nhím, nó sẽ không bao giờ săn nhím nữa. b, Khi cảm nhận tiếng bước chân, các con cá chép tập trung lại bên bờ hồ chờ cho ăn. 14. Khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề có ý nghĩa như thế nào trong việc kiếm ăn hoặc lẩn trốn kẻ thù? Cho ví dụ 15. Hãy dự đoán nếu một cá thể động vật bị cách li ra khỏi đời sống xã hội thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành các tập tính học được của cá thể đó. Giải thích - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
| IV. CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT 1. Quen nhờn Đáp án CH thảo luận 10 Ví dụ: Chồn đất (Suricata suricatta) khi nhận được tín hiệu cảnh báo từ đồng loại của mình, thoạt đầu, chúng sẽ lẩn trốn tránh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tín hiệu lặp đi lặp lại nhiều lần mà không thấy nguy hiểm gì chúng sẽ không lẩn trốn nữa. - Có lợi:Cho phép hệ thần kinh của động vật tập trung trả lời các kích thích làm tăng giá trị thích nghi và tồn tại hơn là các kích thích không có giá trị. - Có hại: Khi động vật không còn phản ứng với cóc kích thích cũ, nếu các kích thích này trở nên có hại cho động vật thì chúng không đưa ra được phản ứng để bảo vệ cơ thể. 2. In vết Đáp án CH thảo luận 11 Vai trò: Tập tính in vết giúp con non in vết bố mẹ và học các hành vi cơ bản của loài còn bố mẹ học cách nhận biết con non, điều này quyết định cho sự phát triển của con non. 3. Học cách nhận biết không gian Đáp án CH thảo luận 12 Ong bắp cày có thể xác định chính xác vị trí của tổ nhờ việc ghi nhớ những vật xung quanh tổ (cột mốc) như các quả thông,... b) Dự đoán: Ong bắp cày sẽ di chuyển về phía điểm A. Vì ong nhận biết tổ thông qua các quả thông nên sẽ "nhầm tưởng" vị trí điểm A là tổ của mình. 4. Học liên hệ Đáp án CH thảo luận 13 a) Một con báo sau khi bị thương bởi gai nhím, nó sẽ không bao giờ săn nhím nữa. → Điều kiện hoá hành động. b) Khi cảm nhận tiếng bước chân, các con cá chép tập trung lại bên bờ hồ chờ cho ăn. → Điều kiện hoá đáp ứng. 5. Nhận thức và giải quyết vấn đề Đáp án CH thảo luận 14, 15 CH 14: Khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề giúp cho động vật có khả năng nhận thức được các sự vật, hiện tượng trong môi trường sống thông qua những dấu hiệu nhất định (màu sắc, mùi,...).
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác