Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đưa ra câu hỏi: “Giãn tĩnh mạch là bệnh lí thuộc nhóm bệnh của máu ngoại vi. Bệnh giãn tĩnh mạnh có ảnh hưởng gì đến sự lưu thông máu của cơ thể”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về hệ vận chuyển
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đọc hiểu nội dung trong sgk, nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, trả lời câu hỏi 1 sgk trang 62 và đưa ra kết luận về hệ tuần hoàn ở động vật.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Khái quát về hệ vận chuyển - Hệ tuần hoàn ở động vật gồm: + Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu-dịch mô + Tim: cơ quan đẩy, hút máu, tạo động lực cho quá trình lưu thông máu trong hệ mạch + Hệ thống mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. - Đáp án câu hỏi 1 sgk trang 62 Ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp như thủy tức, giun dẹp, các tế bào của cơ thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài qua màng tế bào hoặc qua bề mặt của cơ thể. - Ở động vật bậc cao, không có sự liên lệ trực tiếp với môi trường xung quanh. Do đó, chúng cần có một hệ thống vận chuyển dịch thể để cung cấp các chất cần thiết cho hoạt động sống và đào thải như ở hải miên, các dịch thể là nước sẽ được vận chuyển qua các gian bào nhờ sợ vận động của các lông - Ở ruột khoang và giun bậc thấp, các dịc thể và chất dinh dưỡng được vận chuyển trong các ống từ dạ dày một cách thụ động của cơ thể. - Ở chân đốt và nhuyễn thể đã xuất hiện hệ tuần hoàn hở, dịch thể (huyết tương chứa protein, muối và các enzyme hô hấp) được vận chuyển trong hệ tuần hoàn. - Giun ở bậc cao và động vật bậc cao đã xuất hiện hệ tuần hoàn kín. Máu và dịch mô được vận chuyển đi khắp cơ thể, đem theo các chất tiếp nhận từ môi trường ngoài qua cơ quan hô hấp và cơ quan tiêu hóa đến các tế bào, đồng thời chuyển các sản phẩm cần loại bỏ đến cơ quan bài tiết để thải ra môi trường bên ngoài.
Kết luận: + Ở đông vật bậc cao, hệ vận chuyển hay hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất trong cơ thể. + Hệ tuần hoàn gồm các thành phần: Dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các dạng hệ tuần hoàn
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu các dạng hệ tuần hoàn.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, trao đổi thảo luận để hoàn thành các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Trả lời câu hỏi 2 sgk trang 63 + Nhóm 2: Trả lời ý a, câu hỏi 3 sgk trang 63. + Nhóm 3: Trả lời ý b,c câu hỏi 3 sgk trang 63.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Các dạng hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn có hai loại: + Hệ tuần hoàn kín : hệ tuần hoàn đơn ( có ở cá) và hệ tuần hoàn kép ( có ở lưỡng cư, bò sát, chim, thú). + Hệ tuần hoàn hở. - Đáp án câu hỏi 2 sgk trang 63. Bảng được đính dưới hoạt động 2. - Đáp án câu hỏi 3 sgk trang 63. a) + Ở cá: Tâm thất → động mạch mang → các mao mạch ở mang → động mạch lưng → mao mạch ở các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ + Ở lưỡng cư trưởng thành: Vòng tuần hoàn phổi/da: tâm thất → động mạch phổi, da → các mao mạch ở phổi, da → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ phải → tâm thất. Vòng tuần hoàn cơ thể: tâm thất → động mạch chủ → mao mạch ở các cơ quan → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ phải → tâm thất. + Ở động vật có vú: Vòng tuần hoàn phổi: tâm thất phải → động mạch phổi → các mao mạch ở các cơ quan → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ phải → tâm thất phải. Vòng tuần hoàn cơ thể: tâm thất trái → động mạch chủ → mao mạch ở các cơ quan → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ phải → tâm thất phải. b) Do máu từ tim được vận chuyển đến các cơ quan rồi trở về tim theo một vòng tuần hoàn nên hệ tuần hoàn ở cá là hệ tuần hoàn đơn. c) Do máu từ tim lên phổi rồi trở về tim (vòng tuần hoàn phổi), sau đó, máu từ tim vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể rồi trở về tim ( vòng tuần hoàn cơ thể). Vì vậy máu vận chuyển theo hai vòng, nên hệ tuần hoàn ở động vật có vú là hệ tuần hoàn kép. Kết luận: |
- Đáp án câu hỏi 2 sgk trang 63.
| Hệ tuần hoàn hở | Hệ tuần hoàn kín |
Cấu tạo | Không có mao mạch | Có mao mạch |
Đường đi của máu | Tim → mạch máu → xoang cơ thể (trộn lẫn dịch mô) → máu tiếp xúc trực tiếp với tế bào → ống góp → tim | Tìm → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của tim
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra một số câu hỏi, yêu cầu HS đưa ra đáp án nhanh: a) Tim được cấu tạo từ các tế bào nào? b) Buồng nào của tim chứa máu từ tĩnh mạch đổ về? c) Tâm nhĩ trái và tâm thất trái thông với nhau qua loại van nào?
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đọc nội dung trong sgk và trả lời câu hỏi 4 sgk trang 64.
- GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu về tính tự động của tim: Nêu khái niệm tính tự động của tim và trả lời câu hỏi 5 sgk trang 65. + Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu về chu kì hoạt động của tim để trả lời câu hỏi 6, câu luyện tập sgk trang 65.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | III. Cấu tạo và hoạt động của tim 1. Cấu tạo của tim a) Tế bào cơ tim b) Tâm nhĩ c) Van hai lá
- Đáp án câu 4 sgk trang 64: Tim là một khối cơ rỗng được bao bọc bởi một xoang bao tim. Tim có vách ngăn để chia tim làm hai nửa (nửa phải và nửa trái). Mỗi nủa được chia làm hai phần gồm một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Hai tâm nhĩ có thành tương đối mỏng và đóng vai trò như các buồng thu máu trở về tim. Các tâm thất có thành dày hơn so với các tâm nhĩ, đặc biệt và tâm thất trái có thành dày hơn tâm thất phải. Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất (giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là van ba lá, giữa tâm nhĩ trái và tâm thất phải là van hai lá) Tâm nhĩ thông với tĩnh mạch và tâm thất thông với động mạch. Giữa tâm thất phải và động mạch phổi, giữa tâm thất trái và động mạch chủ có van bán nguyệt. 2. Hoạt động của tim a) Tính tự động của tim. - Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì. - Đáp án câu 5 sgk trang 65: Hoạt động của tim có tính tự động là do hệ dẫn truyền tim. Nút xoang nhĩ có khả năng phát xung động truyền tới tâm nhĩ làm cơ tâm nhĩ co. Từ tâm nhĩ, xung động truyền đến nút nhĩ thất, sau đó được truyền đến bó His và đến mạng lưới Purkinnje, đến sợi cơ tâm thất của tim làm cơ tâm thất co. b) Chu kì hoạt động của tim - Đáp án câu 6 sgk trang 65: + Hoạt động của tim trong một chu kì tim: Tim co giãn nhịp nhàng theo chu kì. Một chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; tiếp đó là pha co tâm thất đẩy máu từ tâm thất vào động mạch chủ và động mạch phổi; kết thúc là pha giãn chung, sau đó tiếp tục một chu kì mới và cứ diễn ra như vậy một cách liên tục. Vai trò của các van tim: + Van ba lá và van hai lá đảm bảo cho máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. + Van động mạch phổi và van động mạch chủ đảm bảo cho máu chảy theo một chiều từ tâm thất phải, trái vào động mạch phổi và động mạch chủ. - Đáp án câu luyện tập sgk trang 65: Động mạch chủ và động mạch phổi nhận được nhiều máu nhất ở pha thất co vì trong pha này, máu được đẩy từ tâm thất trái vào động mạch chủ và từ tâm thất phải vào động mạch phổi. Kết luận: + Tim là một bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn với chức năng bơm hút và dẩy máu trong mạch máu. + Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ hệ thống dẫn truyền tim. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của hệ mạch
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc nội dung trong sgk nêu cấu tạo của hệ mạch và trả lời câu hỏi 7 sgk trang 66.
- GV chia lớp thành 4 nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu về huyết áp: Nêu khái niệm huyết áp, trả lời câu hỏi 8 sgk trang 66. + Nhóm 2: Tìm hiểu về vận tốc máu: Nêu khái niệm vận tốc máu và trả lời câu hỏi 9 sgk trang 67. + Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu về sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào: Nơi diễn ra, các yếu tố ảnh hưởng và trả lời câu hỏi 10 sgk trang 67.
| IV. Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch 1. Cấu tạo của hệ mạch Hệ mạch gồm các động mạch, tĩnh mạch nối với nhau thông qua các mao mạch: - Động mạch là mạch máu dẫn máu từ tâm thất phải đến phổi và từ tâm thất trái đễn các cơ quan, các mô và các tế bào trong cơ thể. - Tĩnh mạch là các mạch máu dẫn từ mao mạch trở về tim. - Mao mạch là các mạch máu nhỏ. - Đáp án câu 7 sgk trang 66: + Động mạch có thành dày và được cấu tạo bởi: lớp mô liên kết, lớp cơ trơn, lớp biểu mô. - Tĩnh mạch có thành mỏng hơn động mạch và có cấu tạo ba lớp giống động mạch, một số tĩnh mạch có van + Mao mạch có thành mỏng được cấu tạo từ một lớp biểu mô. 2. Hoạt động của hệ mạch Máu được vận chuyển trong hệ mạch tuân theo các quy luật vật lí liên quan chặt chẽ đến áp suất đẩy máu, lưu lượng máu chảy, vận tốc và sức cản của mạch. a) Huyết áp - Huyết áp là lực máu tác động lên thành mạch tuân theo các mô trong cơ thể. - Huyết áp là kết quả tổng hợp của các yếu tố: sức co bóp của tim, sức cản của dòng máu và độ quánh của máu. - Đáp án câu hỏi 8 sgk trang 66: + Trong suốt chiều dài của hệ mạch từ động mạch chủ đến mao mạch và tĩnh mạch chủ, huyết áp có sự biến đổi: huyết áp giảm dần từ động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch. Sự biến động của huyết áp là do các yếu tố: sức co bóp của tim, sức cản của dòng máu và độ quánh của máu. Kết luận:
|
------------------Còn tiếp-------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác