Soạn mới giáo án Sinh học 11 CTST bài 7: Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 CTST bài Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

BÀI 7. THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện được một số thí nghiệm hô hấp ở thực vật.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học – tự chủ: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tiến hành thực hành hô hấp ở thực vật.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi, thảo luận và hoàn thành báo cáo thực hành.
  • Năng lực vận dụng và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong tự nhiên và thực tiễn.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Sử dụng thành thạo các thiết bị/dụng cụ thí nghiệm.
  • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Thiết kế được thí nghiệm để kiểm chứng CO2 được tạo ra do hô hấp ở thực vật.
  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Giải thích được các hiện tượng xảy ra trong kết quả thí nghiệm.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: có tinh thần chủ động trong việc nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin.
  • Trách nhiệm: có ý thức thực hiện đầy đủ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ, hóa chất trong thí nghiệm, hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ được phân công.
  • Trung thực: có thái độ trung thực trong theo dõi và báo cáo kết quả thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV.
  • Dụng cụ, thiết bị: Bình thủy tinh 1 L, nến và giá đỡ nến, nhiệt kế, nút cao su không khoan lỗ, nút cao su có hoan hai lỗ, thùng xốp cách nhiệt, phễu thủy tinh, cốc thủy tinh, bông gòn, ống hút thủy tinh.
  • Hóa chất: Nước vôi trong, nước cất.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 kết nối tri thức
  • Mẫu vật: Hạt đậu xanh (hoặc lúa, ngô,...), mùn cưa.
  • Thiết bị dùng để quay, chụp.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS lắng nghe và HS nhớ lại kiến thức bài học trước để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Đáp án vấn đề của hoạt động khởi động.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đặt vấn đề: Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp hiếu khí là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

  • PTTQ: C6 H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (nhiệt + ATP).
  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Bài trước chúng ta tìm hiểu được hô hấp hiếu khí ở thực vật là sự oxi hóa carbohydrate thành các chất đơn giản, giải phóng CO2 kèm theo tạo ra năng lượng. Để kiểm chứng về sự tạo thành CO2 của quá trình này. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện thí nghiệm trong bài 7. Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật.”
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Đặt câu hỏi nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết , phương án chứng minh giả thuyết.

  1. Mục tiêu: Đề xuất được các vấn đề được nhắn đến trong tình huống thực tế đưa ra; đề xuất được các câu hỏi liên quan đến tình huống trong thực tiễn và phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu đó; chọn được phương án kiểm chứng phù hợp.
  2. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm thực hành, sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm để hưỡng dẫn và gợi ý HS thảo luận nội dung trong sgk.
  3. Sản phẩm: Các câu hỏi nghiên cứu, nội dung giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 6-8 nhóm thực hành

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi hiện tượng thực tiễn trong sgk và đặt ra câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng em quan sát được vào bảng:

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi nghiên cứu

1

Rau củ quả được bảo quản trong ngăn mát sẽ tươi lâu hơn

Có phải hô hấp làm tăng nhiệt độ môi trường bảo quản dẫn đến tăng cường độ hô hấp, do đó làm giảm chất lượng rau củ quả?

...

...

...

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đề xuất các giả thuyết để giải thích cho các vấn đề và đề xuất phương án kiểm chứng cho mỗi giả thuyết đó vào bảng:

STT

Nội dung giả thuyết

Phương án kiểm chứng

1

...

...

2

...

...

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS hoạt động nhóm, thực hiện các yêu cầu của giáo viên

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo thực hành.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kỹ năng thực hành, thái độ HS khi làm việc nhóm.

II. Cách tiến hành

1. Đặt câu hỏi nghiên cứu

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi nghiên cứu

1

Rau củ quả được bảo quản trong ngăn mát sẽ tươi lâu hơn

Có phải hô hấp làm tăng nhiệt độ môi trường bảo quản dẫn đến tăng cường độ hô hấp, do đó làm giảm chất lượng rau củ quả?

2.

Một số nông sản có thể được bảo quản bằng cách phơi khô hoặc để trong các túi PE.

Việc phơi khô hoặc để trong túi PE có tác dụng gì?

 

2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh

STT

Nội dung giả thuyết

Phương án kiểm chứng

1

Hô hấp sản sinh ra nhiệt giải phóng nhiệt vào môi trường

Ủ hạt đang nảy mần và đo nhiệt độ môi trường chứa hạt.

2

Hô hấp tiêu thụ O2 và giải phóng CO2

Sử dụng que diêm đang cháy để kiểm tra sự có mặt của O2; nước vôi trong để kiểm tra sự có mặt của CO2

 

 

 

Hoạt động 2: Thiết kế nghiên cứu kiểm chứng giả thuyết.

  1. Mục tiêu: Thực hiện được một số thí nghiệm hô hấp ở thực vật.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn các nhóm đưa ra thiết kế nghiên cứu kiểm chứng giả thuyết và báo cáo kết quả thực hành
  3. Sản phẩm: Báo cáo thực hành: Hô hấp ở thực ở thực vật theo mẫu đính kèm dưới hoạt động.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu các nhóm thực hành đọc nội dung trong sgk, tham khảo để thiết kế các nghiên cứu kiểm chứng.

- GV yêu câu các nhóm thực hiện thí nghiệm kiểm chứng (lặp lại thí nghiệm 3 lần hoặc 3 HS cùng thực hiện) và ghi kết quả nghiên cứu vào các mẫu phiếu sau.

a) Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp có tỏa nhiệt

Mẫu phiếu 1 đính kèm dưới hoạt động

b) Thí nghiệm chúng minh quá trình hô hấp thải CO2.

Mẫu phiếu 2 đính kèm dưới hoạt động

c) Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp tiêu thụ O2

Mẫu phiếu 3 đính kèm dưới hoạt động

 

 

3. Thiết kế nghiên cứu kiểm chứng giả thuyết.

a) Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp có tỏa nhiệt

- Hiện tượng và giải thích:

Hạt nảy mầm có cường độ hô hấp mạnh, do đó nhiệt độ bình 1 chứa hạt đã nảy mầm sẽ tăng hơn so với ban đều. Hạt trong bình 2 đã chết sau khi ngâm với nước cô nên không thực hiện quá trình hô hấp vì thế nhiệt độ không tăng. Hạt khô chưa ngâm có cường độ hô hấp yếu nên khó quan sát được sự thay đổi của nhiệt độ

b) Thí nghiệm chúng minh quá trình hô hấp thải CO2.

 

 

----------------Còn tiếp----------------

Soạn mới giáo án Sinh học 11 CTST bài 7: Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 chân trời mới, soạn giáo án sinh học 11 chân trời bài Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật, giáo án sinh học 11 chân trời

Soạn giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay