Bài soạn siêu ngắn: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) - trang 72 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

[Luyện tập] Câu1: Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu X + tặc ở trên (mục 1.2).

Trả lời:

  • X+ trường: Công trường, chiến trường, nông trường,…
  • X+ hóa: Ôxi hóa, công nghiệp hóa, …

[Luyện tập] Câu 2: Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây, giải thích nguồn gốc, cách cấu tạo, nghĩa của các từ ngữ ấy

Trả lời:

  • Bàn tay vàng: bàn tay khéo léo, tài giỏi về kĩ thuật, thao tác nào đó.
  • Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các quán nhỏ, tạm bợ.
  • Cầu truyền hình: truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu , đối thoại trực tiếp qua camera.
  • Công nghệ cao: công nghệ kĩ thuật hiện đại, độ chính xác và hiệu quả cao.
  • Đa dạng sinh học: đa dạng về giống loài trong tự nhiên.

[Luyện tập] Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 7, hãy chỉ rõ trong các từ sau đây, từ nào được mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.

Trả lời:

  • Từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
  • Từ mượn ngôn ngữ Châu Âu: xà phòng, ô tô, ôxi, rađiô, càphê, canô.

[Luyện tập] Câu 4: Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?

Trả lời:

Cách thức phát triển từ vựng:

  • Thêm nghĩa cho từ
  • Thêm số lượng từ ngữ
    • Tạo từ ngữ mới
    • Vay mượn

Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. Xã hội luôn vận động, nhận thức con người cũng vậy, luôn có các khái niệm mới ra đời. Do đó các từ vựng mới phải ra đời hoặc biến đổi từ từ vựng cũ.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net