Bài soạn siêu ngắn: Vào phủ Chúa Trịnh - Ngữ văn lớp 11

Bài soạn siêu ngắn: Vào phủ Chúa Trịnh - trang 3 sgk ngữ văn lớp 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?

Trả lời:

Quang cảnh trong phủ chúa: thơ mộng, xa hoa, tráng lệ

Cảnh nội cung: thâm nghiêm, tù hãm, thiếu sinh khí.

Tác giả thể hiện rõ thái độ dửng dưng => ông không thiết tha gì với danh lợi, với quyền uy cao sang.

Câu 2: Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà anh/chị cho là “đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.

Trả lời:

Các chi tiết đắt giá, thể hiện nổi bật nội dung hiện thực của tác phẩm: các chi tiết miêu tả lối vào phủ chúa, cách miêu tả các lễ nghi, phép tắc,...

=> Gia trị hiện thực: cuộc sống vật chất cao sang nhưng ý chí, nội lực bên trong lại trống rỗng => cội nguồn căn bệnh của Trịnh Cán là cả tập đoàn phong kiến của xã hội Đàng ngoài ốm yếu không gì cứu vãn nổi.

Câu 3: Cách chuẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này.

Trả lời:

Thái độ của Lê hữu Trác nơi phủ chúa: khen cái đẹp, cái sang, cái uy quyền nơi phủ chúa nhưng lại tỏ ra dửng dưng và không đồng tình. Ông cũng dự cảm về sự suy tàn không sớm thì muộn của tầng lớp phong kiến thống trị lúc bấy giờ.

Câu 4: Theo anh/chị, bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những chi tiết đặc sắc đó.

Trả lời:

Nét đặc sắc: khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động. Lối kể khéo léo, lôi cuốn, đan xen tác phẩm thi ca. Kể chuyện khách quan, tự nhiên, hài hước...

Câu 5: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) của Lê Hữu Trác?

Trả lời:

Nội dung: bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống xa hoa, quyền quý ở phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng, nhân cách Lê Hữu Trác.

Nghệ thuật: Kết hợp kể tả trung thực, các chi tiết đắt giá, Giọng kể khách quan, trang nghiêm, đan xen thái độ...

[Luyện tập] So sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh với một tác phẩm (hoặc đoạn trích) kí khác của văn học trung đại Việt Nam mà anh (chị) đã đọc và nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích này.

Trả lời:

Phương diện so sánh

Vào phủ chúa trịnh

Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh

Thể loại

Kí sự

Tùy bút

Nội dung

Nhân việc được triệu kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán, ghi lại quang cảnh và cuộc sống cực kì xa hoa của chúa Trịnh Sâm lúc bấy giờ.

Kể lại những thú vui ham chơi của Trịnh Sâm: Đi chơi ngắm cảnh đẹp, ngự ở các li cung, xây dựng núi nói, chậu hoa cảnh, vơ vét, chiếm đoạt của cải tiền bạc của nhân dân với những tệ nạn nhũng nhiễu của bọn hoạn quan một cách thô bạo và trắng trợn.

Thái độ của tác giả

Không đồng tình với cuộc sống xa hoa, tỏ ý phê phán cuộc sống nơi phủ chúa và những con người ở đấy. Đặc biệt là chúa Trịnh Sâm, thế tử Trịnh Cán và quan lại quyền quý.

Không đồng tình với cuộc sống xa hoa, tỏ ý phê phán cuộc sống nơi phủ chúa và những con người ở đấy. Đặc biệt là chúa Trịnh Sâm, thế tử Trịnh Cán và quan lại quyền quý.

Đặc sắc nghệ thuật

Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, chọn được những chi tiết sắc sảo, có ý nghĩa sâu sắc, cám xúc, suy nghĩ bộc lộ một cách độc đáo, gián tiếp.

Sự việc, cảnh vật, chi tiết con người được miêu tả tỉ mỉ, sinh động, sắc sảo, nhà văn hóa vừa kể vừa bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ nhiều hơn, thậm chí có thể nói trực tiếp những suy nghĩ của mình về “triệt bất thường” của một chế độ đang đi đến chỗ suy tàn.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net