[toc:ul]
Câu 1: Bố cục và cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng này có gì đặc biệt?
Trả lời:
a. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 (từ đầu đến...“Nay sức, Lê Thăng”): Giới thiệu lệnh của trên qua trát quan về làng.
- Đoạn 2 (tiếp đó đến... “Vâng”): Những người bị bắt đi xem đá bóng trực tiếp xin ông lí (lí trướng).
- Đoạn 3 (còn lại): Cảnh lùng sục bắt người đi xem đá bóng.
b. Cách dựng truyện với tính chất bi hài => bộc lộ được mẫu thuẫn giữa giữa nội dung và hình thức của phong trào thể dục thể thao do chính quyền Pháp phát động => đáng thương cho những số phận sống trong thời kỳ đó.
Câu 2: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện? Trên cơ sở của mâu thuẫn cơ bản đó, mâu thuẫn trào phúng riêng từng cảnh là gì? Phân tích truyện để làm rõ mâu thuẫn cơ bản và những mâu thuẫn riêng đó.
Trả lời:
Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là mẫu thuẫn giữa chính quyền Pháp thuộc với người dân nghèo.
Mỗi cảnh tình riêng lại có nét hài hước riêng.
- Anh Mịch: van xin năn nỉ, ỉ ôi >< thái độ dọa dẫm, phủ nhận của ông Lí, ông cũng chỉ là bất đắc dĩ.
- Bác Phô gái dâng lễ vật để xin không đi, nhưng ông Lí cũng không chấp nhận. Đến cả người ốm cũng không tha. Thật khốn khổ và nực cười.
- Bà cụ Phó đút lót ba hào, mượn người đi thay => là dịp để bọn chức dịch "đục nước béo cò".
- Thằng Cò ôm con nằm trong đống rơm. Nhưng cuối cùng cũng bị lôi ra.
=> Tạo nên tiếng cười trào phúng tố cáo thực tại xã hội: thể dục thể thao là tốt nhưng cách bọn thực dân làm lại lố lăng, khiến bao nhiêu người đau khổ.
Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa phê phán của truyện Tinh thần thể dục
Trả lời:
Ý nghĩa: châm biếm chính quyền thực dân và bè lũ phong kiến, tay sai, lật tẩy âm mưu khi bày ra cái gọi là "phong trào thể thao", "sức khỏe nòi giống" nhưng thực chất là đánh lạc hướng thanh niên, làm phân tán tinh thần đấu tranh và nhiệm vụ cứu nước của họ lúc đó.