Bài soạn siêu ngắn: Lầu hoàng hạc - Ngữ văn lớp 10

Bài soạn siêu ngắn: Lầu hoàng hạc - trang 158 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1. Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở "nơi đây" toàn bài không nói gì về "lầu" cả". Vậy dụng ý của tác giả là gì?

Trả lời:

Dụng ý  mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư  với thực, giữa cảnh với tình,…

Câu 2: Tất cả cảnh đều đẹp, tại sao khiến người buồn?

Trả lời:

Cảnh nào cũng đẹp nhưng lại khiến người buồn vì sự thực mình chưa toàn vẹn, vẫn cón khiếm khuyết, không xứng với những thứ hoàn mỹ ngoài kia.

Câu 3: Có người cho rằng có thể rút gọn bài thơ thành một câu "Tích nhân khứ....sử (kim) nhân sầu" (người xưa đã đi...khiến người (nay) buồn). Lại có người cho rằng "Bài thơ 56 chữ thì 55 chữ trước là bước chuẩn bị cho một chữ "sầu" đậu xuống, kết đọng trong tâm". Anh (chị) nhất trí với ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời:

Ý kiến: bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ đều là bước “chuẩn bị” cho một chữ sầu “đậu” xuống, kết đọng trong tâm là đúng vì sau khi soi ngắm, suy nghĩ, liên tưởng và cảm thấy tái tê với sự cô đơn thì không thể vui được. Cảnh vật, cái tình trong cảnh đều khiến thi nhân "sầu" buồn, chữ "sầu" đó xuất hiện bất ngờ ở cuối nhưng lại tràn ra tất cả, khiến nỗi buồn vương vấn bao quanh.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net