[toc:ul]
[Luyện tập] Câu 1: Chọn cách giải thích đúng...
Trả lời:
- Hậu quả là: b. Kết quả xấu
- Đoạt là:a. Chiếm được phần thắng
- Tinh tú là: b. Sao trên trời.
[Luyện tập] Câu 2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Viêt. a. Từ tuyệt (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau: dứt, không còn gì; cực kì, nhất....
Trả lời:
a. Tuyệt
- Tuyệt (dứt, không còn gì)
- Tuyệt chủng: mất hẳn nòi giống.
- Tuyệt giao: Cắt đứt giao thiệp
- Tuyệt tự: Không có người nối dõi.
- Tuyệt thực: nhịn đói, không chịu ăn để phản đối.
- Tuyệt (cực kì, nhất)
- Tuyệt mật: bí mật tuyệt đối
- Tuyệt tác: Tác phẩm văn học đạt tới đỉnh cao,.
- Tuyệt trần: nhất trên đời, không có gì sánh nổi.
b. Đồng
- Đồng (trẻ em)
- Đồng ấu: Trẻ em nhỏ khoảng 6,7 tuổi
- Đồng dao: Bài hát dân gian của trẻ em
- Đồng thoại: Truyện viết cho trẻ em
- Đồng (chất)
- Trống đồng: nhạc khí gõ, đúc bằng đồng, trên mặt có hoa văn trang trí.
- Đồng (cùng nhau, giống nhau)
- Đồng bào: cùng nòi giống.
- Đồng khởi: Cùng dùng bạo lực để khởi nghĩa.
[Luyện tập] Câu 3: a. Vào đêm khuya, đường phố im lặng./ b. Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới./ c. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.
Trả lời:
a.
- Lỗi sai: Im lặng
- Sửa thành: yên tĩnh, tĩnh lặng
b.
- Lỗi sai: Thành lập
- Sửa thành: thiết lập
c.
- Lỗi sai: Cảm xúc
- Sửa thành: cảm động
[Luyện tập] Câu 4: Bình luận ý kiến sau đây của Chế Lan Viên: Hãy nghe một thanh niên nông thôn rồi nghe bà mẹ của anh hay ông nội của anh nói chuyện ta sẽ hiểu ai là người có tiếng nói giàu...
Trả lời:
- Vẻ đẹp của Tiếng Việt có thể tìm thấy ngay trog lời ăn tiếng nói của người nông dân. Thời đại mới, khoa học kĩ thuật có thể thay cho kinh nghiệm cổ truyền nhưng vẻ đẹp của tục ngữ, ca dao thì còn mãi.
[Luyện tập] Câu 5: Hồ Chí Minh đã nói tới việc lấy tài liệu để viết như sau: Muốn có tài liệu thì phải tìm, tức là:1. Nghe: Lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy tài liệu mà viết....
Trả lời:
Để làm tăng vốn từ, cần:
- Quan sát, lắng nghe trong sinh hoạt hằng ngày
- Đọc nhiều sách, báo
- Ghi lại các từ mới và tìm hiểu nghĩa của chúng
- Thực hành sử dụng những từ ngữ mới đó.
[Luyện tập] Câu 6: Cho các từ ngữ: phương tiện, cứu giúp, mục đích cuối cùng, viện trợ, yếu điểm, điểm yếu, điểm thiếu sót, khuyết điểm, đề bạt, đề cử, đề đạt, đề xuất, láu lỉnh, láu táu, liến láu, liến thoắng...
Trả lời:
a. Đồng nghĩa với “cứu cánh” là mục đích cuối cùng
b. Đồng nghĩa với “nhược điểm” là điểm yếu
c. Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề bạt
d. Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là hoảng loạn
e. Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là láu táu
[Luyện tập] Câu 7: Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó. a. nhuận bút/ thù lao - b. tay trắng/ trắng tay - c. kiểm điểm/ kiểm kê - d. lược khảo/ lược thuật.
Trả lời:
a.
- Nhuận bút: tiền trả cho người viết một tác phẩm.
- Thù lao: trả công cho sức lao động đã bỏ ra.
Đặt câu:
- Anh ấy vừa lĩnh tiền nhuận bút của cuốn sách mới.
- Anh ấy nhận được một khoản thù lao khá hậu hĩnh.
b.
- Tay trắng: không có chút vốn liếng, của cải gì.
- Trắng tay: bị mất hết của cải, tiền bạc, không có gì.
Đặt câu:
- Từ tay trắng mà anh ấy làm nên sự nghiệp
- Nó bị một cú lừa trắng tay.
c.
- Kiểm điểm: xem xét, nhìn nhận lại những thiếu sót của bản thân.
- Kiểm kê: kiểm lại số lượng, chất lượng của tài sản nào đó.
Đặt câu:
- Chúng ta cần tự kiểm điểm bản thân trong năm học vừa qua để thấy những việc còn chưa làm được.
- Chị ấy đang kiểm kê lại hàng hóa sau một tháng bán hàng.
d.
- Lược khảo: nghiên cứu khái quát không đi vào chi tiết.
- Lược thuật: kể lại tóm tắt sự kiện.
Đặt câu:
- Đây là công trình lược khảo về lịch sử của Hà Nội.
- Anh hãy lược thuật lại dự án sắp triển khai.
[Luyện tập] Câu 8: Trong tiếng Việt có các từ ghép và từ láy như: kì lạ - lạ kì, nguy hiểm - hiểm nguy, thương xót - xót thương; khắt khe - khe khắt, lừng lẫy - lẫy lừng,… là những từ có các yếu tố cấu tạo...
Trả lời:
- Từ ghép: Luận bàn – bàn luận; cầu khẩn – khẩn cầu; hiền dịu – dịu hiền; giản đơn – đơn giản; khổ cực – cực khổ; màu nhiệm – nhiệm màu; kì diệu – diệu kì.
- Từ láy: Nhớ nhung – nhung nhớ; hắt hiu – hiu hắt; tả tơi – tơi tả; lửng lơ – lơ lửng; bồng bềnh – bềnh bồng; hững hờ - hờ hững; khát khao – khao khát.
[Luyện tập] Câu 9: Cho các tiếng Hán Việt: bất (không, chẳng), bí (kín), đa (nhiều), đề (nâng, nêu ra), gia (thêm vào), giáo (dạy bảo), hồi (về, trở lại), khai (mở, khơi), quảng (rộng, rộng rãi), suy (sút, kém), thuần (ròng, không pha tạp)...
Trả lời:
- Bất: bất thành, bất bại...
- Đa (nhiều): đa nghĩa, đa âm...
- Bí (kín): bí hiểm, bí mật...
- Gia (thêm vào): gia vị, gia hạn...
- Giáo (dạy bảo): giáo dưỡng, giáo dục...
- Hồi (trở về, trở lại): hồi hương, hồi cư...
- Khai (mở, khơi): khai hoang, khai trương...
- Quảng (rộng, rộng rãi): quảng trường, quảng bá...
- Suy (sút kém): suy tàn, suy sụp...
- Thủ (người, người đứng đầu): thủ lĩnh, thủ khoa...
- Thuần (không pha tạp): thuần hóa, thuần khiết...
- Thuần (dễ bảo): thuần thục, thuần dưỡng...
- Thuần (thật, chân chất): thuần hậu, thuần phát...
- Thuỷ (nước): thủy mặc, thuỷ triều...
- Tư (riêng): tư thực, tư lợi...
- Trữ (chứa, cất): trữ lượng, lưu trữ...
- Trường (dài): trường độ, trường thành...
- Trọng (nặng, coi là quý): trọng vọng, trọng lượng...
- Vô (không): vô tình, vô phúc...
- Xuất (đưa, cho ra): xuất gia, xuất giá...
- Yếu (quan trọng): yếu điểm, yếu lược...