Bài soạn siêu ngắn: Bài thơ tiểu đội xe không kính - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Bài thơ tiểu đội xe không kính - trang 131 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý

[toc:ul]

Câu 1: Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?

Trả lời:

a. Điểm khác biệt trong nhan đề bài thơ: dài, hình ảnh độc đáo tái hiện sự khốc liệt của chiến trường và làm nổi bật khí thế hiên ngang, anh dũng của những người lính, đồng thời khắc họa tinh thần lạc quan của họ giữa hiểm nguy.

b. Hình ảnh những chiếc xe không có kính là một sáng tạo độc đáo: Xe không kính không phải vì vốn dĩ nó đã thế mà do bom đạn, pháo bay làm vỡ hết kính. 

Câu 2: Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lái xe trên tuyến đường Trương Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ (chú ý: tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn, nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội, ý chí chiến đấu vì miền Nam).

Trả lời:

Hình ảnh người lính: hiên ngang, dũng cảm, bất chấp mư bom bão đạn vẫn xông lên. Tinh thần lạc quan và tình đồng đội thắm thiết.

Họ là tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Không ngừng đi, không ngừng chiến đâu, chỉ cần trong xe có một trái tim (chỉ người hay chính là niềm tin chiến thắng)

Câu 3: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này? Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn?

Trả lời:

Ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khí khái ngang tàng, thể hiện trong các cấu trúc lặp lại: không có ..., ừ thì... Qua đó khắc họa rõ nét hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn.

Câu 4: Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí.

Trả lời:

Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ: hiên ngang, dũng cảm, bất chấp cái chết vì lý tưởng cao đẹp. Học cũng hóm hỉnh, tinh nghịch và lạc quan trước tình thế khó khăn.

So sánh với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí, ta thấy họ đều toát lên vẻ đẹp của những người lính, sẵn sàng ra trận, gan dạ. Tình đồng chí đồng đội gắn bó.

Điểm khác nhau là trong bài thơ Tiểu đội xe không kính, ta thấy được sự vui tươi, hóm hỉnh, sôi nổi của những người lính trẻ. Ở bài thơ "Đồng chí" giọng điệu trữ tình, lãng mạn.

[Luyện tập] Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả rất sinh động, cụ thể. Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai để thấy rõ điều ấy.

Trả lời:

Xe không kính: khiến họ gặp nhiều khó khăn trong chiến đâu: bụi đất, gió bay thẳng vào mặt, con đường chạy thẳng vào tim, ... => thiên nhiên là bạn đồng hành của họ.

Đó là những cảm giác, những ấn tượng được tác giả diễn tả sinh động, chân thật, thể hiện tinh thần lạc quan của người lính dù có khó khăn, hiểm nguy đến nhường nào, họ vẫn anh dũng xông pha trên mặt trận => vẻ đẹp chung của người lính cụ Hồ.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com