Bài soạn siêu ngắn: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại - trang 203 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Điền vào chỗ trống các dữ liệu về từng tác phẩm (tên tác phẩm, thể loại, năm sáng tác, tác giả, nội dung chính)

Trả lời:

Tên tác phẩmThể loạiNăm sáng tácTác giảNội dung chính
Đồng chíTự do1948Chính Hữu

Ca ngợi tình đồng chí,  và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ.

Bài thơ về tiểu đội xe không kínhtự do1969Phạm Tiến DuậtTư thế hiên ngang, tinh thần chiến đấu bình tĩnh, dũng cảm, niềm vui lạc quan của những người lính.
Đoàn thuyền đánh cábảy chữ1958Huy CậnCảm xúc tươi khoẻ về thiên nhiên và lao động tập thể.
Bếp lửaBảy chữ và tám chữ 1963Bằng ViệtNhững kỉ niệm xúc động về bà và tình bà cháu. Lòng kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là của bà đối với gia đình, quê hương, đất nước
Ánh trăngNăm chữ1978Nguyễn DuyTừ hình ảnh trăng trong thành phố, nhớ lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính chiến đấu gắn bó với thiên nhiên, với ánh trăng, với đất nước thân yêu và bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung

Làng

Truyện ngắn

1948

Kim Lân

Tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.

Lặng lẽ Sa Pa

Truyện ngắn

1970

Nguyễn Thành Long

Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao. Qua đó, ca ngợi những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến tâm sức mình cho đất nước.

Chiếc lược ngà

Truyện ngắn

1966

Nguyễn Quang Sáng

Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau tám năm xa cách với nhiều éo le, trắc trở. Qua đó, ca ngợi tình cha con thắm thiết trong chiến tranh

     

Câu 2: Tóm tắt cốt truyện, tình huống chính và nêu chủ đề của truyện ngắn: Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sapa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

Trả lời:

  • Truyện ngắn Làng:

Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. Sống trong hoàn cảnh bó buộc ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt rứt nhớ về cái làng Chợ Dầu.
Một hôm ra phòng thông tin và rẽ vào quán nước gần đó, ông Hai nghe tin làng Dầu làm việt gian theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Về nhà ông nằm vật ra giường nhìn lũ con, nước mắt cứ trào ra. Lòng ông đau xót và nhục nhã khôn cùng. Ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà. Nghe bất cứ ai nói chuyện gì, ông cũng nơm nớp lo sợ, sợ rằng người ta nói chuyện ấy… Bà chủ nhà đã đuổi khéo vợ chồng con cái nhà ông. Ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc: không thể bỏ về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, cũng không thể đi đâu khác vì không đâu người ta chứa người làng chợ Dầu. Ông cảm thấy nhục nhã xấu hổ, chỉ biết tâm sự với đứa con về nỗi oan ức của mình. Nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Không biết tâm sự cùng ai nỗi đau khổ trong lòng, ông trò chuyện với đứa con nhỏ một lòng ủng hộ cụ Hồ. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đy khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin làng ông bị Tây đốt nhẵn.  Và ông lại tiếp tục sang nhà bác Thứ để khoe về cái làng của mình.

  • Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa:

“Lặng lẽ Sa Pa” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại.. Trên chuyến xe, ông ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Lai Châu. Đến Sa Pa, bác lái xe dừng lại lấy nước và nhân tiện giới thiệu với họa sĩ “một trong những người cô độc nhất thế gian”. Đó là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2600 mét. Cuộc gặp gỡ giữa mọi người diễn ra rất vui vẻ, cảm động. Anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Ông họa sĩ đã kịp ghi lại ký họa chân dung anh . Anh muốn giới thiệu với ông họa sĩ những người khác xứng đáng hơn để vẽ. Họ chia tay nhau trong niềm xúc động. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết sức mình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ đất nước.

  • Truyện ngắn Chiếc lược ngà:

Ông Sáu xa nhà tham gia kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu cương quyết không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến khi Thu nhận ra cha,tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở về khu căn cứ.  Xa con, ông Sáu nhớ mãi lời dặn của con. Tình cờ một lần cả tiểu đội săn được con voi, anh cưa lấy khúc ngà, và ngày ngày tỉ mẩn làm cho con gái cây lược. Ngày ngày, ông đem chiếc lược ra ngắm cho đỡ nhớ. Trong một trận càn, ông Sáu đã hi sinh. Trước lúc ra đi, ông đã kịp trao cây lược cho bác Ba, nhờ bạn chuyển cho con gái.

Câu 3: Phân tích nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai (truyện ngắn Làng). Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật này của tác giả. Quan hệ giữa tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai.

Trả lời:

Nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai: hay khoe làng, tự hào về làng của mình; khi nghe tin làng mình theo Việt gian, ông trở nên bị ám ảnh nặng nề, day dứt.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Đặt nhân vật vào hoàn cảnh day dứt, éo le. 

Với ông Hai, tình yêu làng quê và lòng yêu nước hòa quyện làm một.

Câu 4: Vẻ đẹp trong cách sống trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Trả lời:

Anh thanh niên: sống một mình trên đỉnh núi cao, nhưng tự hào và đam mê về việc mình làm. Anh mến khách, quan tâm người khác và chu đáo, có tinh thần trách nhiệm cao. Nếp sống ngăn nắp, gọn gàng, tâm hồn cao đẹp, lãng man. Anh luôn khiêm tốn, giản dị.

Câu 5: Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Trả lời:

  • Tình cảm của Thu: thương yêu cha, nhưng cũng ương ngạnh và thông minh. Khi nhận ra ba thì ôm chặt cổ ba không cho đi
  • Tình cảm của cha: thương con vô ngần, muốn con gọi một tiềng ba. Ở bên con luôn chăm sóc chiều chuộng con. Khi con gái nhận ra được sự việc mới hiểu và quyến luyến không rời.

Câu 6: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ – Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Trả lời:

Hình ảnh người lính trong hai bài đều có những điểm chung là hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, yêu đời.

Sự khác nhau:

  • Người lính trong đồng  chí: xuất thân nông dân, bỏ hại ruộng nương, gia đình mà đi chiến đấu không nề thiếu thốn, gian khổ. 
  • Người lính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính": mang nét cá tính, ngang tàng của tuổi trẻ nhiệt huyết, dù có mưa bom bão đạn vẫn sông pha, coi nhẹ cái chết.

Câu 7: Tình yêu  con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà ôi biểu hiện trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

Trả lời:

Qua những câu hát ru ta thấy tình cảm của mẹ đối với con thật lớn lao. Mẹ yêu con, mong con khôn lớn trưởng thành, được sống trong hòa bình và xây dựng quê hương đất nước. Mẹ vừa ru con vừa hoạt động Cách Mạng. Con là động lưc để mẹ tham gia kháng chiến.

Câu 8: Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng.

Trả lời:

Đồng chí: đâm tính hiện thực, người lính được lý tưởng hóa. Mang hình ảnh lãng mạn đậm nét.

Đoàn thuyền đánh cá: Sự quan sát tinh nhạy, liên tưởng phong phú, vừa thực vừa ảo. Hình ảnh đoàn thuyền mang cảm hứng lãng mạn, thủ pháp phóng đại, tượng trưng.

Ánh trăng: Tự sự kết hợp trữ tình.Vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng (là thiên nhiên, là bạn tri kỉ, là quá khứ chiến đấu...)

Câu 9: Phân tích những hình ảnh biểu tượng: đầu súng trăng treo (Đồng chí), trăng (bài Ánh trăng). Chọn bình một đoạn thơ đặc sắc trong các bài đã học.

Trả lời:

Hình ảnh “Đầu súng trăng treo”: Sự đối lập giữa hai hình ảnh súng và trăng, đối lấp giữa hiện tại chiến tranh ác liệt và khát vọng hòa bình tươi sáng => Ánh trăng là bạn, là tri âm đồng hành cùng các anh trong đêm chiến đấu lạnh giá. Ánh trăng tỏa sáng soi rọi tình đồng đội gắn bó keo sơn.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com