Bài soạn siêu ngắn: Ôn tập phần tập làm văn - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Ôn tập phần tập làm văn - trang 206 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

1. Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập 1 có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?

Trả lời:

Các nội dung lớn: các thể loại văn bản, các phương thức sử dụng trong văn bản, các thủ pháp nghệ thuật.

Những nội dung trọng tâm cầm lưu ý:

    • Thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật;
    • Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, phân biệt đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; n
    • Nhận diện người kể chuyện trong văn bản tự sự, cách chuyển đổi ngôi kể.

2. Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Vai trò, tác dụng: tăng tính cụ thể, sinh động, làm tăng sức hấp dẫn cho nội dung thuyết minh

Ví dụ: khi thuyết minh về hoa hồng, có thể sử dụng các thủ pháp so sánh, nhân hóa để làm bài thuyết minh thêm hay hơn, chi tiết hơn.

3. Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào

Trả lời:

Cả hai loại văn bản có thể cùng một đôi tượng, một đề tài.

Sự khác nhau: văn bản thuyết minh nói về đặc điểm chính xác của đối tượng, dùng nhiều số liệu, văn miêu tả, tự sự thì không quan trọng tính chính xác, dùng nhiều hình ảnh, cảm xúc.

4. Sách ngữ văn 9, tập 1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự...

Trả lời:

Miêu tả nội tâm giúp nhận vật có thể bộc lộ chiều sâu tư tưởng, những suy ngẫm, trăn trở của mình về một vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ: Trong tác phẩm Làng, có rất nhiều đoạn độc thoại nội tâm cho thấy sự giằng xé nội tâm của ông Hai.

Tự sự có miêu tả nội tâm và nghị luận:

" Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ ...
Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc lão cũng có thể làm liều như­ ai hết ... Một người như thế ấy ! ...

5. Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

Trả lời:

  • Đối thoại: hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. 
  • Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng. 
  • Độc thoại nội tâm: là độc thoại nhưng không nói nên lời mà nghĩ trong lòng/

Ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: ta lấy ví dụ trong tác phẩm Làng của Kim Lân.

 “Có người hỏi:
- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? ... làm điều nhục nhã ấy!”

6. Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu.

Trả lời:

  • Chiếc lược ngà: Người kể là người bạn của ông Sáu kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Tác dụng: khiến câu chuyện chân thực, thể hiện được sự đồng cảm của người kể.
  • Đoạn kể theo ngôi thứ 3 như trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ => khiến nội dung câu chuyện trở nên khách quan, rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn; người kể như hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của từng nhân vật. 
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com