[toc:ul]
Hoàn cảnh: chủ quyền đất nước bị rơi vào tay giặc, phong trào Cần Vương thất bại, chế độ phong kiến lỗi thời lạc hậu. Tình hình đó đặt ra trước mắt các nhà yêu nước cứu nước bằng con đường nào.
Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh. Đang bế tắc, người ta có thể tìm thấy ở đó những gợi ý hấp dẫn về một con đường cứu nước với những viễn cảnh đầy hứa hẹn cho tương lai.
Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ Phan Bội Châu nêu lên một chí làm trai vượt lên mưu đồ công danh để hướng tới những lý tưởng cao đẹp ở đời.
Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc Phan Bội Châu không chấp nhận số phận chủ động xoay chuyển thời thế.
Khát vọng hành động và tư thế lên đường. Hình ảnh kì vĩ lớn lao "biển Đông", "cánh gió" muôn trùng "sóng bạc" tương ứng với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của Phan Bội Châu.Thể hiện khát vọng lên đường có một sức mạnh, khơi dậy nhiệt huyết của cả một thế hệ.
Câu 6: Trong bản nguyên tác câu 6 là "Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi !" tác giả cho thấy một quan điển rõ ràng rằng sách vở, đạo đức nho gia đã từng là giường cột cho phong kiến Việt Nam đã không còn có thể giúp ích được cho ta trong buổi nước mất nhà tan. Ngược lại, nếu cứ khư khư nệ cũ, chìm đắm trong tư tưởng trung quân thì chỉ làm mình ngu thêm mà thôi. Tuy nhiên trong bản dịch thơ tác giả chỉ nêu được rằng "học cũng hoài' mới chỉ nêu được sự phủ định của Phan Bội Châu với Nho học chứ chưa làm nổi bật lên khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả.
Câu 8: Trong nguyên tác câu thơ này là "Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi" những hình tượng vừa kì vĩ, lớn lao vừa lãng mạn. Như hòa nhập với con người trong tư thế cùng bay lên, thể hiện chất sử thi cuộn trào trong từng câu chữ. Câu này được dịch thành thơ "Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi" chưa thể hiện được khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác nhưng cũng có thể hiện được sự thích thú của nhân vật trữ tình trước những khó khăn.