Bài soạn lớp 11: Khóc Dương Khuê

Hướng dẫn soạn bài: Khóc Dương Khuê - Trang 31 sgk ngữ văn 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác giả

Tác giả:

  • Dương Khuê (1839 – 1902) người làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông (nay Hà Nội).
  • Năm 1868 ông đỗ Tiến sĩ và làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình.
  • Ông là bạn thân Nguyễn Khuyến.

Tác phẩm:

  • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết khi nghe tin Dương Khuê - một người bạn thân của nhà thơ vùa qua đời.
  • Thể loại: Bài thơ được viết bằng chữ Hán, sau nhà thơ tự dịch ra chữ Nôm ( theo thể song thất lục bát).
  • Nhan đề : lúc đầu có tên là “Vãn đồng niên” , sau đổi là “Khóc Dương Khuê”

Câu 1: Theo anh (chị), bài thơ này có thể chia làm mấy đoạn?...

Theo anh (chị), bài thơ này có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?

Trả lời:

Bài thơ này có thể chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: 2 câu đầu - Nỗi đau của nhà thơ khi hay tin bạn mất.
  • Đoạn 2: 20 câu tiếp - Hồi tưởng lại những kỉ niệm giữa nhà thơ và bạn.
  • Đoạn 3: Còn lại - Nỗi đau khôn tả trước hiện thực xót xa.

Câu 2: Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được tác giả diễn đạt qua sự vận động của cảm xúc thơ. Đầu tiên là nỗi đau khi hay tin bạn qua đời:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Cách gọi “bác” vừa đúng mực, vừa rất thân mật. Để giảm nhẹ nỗi đau, để tự an ủi mình và thể hiện sự trân trọng đối với người bạn vong niên, nhà thơ đã dùng từ “thôi” để chỉ sự ra đi vĩnh viễn của người bạn già. Nhà thơ đã dùng cách nói giảm để thể hiện nỗi đau của mình.   

Đoạn thơ thứ hai vẫn trực tiếp thể hiện niềm thương tiếc người tri âm tri kỉ. Đó là hồi ức về lần gặp cuối cùng giữa hai người.

Tình bạn ấy còn được thể hiện trong đoạn kết, diễn tả nỗi đau của tác giả khi bạn không còn nữa. Nỗi đau thể hiện ở nhiều cung bậc: lúc đột ngột, lúc ngậm ngùi, luyến tiếc, lúc lắng đọng thấm sâu chi phối tuổi già của tác giả. Hai câu kết là nỗi đau không nước mắt, nỗi đau như dồn vào lòng:

Tuổi già giọt lệ như sương

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.

Câu 3: Đây là một bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc...

Đây là một bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc. Hãy phân tích những biện pháp nghệ thuật tu từ thể hiện nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời.

Trả lời:

Bài thơ rất thành công trong nghệ thuật tu từ, nhất là nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối của bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội vê ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên,... để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi:

Rượu ngon không cố bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Hư từ không dùng trong trường hợp này thật hợp và cũng thật sắc. Không mua rượu không phải vì không tiền, mà vì mất bạn. Không có tri kỉ thì độc ẩm chỉ tăng thêm nỗi xót xa. Chữ không tạo thành nghịch lí: Có tiền mà không mua. Chuyên uống rượu đối với nhà thơ đã thành "nghĩa tửu" bới thế mà nó không chỉ còn là câu chuyện vật chất tầm thường nữa. Chỉ một cặp lục bát mà chồng xếp 5 chữ không diễn tả thật đúng cái trống vắng khủng khiếp khi mất bạn: Câu thơ không viết, câu thơ không biết đưa ai, chiếc giường treo không bạn, tiếng đàn ngơ ngẩn không tri âm. Ý thơ trống vắng, chơi vơi để rồi kết đọng trong tiếng khóc đáng thương của người bạn già tri kỉ:

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

Câu thơ buông nhẹ mà khơi gợi, xót đau, hờn tủi.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 11


Copyright @2024 - Designed by baivan.net