[toc:ul]
Tìm hiểu chung tác phẩm
Tác giả:
- Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803).
- Quê quán: làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội)
- Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc.
- Năm 1778, khi nhà Lê - Trịnh sụp đổ, Ngô Thì Nhậm đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bộ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ Thượng thư.
=> Có đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn
Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác:
- 1788, Quang Trung tiến quân ra Bắc, tiêu diệt quân Thanh và bọn tay sai. Nhà Lê sụp đổ.
- Bề tôi nhà Lê mang nặng tư tưởng trung quân, phản ứng tiêu cực.
- Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay lời mình viết "Chiếu cầu hiền" - kêu gọi những người tài đức ra giúp dân, giúp nước.
- Thể loại: Chiếu
- Loại văn nghị luận
- Vua dùng để ban bố mệnh lệnh hoặc chỉ thị
- Văn phong trang trọng, lời lẽ rõ ràng, tao nhã.
- Bố cục: 3 phần
Câu 1: Anh/chị hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần...
Anh/chị hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần. Từ đó, hãy khái quát nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”.
Trả lời:
Bố cục của bài chiếu gồm 3 phần:
- Phần 1: (từ đầu đến "... ý trời sinh ra người hiền vậy") nói lên sứ mệnh, vai trò của người hiền tài đối với vua và đất nước.
- Phần 2: (tiếp theo đến "... vì mưu lợi mà phải bán rao.") cách ứng xử của người hiền tài và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.
- Phần 3: còn lại: đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
Nội dung: Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
Chiếu nói chung và bài Chiếu cầu hiền nói riêng thuộc thể loại văn bản nghị luận chính trị - xã hội. Mặc dù chiếu thuộc thể loại công văn của triều đình, lệnh cho thần dân thực hiện. Tuy nhiên trong bài Chiếu cầu hiền, đối tượng là bậc hiền tài – những nho sĩ còn mang nặng tư tưởng trung quân. Trong nhan đề còn có từ cầu, có nghĩa là tính chất mệnh lệnh không được đề cao, thay vào đó là sự kêu gọi. Đó chính là lời động viên lời kêu gọi sĩ phu Bắc Hà đem tài sức mình ra phụng sự đất nước.
Câu 2: Hãy cho biết: bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào?...
Hãy cho biết: bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không?
Trả lời:
Đối tượng của bài viết là các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.
Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền. Khiến cho những người còn đang băn khoăn hoặc đang né tránh phải suy nghĩ. Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Và tất nhiên, cuối cùng không thể thiếu chính sách tuyển dụng và ưu đãi của nhà nước đối với người hiền.
Bài chiếu này có tính mẫu mực, thể hiện trong sự chặt chẽ và tính chất logic của các luận điểm, trong sự thuyết phục khéo léo, trong cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết (cũng là người có tư tưởng chỉ đạo – vua Quang Trung)
Các từ ngữ dùng trong bài tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng.
Câu 3: Qua bài chiếu, anh/chị hãy nhận xét về tư tưởng và...
Qua bài chiếu, anh/chị hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung?
Trả lời:
- Tư tưởng của vua Quang Trung thể hiện chính sách lấy dân làm trọng, coi trọng ý kiến của dân.
- Cách tiến cử người tài hết sức thông thoáng với việc có thể tự mình bày tỏ công việc, quan tiến cử hoặc dân thư tự tiến cử.
- Lời kêu gọi chân thành những người có đức có tài hay ra phụng sự đất nước và hưởng phúc lâu dài.
- Chiếu cầu hiền không chỉ nói lên chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung mà còn cho ta thấy được tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng vì dân vì nước của nhà vua để xây dựng triều đại mới lúc bấy giờ. Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước. Cầu hiền trở thành một nhu cầu tất yếu của một triều đại mới ra đời, đó là chính sách chiêu mộ nhân tài có từ thời nhà Lí.