Soạn mới giáo án Sinh học 11 CTST bài 27: Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh

Soạn mới Giáo án sinh học 11 CTST bài Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHƯƠNG 5: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ

BÀI 27. CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT HỆ THỐNG MỞ VÀ TỰ ĐIỀU CHỈNH

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ trình bày được mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể, từ đó chứng minh cơ thể là một hệ thống mở, tự điều chỉnh.

  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với bài học.

Năng lực sinh học

  • Năng lực nhận thức sinh học:
  • Trình bày được mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể.
  • Chứng minh được cơ thể là một hệ thống mở và tự điều chỉnh.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: giải thích được khả năng tự điều chỉnh của một số sinh vật trong thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • Phiếu bài tập
  1. Đối với HS
  • SGK sinh học 11 chân trời sáng tạo.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp HS hứng thú và chú ý vào bài học mới.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

“Khi chúng ta ở trong môi trường có nhiệt độ cao hoặc vận động mạnh (chạy, nhảy,...), cơ thể có cảm giác nóng lên và tiết mồ hôi nhiều. Sự tiết mồ hôi có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể trong trường họp trên?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.
  • GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Các em vừa nêu ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 27: Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể thực vật.

  1. Mục tiêu: Trình bày được mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể thực vật.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.
  3. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 182 và kết luận về mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể thực vật.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời CH thảo luận 1:

Từ kiến thức đã học, hãy hoàn thành sơ đồ còn thiếu trong Hình 27.2

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- 2 - 3 HS phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ

1. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể thực vật.

Đáp án CH thảo luận 1

(1) Quá trình sinh trưởng và phát triển

(2) CO2

(3) H2O

(4) O2

Kết luận:

Cơ thể thực vật được tạo thành từ các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Trong cơ thể thực vật có các quá trình sinh lí cơ bản sau:

- Quá trình trao đổi nước và khoáng

- Quá trình quang hợp và hô hấp

- Quá trình sinh trưởng và phát triển

 

Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể động vật.

  1. Mục tiêu: Trình bày được mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể động vật.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.
  3. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 182 và kết luận về mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể động vật.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời CH thảo luận 2

Từ kiến thức đã học và dựa vào Hình 27.3, hãy nêu rõ chức năng và xác định mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể động vật (Bảng 27.1)

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Thảo luận nhóm đôi trả lời CH thảo luận 2

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể động vật

Đáp án CH thảo luận 2

(phía dưới HĐ)

Kết luận:

Mỗi cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, phối hợp nhịp nhàng với nhau, đảm bảo các hoạt động sống diễn ra bình thường

 

 

Các quá trình sinh lí

Chức năng

Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí

Tiêu hóa

lấy thức ăn, tiêu hóa thực phẩm sau đó chuyển hóa thành năng lượng và chất dinh dưỡng

- Cơ quan tiêu hoá lấy thức ăn, nước uống từ môi trường để tạo ra các chất dinh dưỡng và thải ra phân.

- Cơ quan hô hấp lấy không khí để tạo ra oxygen và thải ra khí các-bô-níc.

- Cơ quan tuần hoàn nhận chất dinh dưỡng và oxygen đưa đến tất cả các cơ quan của cơ thể và thải khí carbonic vào cơ quan hô hấp.

- Cơ quan bài tiết thải ra nước tiểu và mồ hôi.

Hô hấp

lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài

Tuần hoàn

vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể

Bài tiết

quá trình mà chất thải trao đổi chất được loại bỏ ra khỏi một sinh vật

Vận động

Vận động và di chuyển

Dẫn truyền thần kinh

Dẫn truyền xung thần kinh là hoạt động hóa học, gây ra bởi sự giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh đặc hiệu khỏi đầu mút tận cùng dây thần kinh. Các chất dẫn truyền thần kinh khuếch tán qua khe synap và gắn với các thụ thể đặc hiệu trên tế bào thần kinh liền kề hoặc tế bào đích

 

Hoạt động 3: Thời học sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh

  1. Mục tiêu: Chứng minh được cơ thể là một hệ thống mở và tự điều chỉnh.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.
  3. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 3,4 SGK trang 183 và kết luận cơ thể là một hệ thống mở và tự điều chỉnh.
Soạn mới giáo án Sinh học 11 CTST bài 27: Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 chân trời mới, soạn giáo án sinh học 11 chân trời bài Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh, giáo án sinh học 11 chân trời

Soạn giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay