Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: KĨ THUẬT BỎ NHỎ
BÀI 1: KĨ THUẬT BỎ NHỎ THUẬN TAY
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực giáo dục thể chất:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với bài học mới.
- GV đặt câu hỏi để khai thác vốn hiểu biết của HS về tiết học, HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, HS khởi động chung, khởi động chuyên môn, chơi trò chơi hỗ trợ khởi động “Bật nhảy quay người”.
- Câu trả lời của HS về câu hỏi GV nêu ra.
- Bài tập khởi động, kết quả trò chơi khởi động “Bật nhảy quay người”
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt câu hỏi khai thác vốn hiểu biết của HS đối với nội dung tiết học:
+ Hãy kể tên các kĩ thuật đánh cầu trên lưới (Các kĩ thuật đánh cầu trên lưới như: đánh cầu thấp tay, bỏ nhỏ, đánh cầu nhanh,...)
+ Trong môn Cầu lông, kĩ thuật bỏ nhỏ là kĩ thuật tấn công hay phòng thủ? (Là kĩ thuật tấn công).
Nhiệm vụ 1: Khởi động
- GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động:
+ Khởi động chung:
+ Khởi động chuyên môn:
Nhiệm vụ 2: Trò chơi hỗ trợ khởi động: Bật nhảy quay người
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi của GV.
- HS quan sát GV hướng dẫn, thực hiện khởi động chung, khởi động chuyên môn.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, phổ biến luật chơi trò chơi Bật nhảy quay người, vận dụng kĩ năng đã học để chơi trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi của GV, thực hiện bài tập khởi động, chơi trò chơi theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động, chơi trò chơi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng hợp, nhận xét ý kiến của HS, đưa ra phương án đúng, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).
→ GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 4 – Bài 1: Kĩ thuật bỏ nhỏ thuận tay
Hoạt động: Kĩ thuật bỏ nhỏ thuận tay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu mục đích, tác dụng của kĩ thuật bỏ nhỏ thuận tay. - GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu để giới thiệu kĩ thuật bỏ nhỏ thuận tay - GV cho HS đồng loạt luyện tập theo khẩu lệnh và động tác mẫu của GV - GV lưu ý HS những lỗi sai thường gặp và cách sửa: + Lỗi sai thường gặp: o Sử dụng lực mạnh dẫn đến cầu bay cao và xa lưới o Tay cầm vợt không vươn ra trước dẫn đến cầu không bay qua lưới. o Độ nghiên của mặt vợt không phù hợp dẫn đến cầu không qua lưới. + Cách sửa: o Tập lặp lại kĩ thuật để có cảm giác sử dụng lực vừa phải o Tậplại kĩ thuật bỏ nhỏ thuận tay không cầu hoặc với cầu treo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện bài tập theo hình ảnh đã ghi nhớ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (khi cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện vài HS thực hiện kĩ thuật bỏ nhỏ thuận tại Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chỉnh sửa lại động tác cho HS. | Kĩ thuật bỏ nhỏ thuận tay - TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân. Thân trên hơi ngả ra trước, tay phải cầm vợt ở phía trước, đầu vợt cao hơn trán, mắt quan sát cầu. - Thực hiện: Từ TTCB, chân phải bước ra trước chéo sang phải một bước, trọng lượng cơ thể dồn nhiều lên chân phải, chân trái chạm sân bằng nửa trước bàn chân, tay phải cầm vợt vươn ra trước. Xoay cổ tay sang phải (cổ tay cao hơn mặt vợt), lòng bàn tay ngửa, mặt vợt hơi nghiêng về hướng sân đối phương, đánh nhẹ vào đế cầu để đưa cầu qua lưới. - Kết thúc: Về TTCB.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác