Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Đồng hành bên nhau
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi giúp HS hào hứng bước vào tiết trải nghiệm. b. Cách tiến hành - GV mời cả lớp cùng hát và vận động cơ thể theo bài hát Bố ơi, mình đi đâu thế (Sáng tác: Hoàng Bách) https://www.youtube.com/watch?v=ZtcEl04IUy8 - GV mời HS liệt kê những nơi ta có thể đi, đến cùng gia đình để thay vào lời bài hát, có thể hát theo kiểu đọc rap để tạo sự hài hước: Mình đi đâu thế, bố ơi Đi công viên hay xem ca nhạc? Đi xem kịch hay đi hay đi siêu thị? Đi thư viện hay đi du lịch? Đi về quê hay đi ăn chè? Oh yeah!!! - GV đọc câu hỏi rồi chỉ vào từng người, mỗi người phải đọc phương án của mình. - GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Trong tuần qua, các em đã cùng người thân thực hiện kế hoạch “Ngày cuối tuần yêu thương”: cùng làm gì đó, cùng đi đâu đó,... Mỗi hoạt động chung như thế sẽ giúp các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, thấu hiểu và yêu quý nhau hơn. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Tuần 18 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Đồng hành bên nhau. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chia sẻ về việc thực hiện kế hoạch “Ngày cuối tuần yêu thương” a. Mục tiêu: HS kể về việc thực hiện kế hoạch “Ngày cuối tuần yêu thương” cùng gia đình mà mình đã xây dựng từ tuần trước. b. Cách tiến hành - GV xếp HS ngồi theo nhóm và mời từng bạn chia sẻ về “Ngày cuối tuần yêu thương” của gia đình tuần vừa rồi: + Địa điểm gia đình em đã đến; hoạt động gia đình em đã cùng làm;.... + Những gì làm được đúng theo kế hoạch? + Những gì khác, không giống như kế hoạch? - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ. Các HS khác lắng nghe.
- Sau khi HS các nhóm chia sẻ xong, GV mời 3 HS nêu những hoạt động thú vị của các bạn mà em học hỏi được để thực hiện cùng người thân của mình vào các ngày cuối tuần. - GV mời cả lớp cùng lập danh mục các điểm đến mà gia đình có thể tham khảo cho các “Ngày cuối tuần yêu thương” trong tương lai. - GV gợi ý: Các điểm đến mà gia đình có thể tham khảo + Hiệu sách + Vườn bách thảo + Thủy cung + Công viên + Bảo tàng + Khu du lịch + … - GV nhận xét, đánh giá: Việc thực hiện một hoạt động có thể không diễn ra theo đúng kế hoạch, chúng ta phải thay đổi, điều chỉnh kế hoạch tuỳ vào tình hình thực tế. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà ta nhận được sau quá trình thực hiện hoạt động là niềm vui và sự gắn kết gia đình. Hoạt động 2: Sắm vai xử lí tình huống để đưa ra ý tưởng tổ chức hoạt động chung cho gia đình a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS - Đưa ra được thêm các ý tưởng phong phú cho việc tổ chức hoạt động chung của gia đình trong các dịp đặc biệt, lễ, Tết. - HS sắm vai là các thành viên trong gia đình để học cách để xuất ý tưởng, thuyết phục người thân tham gia một cách mềm mỏng, lễ phép. b. Cách tiến hành - GV chia HS theo nhóm và mời đại diện nhóm bốc thăm tình huống cho nhóm mình. Lưu ý: GV có thể mời HS tự đưa ra các tình huống phù hợp với thực tế địa phương, hoặc đưa ra tình huống của chính gia đình mình. + Tình huống 1: Tháng tới bà nội của Ly sẽ tròn 70 tuổi. Gia đình Ly muốn làm một điều đặc biệt để mừng thọ bà. Hãy sắm vai các thành viên của Ly để đưa ra những ý tưởng tổ chức lễ mừng thọ.
|
- HS lắng nghe và vận động theo bài hát.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe câu hỏi và trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu vào bài mới.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS chia sẻ: Ví dụ: + Tuần vừa rồi, gia đình em đã đi chụp ảnh để lưu giữ kỉ niệm cùng nhau. + Cả nhà đã chụp được những tấm ảnh ưng ý nhưng vì không có nhiều thời gian nên buổi chụp hình kết thúc sớm hơn dự kiến. - HS trả lời.
- HS trả lời các điểm đến.
- HS lắng nghe GV gợi ý.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm đưa ra ý tưởng tổ chức hoạt động. Ví dụ: + Tình huống 1
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác