Soạn mới giáo án HĐTN 4 KNTT tuần 23 tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại tinh thần

Soạn mới Giáo án HĐTN 4 Kết nối tri thức bài Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại tinh thần. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại tinh thần

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nhắc lại những từ khoá miêu tả trạng thái tinh thần của con người.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS tham gia Nêu những từ khoá nói lên trạng thái tinh thần của em

- GV chia lớp thành hai nhóm: nhóm ngồi bên phải nêu những trạng thái tích cực, nhóm ngồi bên trái nêu những trạng thái tiêu cực.

- GV chia bảng làm hai phần. Các nhóm lần lượt cử người chạy lên bảng viết tiếp sức các từ khoá mô tả trạng thái tích cực – tiêu cực của con người vào phần bảng tương ứng.

- Sau 3 phút, GV cùng HS đánh giá xem nhóm bên nào viết ra được nhiều trạng thái tinh thần của con người hơn thì nhóm đó chiến thắng.

Trạng thái tích cực

Trạng thái tiêu cực

Bình tinh

Vui vẻ

Phấn khởi

...

Hoảng hốt

Buồn rầu

Bất an

...

- GV nhận xét, kết luận và dẫn vào bài mới: Khi chúng ta rơi vào trạng thái tinh thần bất an, hoảng sợ, lo âu, căng thẳng, hay giật mình, thường xuyên mơ thấy ác mộng, mà nguyên nhân là do hành vi ngược đãi của người khác (đe doạ, mắng chửi, lăng mạ, gây sức ép, nói tục tĩu, trêu ghẹo, chế nhạo quá mức, xâm phạm sự riêng tư, lừa bịp, kì thị, coi khinh, coi thường, phân biệt đối xử, hắt hủi, bỏ rơi, bỏ quên,...) – chúng ta đang bị xâm hại về tinh thần. Ta cần học cách mô tả trạng thái cảm xúc của mình để có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Tuần 23 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại tinh thần.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu những trường hợp trẻ em bị xâm hại tinh thần trong thực tế

a. Mục tiêu: HS nhận biết được những tình huống có nguy cơ xâm hại tinh thần trẻ em trong thực tế.

b. Cách tiến hành:

- GV cho HS xem các bài báo, tranh ảnh, video,... về những trường hợp thực tế mà trẻ em bị xâm hại tinh thần. (1:02 đến 2:59) (3:15 đến 4:27) (6:40 đến 7:54)

https://www.youtube.com/watch?v=DzAz1YlMCqU

Mời HS thảo luận theo những gợi ý sau đây:

+ Hành vi nào là hành vi xâm hại tinh thần?

+ Những địa điểm nào thường dễ xảy ra tình huống bị xâm hại tinh thần?

+ Thời gian nào trong ngày thường dễ xảy ra các tình huống bị xâm hại tinh thần?

+ Những ai có thể thực hiện hành vi xâm hại tinh thần? Làm thế nào để nhận diện họ?

+ Hành vi xâm hại tinh thần để lại hậu quả cho người bị xâm hại như thế nào? Nêu cảm xúc của trẻ em khi bị tổn thương tinh thần.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm và chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV mời 1 – 2 nhóm lên trình bày. Các nhóm góp ý và bổ sung ý kiến.

- GV kết luận: Những điều chúng ta cần nhận biết được để có thể phòng tránh nguy cơ bị xâm hại tinh thần:

+ Những hành vi xâm hại tinh thần.

+ Những địa điểm có nguy cơ xâm hại tinh thần: mọi nơi, mọi chỗ.

+ Những người có thể thực hiện hành vi xâm hại tinh thần: người lạ, người quen, người thần, người hơn tuổi, người ở cả hai giới tính,...

+ Thời gian có thể bị xâm hại: bất cứ lúc nào.

+ Hậu quả cho người bị xâm hại: lo sợ, sống thụ động, mất lòng tin vào người khác,...

Hoạt động 2: Ứng phó khi bị xâm hại tinh thần

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thảo luận và thực hành luyện tập các hành vi phòng tránh xâm hại tinh thần phù hợp với tình huống cụ thể.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS chia làm 2 nhóm.

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài học. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh và mô tả sự việc được thể hiện qua những bức tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe hoặc đề xuất tình huống muốn thảo luận cho nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận lựa chọn cách ứng phó phù hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày cách ứng phó theo hình thức nhóm đã lựa chọn.

- HS lắng nghe, đặt câu hỏi.

Soạn mới giáo án HĐTN 4 KNTT tuần 23 tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại tinh thần

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 4 KNTT mới, soạn giáo án HĐTN 4 mới KNTT bài Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại tinh thần, giáo án soạn mới HĐTN 4 kết nối

Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay