Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại tình dục
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vẽ một tuổi thơ trong sáng, được mọi người xung quanh chăm sóc, yêu thương - HS hiểu: trẻ em được quyền được chăm sóc, yêu thương. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS tham gia Hát, đọc thơ về niềm vui tuổi thơ hạnh phúc, êm ấm. - GV hướng dẫn mỗi tổ hoặc cá nhân HS chọn đọc một bài thơ hoặc hát một bài hát liên quan đến tuổi thơ, đến gia đình, những niềm vui, những trò chơi,... - GV gợi ý cho HS: + Bài hát Em là bông hồng nhỏ (Sáng tác: Trịnh Công Sơn). https://www.youtube.com/watch?v=vCR245YGexs + Bài hát Cho con (Sáng tác: Phạm Trọng Cầu). https://www.youtube.com/watch?v=vCR245YGexs - Sau khi hát hoặc đọc bài thơ, GV hướng dẫn tổ hoặc cá nhân sẽ nói thông điệp về tuổi thơ qua tác phẩm vừa trình bày, bắt đầu bằng cụm từ “Tuổi thơ – đó là.... - GV nhận xét, kết luận và dẫn vào bài mới: Trẻ em có quyền được sống hạnh phúc, được chăm sóc, bảo vệ và yêu thương. Biết được điều đó, trẻ em cần lên tiếng khi quyền trẻ em bị vi phạm, khi người lớn không chăm sóc, bảo vệ mà còn ngược đãi, gây tổn thương trẻ em. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Tuần 24 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại tình dục. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu những trường hợp trẻ em bị xâm hại tinh thần trong thực tế a. Mục tiêu: HS nhận biết được những hành vi có xu hướng xâm hại tình dục trẻ em để chủ động phòng tránh. b. Cách tiến hành: - GV mời các nhóm quan sát tranh, ảnh để liệt kê những dấu hiệu có nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em: - GV hướng dẫn HS thảo luận theo những gợi ý sau đây: + Mô tả những hành vi được thể hiện trên tranh ảnh. + Nếu các dấu hiệu có nguy cơ xâm hại tình dục - GV cho HS thảo luận theo nhóm và chia sẻ kết quả thảo luận. - GV mời HS chia sẻ vẽ những tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục mà em đã nghe kể hoặc chứng kiến.
|
- HS tham gia.
- HS lựa chọn bài thơ, bài hát.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài học.
- HS quan sát hình ảnh và mô tả sự việc được thể hiện qua những bức tranh.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS trình bày. (Bị va chạm, ôm chặt,... khiến em khó chịu; bị động chạm ở vùng đồ bơi; bị nhìn chằm chằm một cách bất thường hoặc bị nhìn trộm; bị nghe những lời nói tục tĩu; bị ép phải xem những hình ảnh, phim có nội dung không lành mạnh; bị bắt ép cởi bỏ quần áo,...) - HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia theo các nhóm. - HS thảo luận.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác