Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Nhận diện nguy cơ xâm hại trẻ em
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần a. Mục tiêu: HS tổng kết được những việc đã làm được trong tuần vừa qua. b. Cách tiến hành - GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 21 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 22. - GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt. Hoạt động 2: Nếu những tình huống có nguy cơ bị xâm hại và cách xử lí a. Mục tiêu: HS học cách phân tích các tình huống có nguy cơ bị xâm hại để xác định mức độ nguy hiểm, từ đó định hướng lựa chọn các cách phòng tránh phù hợp. b. Cách tiến hành: - GV mời HS chia sẻ các tình huống đã sưu tầm theo nhóm: + Xác định mức độ nguy hiểm. + Đưa ra cách xử lí phù hợp với từng mức độ nguy hiểm. - GV hướng dẫn HS thảo luận để lựa chọn các hành vi phòng tránh nguy cơ bị xâm hại phù hợp với các mức độ nguy hiểm đã xác định:
- GV mời các nhóm chia sẻ về bảng đánh giá cấp độ nguy hiểm đã xây dựng. - GV mời HS thảo luận và lựa chọn các đề xuất hành động phù hợp theo từng mức độ. - GV tổng kết: Nếu có thói quen quan sát các hành vi của người khác, chúng ta sẽ cảm nhận được nguy hiểm (nếu có). Không nên bỏ qua cảm giác bất an của mình và các hành vi bất thường của người khác...
|
- HS chú ý lắng nghe
- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn có ý thức tốt, động viên những bạn còn kém.
- HS thảo luận để xây dựng và thống nhất phân chia các cấp độ nguy hiểm, các tiêu chí của từng cấp độ nguy hiểm – xây dựng bảng nhận diện cấp độ nguy hiểm. - HS lắng nghe gợi ý. - HS chia sẻ: Ví dụ:
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác