Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại thân thể
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS bớt căng thẳng khi tham gia các hoạt động trải nghiệm với chủ đề Phòng tránh xâm hại vốn có thể gây ra áp lực cho các em. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu trò chơi Tôi lên tiếng. - GV mời HS cùng chơi theo nhóm theo nội dung sau: + Thực hiện gọi điện tìm kiếm cứu trợ: nói sao để mọi người hiểu và quan tâm: + Xác định được số điện thoại những người có thể hỗ trợ mình; số điện thoại của các tổ chức xã hội có nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ trẻ em như số 111 – Tổng đài bảo vệ trẻ em, 18001567 – Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em,... - GV mời 1 – 2 nhóm lên trình bày trước lớp.
- GV mời Các nhóm đánh giá xem kịch bản gọi điện thoại của nhóm nào rõ ràng, dễ hiểu, bình tỉnh, thuyết phục nhất. - GV tổ chức thực hành kêu cứu: “Cứu tôi với!” xem ai kêu to, rõ ràng nhất. - GV nhận xét, kết luận và dẫn vào bài mới: Hành vi xâm hại trẻ em là hành vi vô cùng nguy hiểm và đáng bị lên án. Với HS lớp 4, các em cần lên tiếng ngay khi có hiện tượng bị xâm hại, không được im lặng và che giấu hành vi đó. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Tuần 22 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại thân thể. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chia sẻ trải nghiệm của bản thân về nguy cơ bị xâm hại thân thể và cách phòng tránh a. Mục tiêu: HS nhận diện được các tình huống có nguy cơ xâm hại thân thể, đánh giá mức độ nguy hiểm và lựa chọn được hành vi phòng tránh phù hợp. b. Cách tiến hành: - GV mời HS chia sẻ những tình huống có nguy cơ xâm hại thân thể đã trải qua hoặc đã biết, đã nghe kể. Thảo luận: + Bối cảnh của các tình huống (khi ở nhà một mình, khi đi chơi nơi công cộng, khi tan học, người thân chưa kịp đón,...). + Những hành vi xâm hại thân thể cụ thể (đánh đập, bắt ép lao động,...). + Những người có thể thực hiện hành vi xâm hại thân thể. + Địa điểm, thời gian có nguy cơ xâm hại thân thể. + Hậu quả khi bị xâm hại thân thể. + Cách phòng tránh nguy cơ bị xâm hại thân thể theo mức độ nguy hiểm. - GV đề nghị các nhóm biên soạn các bản bí kíp nhận diện và ứng phó với các tình huống có nguy cơ bị xâm hại thân thể. - GV mời 1 – 2 nhóm lên trình bày. Các nhóm chuyển các bản bí kíp để nhận góp ý và bổ sung ý kiến. - GV kết luận: GV tổng kết lại các nguy cơ bị xâm hại thân thể và cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể.
|
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe.
- HS trả lời: + tổn thương, xâm hại, ngược đãi, đánh đập, bắt cóc, mắng mỏ,...)
- HS lắng nghe, tiếp thu vào bài mới.
- HS chia sẻ những tình huống có nguy cơ xâm hại thân thể đã trải qua hoặc đã biết, đã nghe kể.
- HS biên soạn các bản bí kíp.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trở về nhóm, nhận phiếu từ GV. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác