Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại tinh thần
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thu hút sự quan tâm của HS về vấn đề xâm hại cảnh quan hiện nay. b. Cách tiến hành - GV chiếu các đoạn phim hoặc giới thiệu các hình ảnh về thực trạng xâm hại cảnh quan trong thời gian gần đây. https://www.youtube.com/watch?v=yQiFEOZofUE - GV đề nghị HS cùng đưa ra các dấu hiệu xâm hại cảnh quan vừa quan sát được. - GV tổng kết lại một số dấu hiệu của việc xâm hại cảnh quan hiện nay: + Rác vứt không đúng chỗ; + Đọng nước; + Viết về bậy; + Leo trèo, giẫm lên cây cỏ, + Vi phạm nội quy đã để ra tại các khu vực cảnh quan. - GV nhận xét, kết luận và dẫn vào bài mới: Có rất nhiều hành động có thể làm xâm hại cảnh quan xung quanh chúng ta. Để tìm hiểu sâu hơn chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Tuần 30 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Khảo sát thực trạng cảnh quan thiên nhiên. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chia sẻ những điều em quan sát được về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. a. Mục tiêu: HS chỉ ra được một số hành động xâm phạm cảnh quan thiên nhiên địa phương. b. Cách tiến hành: - GV mời HS chia sẻ theo nhóm về những điều mình quan sát được trong chuyến đi tham quan cùng lớp và người thân. - GV hướng dẫn các nhóm thực hiện những nhiệm vụ sau: + Kể tên địa danh em đã đến + Chia sẻ những điều em quan sát được: Cảnh quan được chăm sóc cẩn thận, chu đáo hay cảnh quan đang bị phá hoại? Liệt kê các dấu hiệu cụ thể; + Suy nghĩ về việc làm thế nào để duy trì tình trạng cảnh quan thiên nhiên được chăm sóc hoặc để phê phán, cảnh báo, khắc phục tình trạng cảnh quan bị phá hoại. - GV cho HS thảo luận theo nhóm và chia sẻ kết quả thảo luận. - GV mời 1 – 2 nhóm lên trình bày cảm nghĩ của mình khi chứng kiến cảnh quan thiên nhiên được chăm sóc hoặc bị tàn phá. Các nhóm góp ý và bổ sung ý kiến. - GV kết luận: Hiện nay, rất nhiều cảnh quan thiên nhiên xung quanh chúng ta đã được chăm sóc, bảo vệ. Tuy nhiên, vẫn có không ít cảnh quan bị xâm hại. Chúng ta cần lưu ý để góp sức tiếp tục những hoạt động chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của địa phương. Hoạt động 2: Lập kế hoạch khảo sát thực trạng cảnh quan thiên nhiên ở địa phương a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn kỉ năng lập kế hoạch và xác định được những tiêu chỉ nhằm quan sát, ghi chép, đánh giá thực trạng cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. b. Cách tiến hành: - GV đề nghị các nhóm lựa chọn một cảnh quan thiên nhiên để thực hiện khảo sát.
- GV gợi ý các nhóm thảo luận để xây dựng các tiêu chỉ khảo sát, phiếu khảo sát theo gợi ý trong SGK trang 76: - GV hướng dẫn các nhóm trình bày phiếu khảo sát của mình cho khoa học và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. - GV hướng dẫn các nhóm thống nhất thời gian khảo sát và chuẩn bị đồ dùng mang theo. - GV mời 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
|
- HS lắng nghe.
- HS chia làm 2 nhóm.
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài học.
- HS chia sẻ theo nhóm.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lựa chọn một cảnh quan ở gần trường học, nơi sinh sống để tiện thực hiện các hoạt động - HS quan sát, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn.
- HS chuẩn bị đồ khảo sát.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác