Soạn mới giáo án Tự nhiên xã hội 3 Chân trời bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật

Soạn mới Giáo án Tự nhiên vã xã hội 3 Chân trời sáng tạo bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 15: LÁ, THÂN, RỄ CỦA THỰC VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói (hoặc viết) được tên các bộ phận lá, thân, rễ của thực vật.
  • So sánh lá, thân, rễ của các thực vật khác nhau.
  • Phân loại được thực vật dựa trên một số tiêu chí.
  • Trình bày được chức năng của dễ, thân, lá.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tự nhiên và xã hội.
  • Năng lực tự nhiên và xã hội:
  • Năng lực nhận thức tự nhiên và xã hội: tìm hiểu hình dạng, màu sắc, kích thước, chức năng của lá; tìm hiểu các loại thân cây, đặc điểm thân, chức năng của một số loại thân cây; nêu được các loại rễ và chức năng chính của rễ thực vật, phân loại được rễ của một số cây quen thuộc.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vẽ lá cây; giải thích được chức năng của thân cây trong một số tình huống cụ thể; thực hành vẽ sơ đồ lá – thân – rễ của cây.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: ham học hỏi, tìm tòi để mở rộng hiểu biết và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
  • Trách nhiệm: có ý thức bảo vệ cây cối, yêu thiên nhiên.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Các hình ảnh minh họa trong Bài 15 SGK phóng to.
  • Hình ảnh về một số loài cây.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tự nhiên và xã hội 3 CTST.
  • Vở Bài tập Tự nhiên và xã hội 3 CTST.
  • Bút, một số cây rau, cây hoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại những kiến thức đã học của HS về tên các loại cây.

b. Cách thức tiến hành

- GV đưa ra hình ảnh một số loài cây.

-

\

- GV yêu cầu lần lượt một số HS cầm hình lên và mô tả đặc điểm của cây trong hình. Các HS còn lại dưới lớp đoán tên cây đó.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa được quan sát hình ảnh và đặc điểm của một số loại cây. Vậy các em có biết về một số bộ phận như lá, thân, rễ của cây? Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau vào Bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật (T1)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng, màu sắc, kích thước của lá cây

a. Mục tiêu: HS mô tả và so sánh được hình dạng, màu sắc, kích thước của một số loại lá cây. Nêu được tên các bộ phận chính của thực vật.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành các nhóm 4-6 HS.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình lá cây trong SGK tr.62 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả, hình dạng, màu sắc và kích thước của lá cây.


- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tất cả các lá cây có giống nhau không? Chúng có hình dạng, kích thước, màu sắc như thế nào?

- GV kết luận: Lá cây có hình dạng, màu sắc, kích thước khác nhau. Phần lớn, lá cây có màu xanh lục, một số ít có màu vàng hoặc đỏ.

- GV cho HS quan sát hình ảnh lá thật, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Lá có các bộ phận chính nào?

+ Chỉ trên lá cây và nói tên các bộ phận chính của lá.

- GV mời đại diện 2-3 nhóm HS lên trước lớp chỉ trên lá cây thật và trình bày các bộ phận của lá.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Mỗi lá thường có cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có các gân lá.

Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của lá

a. Mục tiêu: HS nêu được chức năng của lá cây giúp cây thực hiện quá trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành các nhóm có 4 HS, cho HS quan sát Hình 2 SGK tr.63 và yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Lá cây có chức năng gì?

+ Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ và thải ra khí nào?

- GV yêu cầu 2-3 nhóm chỉ hình trên bảng và nói về chức năng lá cây. Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Lá thực hiện các chức năng quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước. Trong đó, quá trình quang hợp chỉ chỉ xảy ra vào ban ngày, dưới ánh sáng mặt trời, lá cây hấp thụ khí các-bô-nic và nước để tổng hợp chất dinh dưỡng và giải phóng khí oxi. Quá trình hô hấp diễn ra cả ngày và đêm, lá cây hấp thụ khí ô-xi và giải phóng khí các-bô-níc.

Hoạt động 3: Vẽ lá cây

a. Mục tiêu: HS vẽ và chú thích được các bộ phận của một chiếc lá.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thực hành vẽ lá cây vào vở bài tập và chú thích các bộ phận của chiếc lá đó mà HS biết.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi để giới thiệu về tên, đặc điểm và chức năng của lá cây vừa vẽ.

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV và HS cùng nhận xét.

- GV kết luận: lá cây có hình dạng và kích thước khác nhau. Phần lớn lá cây có màu xanh lục, một số ít có màu vàng hoặc đỏ. Lá cây thường có các bộ phận cuống lá, phiến lá, gân lá. Lá thực hiện các chức năng quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.

- GV dẫn dắt để HS rút ra và cùng đọc từ khóa: “Cuống lá – Phiến lá – Gân lá – Quang hợp – Hô hấp – Thoát hơi nước”.

Hoạt động tiếp nối sau bài học

- GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị sưu tầm một số hình ảnh về cây hoặc mang một số cây rau, cây hoa để chuẩn bị cho tiết học sau.

- HS mô tả:

+ Cây phượng vĩ: Tán cây tỏa rất rộng gồm nhiều cành nhánh mọc xen kẽ và dày đặc. Lá cây là loại lá phức có hình dạng lông chim kép. Lá phượng thường là màu xanh lục với kích thước khá nhỏ nhưng dày, xếp khít nhau kết hợp cùng nhiều nhánh cây khác tạo nên khoảng râm lớn. Hoa phượng thường nở thành chùm có có 5 cánh, màu đỏ tươi với mép hơi nhăn.

+ Cây hoa sen: Hoa sen nở rộ tỏa ra nhiều lớp cánh hoa tạo cảm giác chồng lớp đan xen. Hoa có nhiều mức độ màu từ hồng đậm đổ về trắng. Lá sen vươn dài mọc lên trên mặt nước. Cuống lá dài, có gai nhỏ hơi tù.

+ Cây cà chua: Rễ cây cà chua là rễ chùm, phân nhánh. Lá cà chua là lá kép, có răng cưa, có lông, nhám. Cây cà chua thuộc loại rau ăn quả, có vị chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát hình lá cây.

- HS trả lời:

Tên lá cây

Hình dạng

Màu sắc

Kích thước

Lá ổi

Lá dài, hình bầu dục

Màu xanh lục đậm

To

Lá hoa hồng

Là hình oval nhọn ở đầu, mép răng cưa.

Màu xanh đậm

Vừa

Lá tre

Lá thon dài, đầu mũi nhọn

Màu xanh

Nhỏ

Lá tía tô

Hình trái tim, mép răng cưa

Một mặt xanh, một mặt tím

Nhỏ

Lá sắn

Lá dài, phiến lá thon cứng.

Màu xanh lục

Nhỏ

Lá sen

Mép lá hơi uốn lượn, gân tỏa tròn, nổi rõ ở mặt dưới

Mặt trên xanh đậm, nhẵn bóng; mặt dưới xanh nhạt, nhám

To

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh lá thật.

- HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình ảnh.

- HS trả lời:

+ Chức năng của lá:

Lá giúp cây hô hấp để trao đổi không khí với môi trường.

Lá giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng.

Lá giúp cây thoát hơi nước.

+ Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí oxi, giải phóng khí các-bô-níc.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hành vẽ lá cây.

- HS thảo luận theo cặp đôi.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS ghi nhớ.

- HS thực hiện.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Tự nhiên xã hội 3 Chân trời bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, tiếng Việt, HĐTN: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

LƯU Ý:

  • Nếu đặt bây giờ trọn 5 môn chủ nhiệm: toán, tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - phí là 500k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tự nhiên vã xã hội 3 chân trời sáng tạo, soạn giáo ánTự nhiên vã xã hội 3 mới CTST bài Lá, thân, rễ của thực vật, giáo án soạn mới Tự nhiên vã xã hội 3 ctst

Soạn mới giáo án tự nhiên và xã hội 3 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay