Soạn mới giáo án Tự nhiên xã hội 3 Chân trời bài 20: Cơ quan tiêu hóa

Soạn mới Giáo án Tự nhiên vã xã hội 3 Chân trời sáng tạo bài 20: Cơ quan tiêu hóa. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 20: CƠ QUAN TIÊU HÓA

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ, tranh ảnh.
  • Nêu được chức năng của cơ quan tiêu hóa ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân.
  • Trình bày được một số việc làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hóa.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tự nhiên và xã hội.
  • Năng lực tự nhiên và xã hội:
  • Năng lực nhận thức tự nhiên và xã hội: nói được một số bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa. Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ. Chỉ và nói trên sơ đồ về đường đi của thức ăn trong cơ thể. Chỉ và nêu được quá trình thức ăn được biến đổi, tiêu hóa trong cơ thể. Biết lựa chọn những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan tiêu hóa. Biết được hậu quả của một số thói quen xấu gây ra đối với cơ quan tiêu hóa.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: nêu được hoạt động ăn uống và thải bã của bản thân. Bước đầu biết những thói quen ăn uống và sinh hoạt có hại đối với cơ quan tiêu hóa
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: ham học hỏi, tìm tòi để mở rộng hiểu biết và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
  • Trách nhiệm: có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Sơ đồ cơ quan tiêu hóa.
  • Bảng phụ.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tự nhiên và xã hội 3 CTST.
  • Vở Bài tập Tự nhiên và xã hội 3 CTST.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về cơ quan tiêu hóa 

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”: Thi kể tên nhanh các món ăn.

- GV mời tất cả HS tham gia trò chơi.

- Kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi: Thức ăn khi vào cơ thể của em sẽ đi qua những bộ phận nào?

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thức ăn khi đi vào cơ thể của em, sẽ đi qua những bộ phận: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Để nắm rõ hơn về tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ, tranh ảnh; nêu được chức năng của cơ quan tiêu hóa ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân; cũng như trình bày được một số việc làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hóa, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 20: Cơ quan tiêu hóa (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung cuộc trò chuyện giữa Nam và mẹ

a. Mục tiêu: HS nói được một số bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1,2 tr.84 và trả lời câu hỏi:

+ Mẹ và Nam đang nói đến bộ phận nào của cơ quan tiêu hóa?

+ Kể tên các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa mà em biết.

- GV mời 2-3 cặp HS trình bày kết quả trước lớp. Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV mở rộng thêm cho HS: Trong bánh mì, cơm,...có chứa nhiều tinh bột, khi cho vào miệng, nước bọt trong miệng sẽ giúp thủy phân tinh bột tạo thành đường, làm cho ta càng nhai thì càng cảm giác có vị ngọt.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa

a. Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.

b. Các tiến hành

- GV chia lớp thành nhóm có 4 HS.

- GV treo sơ đồ Hình 2 SGK tr.85 lên bảng và yêu cầu HS: Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa trên hình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

- GV mời 2-3 lên trước lớp chỉ và trình bày theo sơ đồ. Các nhóm HS khác, quan sát, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Cơ quan tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. Tuyến tiêu hóa gồm tiết nước bọt tiết ra nước bọt, gan tiết ra dịch mật (chứa trong túi mật) và tụy tiết ra dịch tụy.

Hoạt động 3: Nói với bạn về đường đi của thức ăn trong cơ thể người

a. Mục tiêu: HS chỉ và nói trên sơ đồ về đường đi của thức ăn trong cơ thể.

b. Cách tiên hành

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm bốn và trả lời câu hỏi: Khi chúng ta ăn vào một miếng táo, miếng táo sẽ đi như thế nào trong cơ thể em? Chỉ trên sơ đồ cơ quan tiêu hóa và nói với bạn về đường đi của miếng táo trong cơ thể.

- GV mời HS trình bày và nói trước lớp.

- GV và HS nhận xét về sản phẩm của nhóm HS. Nhấn mạnh lại các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa.

Hoạt động tiếp nối sau bài học

- GV yêu cầu HS về nhà theo dõi lịch trình sinh hoạt ba ngày của bản thân, ghi lại vào phiếu số bữa ăn của từng ngày, các loại thức ăn, đồ uống đã sử dụng, số lần đi vệ sinh trong một ngày.

- HS cùng chơi trò chơi Truyền điện.

- HS trả lời: Thức ăn khi đi vào cơ thể của em, sẽ đi qua những bộ phận: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

(HS có thể trả lời chính xác, hoặc chưa chính xác).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình.

- HS trình bày trước lớp:

+ Mẹ và Nam đang nói đến miệng và tuyến nước bọt của cơ quan tiêu hóa.

+ Các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa mà em biết: dạ dày, thực quản, gan, túi mật, ruột non, ruột già, hậu môn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát hình.

- HS trình bày: Các bộ phận của cơ quan tiêu hóa: miệng, tuyến nước bọt, thực quản, gan, túi mật, tụy, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc theo nhóm bốn.

- HS trình bày: Khi chúng ta ăn vào một miếng táo, miếng táo sẽ đi từ miệng, tuyến nước bọt qua thực quản vào dạ dày, ruột non, ruột già.

- HS thực hiện

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Tự nhiên xã hội 3 Chân trời bài 20: Cơ quan tiêu hóa

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, tiếng Việt, HĐTN: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

LƯU Ý:

  • Nếu đặt bây giờ trọn 5 môn chủ nhiệm: toán, tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - phí là 500k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tự nhiên vã xã hội 3 chân trời sáng tạo, soạn giáo ánTự nhiên vã xã hội 3 mới CTST bài Cơ quan tiêu hóa, giáo án soạn mới Tự nhiên vã xã hội 3 ctst

Soạn mới giáo án tự nhiên và xã hội 3 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay