Soạn mới giáo án Tự nhiên xã hội 3 Chân trời bài 21: Cơ quan tuần hoàn

Soạn mới Giáo án Tự nhiên vã xã hội 3 Chân trời sáng tạo bài 21: Cơ quan tuần hoàn. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 21: CƠ QUAN TUẦN HOÀN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ, hình ảnh.
  • Nhận biết được chức năng của cơ quan tuần hoàn ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động sống hằng ngày của bản thân.
  • Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tự nhiên và xã hội.
  • Năng lực tự nhiên và xã hội:
  • Năng lực nhận thức tự nhiên và xã hội: chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ, hình ảnh; chỉ và nói được tên các mạch máu trên sơ đồ. Biết được tầm quan trọng của tim đối với sự sống cơ thể. Nêu được một số bệnh về tim mạch thường gặp qau câu chuyện. Trình bày được những việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: xác định vị trí của tim và các mạch máu trên cơ thể. Nhớ và tái hiện lại sơ đồ cơ quan tuần hoàn theo ý tưởng sáng tạo của bản thân. Đếm được số nhịp tim của bản thân trong một phút, nêu được mối liên hệ giữa nhịp mạch đập và nhịp tim.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: ham học hỏi, tìm tòi để mở rộng hiểu biết và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
  • Trách nhiệm: có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Các hình trong SGK Bài 21 phóng to.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tự nhiên và xã hội 3 CTST.
  • Vở Bài tập Tự nhiên và xã hội 3 CTST.
  • Giấy màu, giấy trắng, bút màu, keo dán,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về cơ quan tuần hoàn.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Phóng viên”.

- GV phổ biến cho HS luật chơi: Một HS đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn khác trong lớp câu hỏi: “Bạn biết gì về trái tim của mình?”

- GV mời đại diện HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hệ tuần hoàn là một mạng lưới khép kín với các cơ quan quan trọng, có thể coi là một trong những bộ máy quan trọng hàng đầu để đảm bảo sự sống. Để nắm rõ hơn về tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn; chức năng của cơ quan tuần hoàn và trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 21: Cơ quan tuần hoàn (Tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan tuần hoàn

a. Mục tiêu: HS chỉ và nói tên được các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ, hình ảnh.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 SGK tr.90 và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn theo sơ đồ.

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn các nhóm (nếu cần thiết).

- GV tổ chức các nhóm HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét và bổ sung.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu. Tim nằm trong lồng ngực, giữa hai lá phổi. Các mạch máu nằm ở khắp các cơ quan trong cơ thể.

Hoạt động 2: Thực hành – Xác định vị trí của tim và các mạch máu trên cơ thể

a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để xác định vị trí của tim và các mạch máu trên cơ thể.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 HS và thực hiện yêu cầu:

+ HS đặt lòng bàn tay lên ngực trái của mình, ấn nhẹ và nêu cảm nhận:

· Em có cảm nhận như thế nào từ lồng ngực?

· Em hãy nêu tên bộ phận nằm trong lồng ngực trái của cơ quan tuần hoàn.

+ HS quan sát kĩ tay để tìm các mạch máu dưới da: Chỉ có bạn các mạch máu mà em nhìn thấy.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc.

- GV mời 3-4 nhóm HS lên bảng thực hành. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận:

+ Tim nằm ở vùng giữa ngực, hơi nghiêng về bên trái.

+ Các mạch máu nằm ở khắp các cơ quan trong cơ thể.

Hoạt động 3: Thực hành vẽ, xé, dán sơ đồ cơ quan tuần hoàn

a. Mục tiêu: HS nhớ và tái hiện lại sơ đồ cơ quan tuần hoàn theo ý tưởng sáng tạo của bản thân.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các đội chơi theo bàn.

- GV yêu cầu HS: Mỗi đội vẽ hình người lên giấy và xé trái tim dán lên hình người đã vẽ.

- GV lưu ý HS: Đây là hoạt động để các em sáng tạo vẽ, xé, dán sơ đồ cơ quan tuần hoàn theo cách hiểu của em, các em không cần phải vẽ đẹp như sơ đồ SGK.

- GV mời một số cặp HS chia sẻ trước lớp. Các cặp HS khác quan sát, nhận xét.

- GV khen ngợi, khích lệ HS.

Hoạt động tiếp nối sau bài học

- GV yêu cầu HS về nhà vẽ một bức tranh về cơ thể người trên đó có tim và các mạch máu.

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

- HS trả lời:

Ví dụ:

+ Trái tim làm việc nhiều nhất trong tất cả các bộ phận của cơ thể.

+ Nhịp tim thay đổi dựa trên âm nhạc mà em đang nghe.

+ Trái tim đập khoảng 72 lần/phút.

+ Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát Hình 1.

- HS trình bày: Các bộ phận của cơ quan tuần hoàn: tim và các mạch máu. Trong máu máu bao gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận và thực hành theo nhóm 4 HS.

- HS thực hành.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các đội.

- HS thực hành.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày, chia sẻ trước lớp.

- HS thực hiện tại nhà.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Tự nhiên xã hội 3 Chân trời bài 21: Cơ quan tuần hoàn

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, tiếng Việt, HĐTN: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

LƯU Ý:

  • Nếu đặt bây giờ trọn 5 môn chủ nhiệm: toán, tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - phí là 500k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tự nhiên vã xã hội 3 chân trời sáng tạo, soạn giáo ánTự nhiên vã xã hội 3 mới CTST bài Cơ quan tuần hoàn, giáo án soạn mới Tự nhiên vã xã hội 3 ctst

Soạn mới giáo án tự nhiên và xã hội 3 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay