[toc:ul]
Trong buổi sáng đầu thu, khi sắp từ giã cõi đời, Nhĩ bỗng phát hiện ra những vẻ đẹp mà trước đây, dù có điều kiện đi khắp thế giới, anh đã không thể nhận thấy được: Một không gian từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.
Khao khát của nhân vật đó là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị người ta bỏ qua hay lãng quên khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn, đang lấn át.
Trong truyện ngắn này, ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Ông đã xây dựng lên nhân vật trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy có suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc. Những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những con người hết sức cụ thể như người vợ, đứa con và về chính cuộc đời mình. Trong con mặt của một người sắp từ giã cõi đời, cảnh vật trước mắt bỗng đẹp và đáng yêu kỳ lạ. Hình ảnh người vợ gầy guộc với bàn tay chan chứa yêu thương đã trở thành "nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này". Sự thức nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông được tô đậm thêm qua hình ảnh của đứa con - trong hoàn cảnh bình thường - còn mải chơi và thấy bãi bồi bên kia sông chẳng có gì hấp dẫn. Đó chính là tình yêu đối với cuộc sống đã được trải nghiệm qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, đang trải qua những giây phút hiểm nghèo.
Hành động này của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày, thế những qua suy nghĩ của Nhị trước đó, ta lại nhận ra một ý nghĩa khác : đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái ‘’’vòng vèo, chùng chình’’ để hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững.
Đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện: "Không khéo rồi thằng con trai lại trễ mất chuyển dò trong ngày ... lời lẽ không bao giờ giải thích hết”. Từ những dòng suy nghĩ đó ta hiểu được trong cuộc đời, con người thường khó tránh khỏi những điều "vòng vèo, chùng chình", đồng thời thức tỉnh về nhừng giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sông ở những cái rất gần gũi, bình thường mà bền vững.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở đoạn đầu: miêu tả thiên nhiên thể hiện tâm lí nhân vật. Những bông bằng lăng tuy mới nở nhưng màu sắc đã nhợt nhạt, “đã sắp lập thu” → mọi thứ đều mang vẻ buồn bã sắp tàn.
Đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của nhân vật khi thấy đứa con ham chơi, quên cả việc bố nhờ. Bằng chính trải nghiệm của bản thân mình, nhân vật Nhĩ đã rút ra được những chân lí quý giá cho chính bản thân mình và cũng là bài học cho đứa con trai. Những chùng chìn, cán dỗ mà người con trai phải gặp phải trên đường đời không đơn giản chỉ như ván cờ kia mà nó là những cán dỗ mà nếu như chúng ta không cẩn thận tỉnh táo, chúng ta sẽ rất dễ rơi vào vòng xoáy của sự ham muốn xa vời đang lôi cuốn, đang lấn át. Nhĩ đi rất nhiều nơi, đặt chân tới nhiều vùng miền nhưng mong ước cuối đời lại là khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị người ta bỏ qua hay lãng quên khi những ham muốn xa vời không thực tế.