Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số cảnh quan thiên nhiên hoặc di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở các vùng miền khác nhau. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mời lên tàu lửa” - GV phổ biến cho HS luật chơi: + Mỗi tổ (nhóm 5-6 HS), xếp thành đoàn tàu, vừa đi vừa hát bài “Mời lên tàu lửa”. (20) Mầm Chồi Lá Tập 54 - Mời Lên Tàu Lửa - YouTube + Sau mỗi lời bài hát, GV đưa ra một hình ảnh đẹp hoặc di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như cảnh đẹp ở Đà Lạt, Vịnh Hạ Long,...và yêu cầu HS cho biết cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử - văn hóa đó ở đâu. + Lần lượt từng đội trả lời, nếu trả lời đúng sẽ được đi tiếp, trả lời sai sẽ dừng lại. + Đội cuối cùng trả lời đúng sẽ là đội chiến thắng. - GV mời HS tham gia trò chơi: - GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên không chỉ là minh chứng cho một đất nước Việt Nam tươi đẹp, đa dạng về phong cảnh thiên nhiên, phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc, có bề dày lịch sử mà còn là những điểm đến thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan mỗi năm. Để nắm rõ hơn về một số di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, cũng như giới thiệu được một di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên (Tiết 1). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên a. Mục tiêu: HS có ý thức giữ gìn và phát huy các hoạt động truyền thống của nhà trường. b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu mỗi nhóm quan sát các Hình 1a, 1b, 2a, 2b SGK tr.42, tìm hiểu nội dung các hình dựa vào các câu hỏi gợi ý sau: + Lớp của bạn An đi đâu? + Lớp của bạn Nam đi đâu? + Nơi đó có gì đặc biệt? + Em đã từng đến những nơi đó chưa? - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Địa danh Bến Nhà Rồng, Rừng Sác Cần Giờ là các di tích lịch sử - văn hóa; Đảo Khỉ Cần Giờ là cảnh quan thiên nhiên đẹp. Hoạt động 2: Sưu tầm tranh, ảnh về di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên trên đất nước Việt Nam a. Mục tiêu: HS biết tìm kiếm và sưu tầm các tranh ảnh về di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên trên khắp đất nước Việt Nam. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS xem một video clip ngắn về Vịnh Hạ Long. (20) Toàn cảnh vịnh hạ long, ha long bay (flycam) - YouTube - GV hướng dẫn HS quan sát các Hình 3-8 SGK tr.43. - GV chia lớp thành các nhóm 6 HS, yêu cầu HS lấy các tranh ảnh về các di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên đã được chuẩn bị trước ở nhà để để sắp xếp vào bảng sau:
- GV hướng dẫn HS: Để trình bày đẹp hơn, HS có thể: + Ghi chú một số điểm nổi bật về địa danh đó. + Viết một đoạn văn mô tả về các địa danh đó. - GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Đất nước ta có nhiều di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên. Những địa danh này không chỉ lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa mà còn góp phần phát triển du lịch. Hoạt động 3: Liên hệ thực tiễn a. Mục tiêu: HS giới thiệu được một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS kể nhanh tên một số di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên mà em biết. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi những nội dung sau: +Ở địa phương em có những di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên nào? + Em đi đến nơi đó khi nào? Đi cùng với ai? + Em thích nhất điều gì ở đó? Vì sao? - GV mời đại diện các cặp đôi trả lời. Đại diện cặp đôi khác nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Mỗi địa phương có những di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên khác nhau. Hoạt động tiếp nối sau bài học GV yêu cầu HS về quan sát và tìm hiểu thêm các di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. | - HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi. - HS tham gia trò chơi: + Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). + Ruộng bậc thang (tỉnh Hà Giang). + Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam). + Thánh địa Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam). + Cầu Vàng (thành phố Đà Nẵng). + Văn Miếu Quốc Tử Giám (thành phố Hà Nội). + Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế). - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia thành các nhóm, quan sát Hình 1a, 1b, 2a, 2b, thảo luận theo nội dung GV gợi ý. - HS trình bày trước lớp: + Bến Nhà Rồng: đây là nơi Bác Hồ ra đi tìm cứu nước. Nơi đây trưng bày rất nhiều hình ảnh về Bác, các hiện vật liên quan đến Bác. + Cần Giờ: nơi đây có địa điểm du lịch nổi tiếng là Đảo Khỉ và di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác (trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nơi đây là khu căn cứ cách mạng). - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chú ý quan sát video clip. - HS quan sát hình ảnh. - HS làm việc theo nhóm. - HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS trình bày trước lớp. Ví dụ:
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời. - HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV. - HS trình bày trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác