Soạn mới giáo án Âm nhạc 10 kết nối tri thức bài Thường thức âm nhạc vài nét về lịch sử âm nhạc phương tây

Soạn mới giáo án Âm nhạc 10 KNTT bài Thường thức âm nhạc vài nét về lịch sử âm nhạc phương tây. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

THƯỜNG THỨC ÂM  NHẠC

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ ÂM NHẠC PHƯƠNG TÂY

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc thế giới.
  • Kể tên được một nhạc sĩ tiêu biểu của từng giai đoạn.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
  • Năng lực riêng:
  • HS ghi nhớ và hệ thống được các thời kì lịch sử âm nhạc phương Tây.
  • HS biết sử dụng PowerPoint để thuyết trình.
  • HS cảm nhận được giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm âm nhạc.
  1. Phẩm chất
  • HS hình thành được tư duy hệ thống, phát triển nhận thức thẩm mĩ, có ý thức tìm hiểu, học hỏi các nền văn hóa trên thế giới.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tư liệu âm thanh, hình ảnh về các giai đoạn lịch sử âm nhạc thế giới.
  • Nhạc cụ, đàn phím điện tử, piano, guitar, thiết bị nghe nhìn.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Âm nhạc 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Hướng HS vào hoạt động tìm hiểu các thời kì trong lịch sử âm nhạc trên phương Tây.
  3. Nội dung: HS nêu những hiểu biết về một tác phẩm âm nhạc thuộc một giai đoạn lịch sử âm nhạc phương Tây như tên tác phẩm, tác giả, thời kì.
  4. Sản phẩm: HS có nhận thức ban đầu về lịch sử âm nhạc thế giới thông qua các thời kì lịch sử âm nhạc phương Tây.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe trích đoạn tác phẩm dưới đây và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em có biết trích đoạn vừa nghe của tác giả nào và nằm trong tác phẩm nào không?

+ Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm đó.

https://www.youtube.com/watch?v=EWy1tBO6HWI

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bản nhạc, vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và đoán tên tác giả, tác phẩm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS xung phong trả lời: Bản nhạc vừa được nghe có tên Sonate Ánh Trăng của nhạc sĩ Ludwing van Beethoven.

 + Ludwing van Beethoven là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông được coi là Người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp thế giới công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và khán giả về sau. Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight),….

+ Sonate Ánh Trăng được hoàn thành vào năm 1801 và dành tặng cho học trò của ông là nữ bá tước Giulietta Guicciardi. Bản nhạc là một trong những sáng tác phổ biến nhất của Beethoven cho piano, và nó là một bản nhạc được yêu thích nhất ngay cả trong thời đại của ông.

- GV mời đại diện HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ khi xuất hiện đến nay, nghệ thuật âm nhạc phương Tây đã trải qua nhiều thời kì như: âm nhạc Nguyên thuỷ, âm nhạc Hy Lạp cổ đại, âm nhạc Trung cổ, âm nhạc Phục hưng, âm nhạc Tiền cổ điển (Baroque), âm nhạc Cổ điển, âm nhạc Lãng mạn, âm nhạc Thế kỉ XX,... Mỗi thời kì âm nhạc đều có những đặc điểm và phong cách riêng. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Thường thức âm nhạc – Vài nét về lịch sử âm nhạc phương Tây.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Khám phá kiến thức mới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được những nét nổi bật về các thời kì lịch sử âm nhạc phương Tây.

- Kể tên được một số nhạc sĩ và tác phẩm tiêu biểu trong từng thời kì lịch sử âm nhạc phương Tây.

- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc không lời, biết liên tưởng khi nghe nhạc.

  1. Nội dung

- Tìm hiểu về đặc điểm của các thời kì lịch sử âm nhạc phương Tây.

- Nghe tiểu phẩm viết cho piano Bài ca người chèo thuyền thành Venice của nhạc sĩ F. Mendelssohn.

  1. Sản phẩm

- HS trình bày được những đặc điểm cơ bản của các thời kì lịch sử âm nhạc phương Tây.

- HS nêu được cảm nhận về Bài ca người chèo thuyền thành Venice.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu về lịch sử âm nhạc phương Tây, tìm hiểu thông tin SGK tr.42-45 và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày những đặc điểm nổi bật của từng thời kì lịch sử âm nhạc, tên tuổi của các nhạc sĩ và tác phẩm tiêu biểu:

+ Âm nhạc thời kì Nguyên thủy.

+ Âm nhạc thời kì Hy Lạp cổ đại.

+ Âm nhạc thời kì Trung cổ.

+ Âm nhạc thời kì Phục hưng.

+ Âm nhạc thời kì Tiền cổ điển (Baroque).

+ Âm nhạc thời kì Cổ điển.

+ Âm nhạc thời kì Lãng mạn.

+ Âm nhạc thế kỉ XX.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu phẩm Bài ca người chèo thuyền thành Venice và nhạc sĩ F. Mendelssohn.

- GV cho HS xem bản nhạc và nghe/ xem tiểu phẩm Bài ca người chèo thuyền thành Venice bằng phương tiện nghe nhìn.

https://www.youtube.com/watch?v=YF4C0TY7A0s

- GV hướng dẫn HS nghe nhạc với cơ thể thả lỏng, có thể chuyển động cơ thể theo nhạc.

- GV yêu cầu HS nhận xét về về tính chất âm nhạc, hình tượng của tiểu phẩm.

Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm về các giai đoạn của nghệ thuật âm nhạc phương Tây.

- HS lắng nghe tiểu phẩm Bài ca người chèo thuyền thành Venice và nhận xét về tính chất âm nhạc, hình tượng của tiểu phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-  GV mời đại diện các nhóm trình bày các giai đoạn của nghệ thuật âm nhạc phương Tây.

- GV mời đại diện HS nhận xét về tính chất âm nhạc, hình tượng của tiểu phẩm Bài ca người chèo thuyền thành Venice.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức (nếu có).

Khám phá kiến thức mới

Vài nét về lịch sử Âm nhạc phương Tây

- Âm nhạc thời kì Nguyên thuỷ:

+ Là thời kì con người bước đầu biết chế tạo nhạc cụ để mô phỏng những âm thanh có trong thế giới tự nhiên như tiếng chim, tiếng lá rơi,...

+ Nhạc cụ đầu tiên được chế tác là nhạc cụ gõ, sau đó là nhạc cụ hơi.

- Âm nhạc thời kì Hy Lạp cổ đại:

+ Được bắt đầu từ thế kỉ thứ VI trước Công nguyên.

+ Âm nhạc đã phát triển mạnh mẽ và khá gần với toán học. Người Hy Lạp cổ đại đã tìm ra một số thang âm dựa trên vòng quãng năm, nhóm tiết tấu cơ bản là ngắn (tương đương móc đơn) và dài (tương đương nốt đen) dựa trên nhịp thơ.

+ Một số nhạc cụ gảy được sử dụng phổ biến ở thời kì này là đàn lyre và đàn cithara.

- Âm nhạc thời kì Trung cổ:

+ Kéo dài trong khoảng 800 năm, kết thúc vào thế kỉ thứ XV.

+ Là thời kì hình thành nên hệ thống kí hiệu nốt nhạc và lí thuyết âm nhạc, làm nền tảng cho sự phát triển âm nhạc cho đến ngày nay.

+ Xuất hiện hai loại âm nhạc đó là âm nhạc nhà thờ và âm nhạc thế tục.

- Âm nhạc thời kì Phục hưng

+ Bắt đầu từ thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XVII.

+ Các nhạc sĩ chú trọng tới vấn đề điệu thức và hoà âm.

+ Âm nhạc phức điệu nhà thờ đã phát triển rất rực rỡ.

+ Nhạc sĩ tiêu biểu là Orlando di Lasso.

- Âm nhạc thời kì Tiền cổ điển

+ Bắt đầu từ khoảng thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XVIII.

+ Là thời ki âm nhạc phức điệu đạt đến đỉnh cao và bắt đầu hình thành thể loại nhạc kịch.

+ Nhạc sĩ tiêu biểu là Claudio Monteverdi, Antonio Vwwaldi,...

- Âm nhạc thời kì Cổ điển

+ Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.

+ Là thời kì âm nhạc chủ điệu đóng vai trò quan trọng.

+ Định hình ra biên chế dàn nhạc giao hưởng, một số hình thức âm nhạc quan trọng còn được sử dụng cho đến ngày nay.

+ Các nhạc sĩ tiêu biểu là Amadeus Mozart, Ludwig van Beethoven,…

- Âm nhạc thời kì Lãng mạn

+ Bắt đầu hình thành và phát triển ở thế kỉ XIX.

+ Chú trọng nhiều đến cảm xúc của người nhạc sĩ.

+ Đánh dấu sự ra đời của thể loại giao hưởng thơ và sự lên ngôi của thẻ loại ca khúc có phần đệm piano được phổ thơ.

+ Nhạc sĩ tiêu biểu là Franz Peter Schubert, Felix Mendelssohn, Fryderyk Franciszek Chopin, Franz Liszt.

- Âm nhạc Thế kỉ XX: Phát triển rất đa dạng với sự ra đời của nhiều trường phái và quan điểm sáng tác khác nhau

+ Trường phái âm nhạc Ấn tượng: chú trọng đến vẻ đẹp của âm nhạc, chú ý khai thác chất liệu âm nhạc phương Đông. Nhạc sĩ tiêu

biểu là Claude Debussy và Maurice Ravel.

+ Trường phái âm nhạc Biểu hiện: quan niệm mới về vẻ đẹp bằng việc phá bỏ âm nhạc có điệu tính. Nhạc sĩ tiêu biểu là Arnold

Schoenberg.

+ Trường phái âm nhạc Tân cổ điển: muốn quay trở lại những vẻ đẹp kinh điển bằng một ngôn ngữ âm nhạc mới. Nhạc sĩ tiêu biểu là lgor Stravinsky.

+ Trường phái Tiền phong: muốn xoá bỏ mọi niêm luật trong sáng tác nốt nhạc, luật nhịp. Nhạc sĩ tiêu biểu là John Cage, Krzysztof Penderecki.

Nghe tiểu phẩm Bài ca Bài ca người chèo thuyền thành Venice và nhạc sĩ F. Mendelssohn

Bài ca người chèo thuyền thành Venice là một tiểu phẩm viết cho piano nằm trong tuyển tập Bài ca không lời của nhạc sĩ F. Mendelssohn, được viết ở hình thức hai đoạn đơn.

- Bản nhạc gợi ý cho người nghe liên tưởng đến khung cảnh người chèo thuyền trên sông thông qua âm hình đệm của bè tay trái và tính chất trữ tình nhờ vào nét giai điệu giàu chất hát của bè tay phải.

------------------------Còn tiếp--------------------------

Tìm kiếm google: giáo án âm nhạc 10 kết nối mới, soạn giáo án âm nhạc 10 mới kết nối bài Thường thức âm nhạc vài nét về lịch sử âm nhạc phương tây, giáo án soạn mới âm nhạc 10 kết nối

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Soạn mới giáo án âm nhạc 10 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net