Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 4: HAI MẶT PHẲNG SONG SONG (3 TIẾT)
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học. Giúp HS có cơ hội nhận biết khái niệm hai mặt phẳng song song thông qua quan sát bề mặt các bậc thang và mặt đất.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu
Bề mặt trên của mỗi bậc thang này được đặt như thế nào so với mặt đất?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Trong không gian, thì vị trí tương đối của hai mặt phẳng sẽ như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu.
Bài 4. Hai mặt phẳng song song.
Hoạt động 1: Hai mặt phẳng song song. Điều kiện để hai mặt phẳng song song
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện các hoạt động mục 1 và 2.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐKP 1.
GV giới thiệu về các vị trí tương đối của hai mặt phẳng. + Phân biệt các vị trí bằng số điểm chung của hai mặt phẳng.
+ GV cho HS tìm ví dụ về vị trí của hai mặt phẳng trong thực tế. Ví dụ: vị trí các mặt phẳng tường vị trí của hai trang giấy,..
- HS quan sát Ví dụ 1, chỉ ra các cặp mặt phẳng song song. Tìm mặt phẳng song song trong Vận dụng 1.
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời HĐKP 2.
- HS khái quát: Nếu một mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng cắt nhau cùng song song với mặt phẳng (Q) thì (P) và (Q) như thế nào với nhau? - lưu ý: định lí 1 thường dùng để chứng minh hai mặt phẳng song song. + Lưu ý: hai đường thẳng a, b phải cắt nhau.
- GV dẫn dắt HS Chú ý.
- HS đọc, giải thích Ví dụ 2. - HS thực hiện Thực hành 1. + Để chỉ ra (EFH) // (BCD) ta chỉ ra điều gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 1. Hai mặt phẳng song song HĐKP 1 a) Các cặp mặt phẳng có ba điểm chung không thẳng hàng là: (ABC) và (ABD); (AA'B) và (ABB'); (BB'C) và (BCC');... b) Không có cặp mặt phẳng phân biệt và có một điểm chung c) Các cặp mặt phẳng không có điểm chung nào là: (ABCD) và (A'B'C'D'); (ADD'A') và (BCC'B'); (ABB'A') và (DCC'D') Kết luận Cho hai mặt phẳng (P) và (Q). +) hai mặt phẳng có ba điểm chung không thẳng hàng. +) hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung. +) hai mặt phẳng không có điểm chung nào hay Hai mặt phẳng được gọi là song song với nhau nếu chúng không có điểm chung. Ví dụ 1 (SGK -tr.114) Vận dụng 1 Bìa của cuốn sách song song với nhau, các tấm ngăn đứng song song với nhau, các tấm ngăn ngang của kệ sách song song với nhau. 2. Điều kiện để hai mặt phẳng song song HĐKP 2 a) cùng nằm trong , mà hai đường thẳng cắt nhau nên phải cắt ít nhất một trong hai đường thẳng và . Điều này trái với giả thiết cùng song song với . b) và không có điểm chung, suy ra Định lí 1 Nếu mặt phẳng chứa hai đường thẳng a, b cắt nhau và hai đường thẳng này song song với mặt phẳng thì và song song với nhau. Chú ý: Nếu A, B, C không thẳng hàng và AB // MN, AC // MP thì (ABC) //(MNP). Ví dụ 2 (SGK -tr.115) Thực hành 1 Ta có lần lượt là đường trung bình của tam giác và , suy ra . Mặt khác và cùng chứa trong , suy ra |
Hoạt động 2: Tính chất của hai mặt phẳng song song
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐKP 3, HĐKP 4.
HS khái quát các định lí 2, 3. + Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có bao nhiêu mặt phẳng song song với mặt phẳng đó. + Hai mặt phẳng (P) và (Q) song song với nhau. Một mặt phẳng thứ 3 là (R ) cắt (P) thì vị trí tương đối giữa (R ) và (Q) là như thế nào? Các giao tuyến như thế nào?
- Áp dụng HS làm Ví dụ 3, giải thích cách chứng minh hai mặt phẳng song song, chứng minh đường thẳng song song. - HS thực hiện Thực hành 2 và Vận dụng 2. +TH 2: xác định xem có thể cắt các mặt nào, xác định giao tuyến. Sử dụng tính chất song song để tam giác SBD đều để chứng minh. + VD 2: vận dụng định lí 3.
- HS thực hiện nhóm đôi thảo luận trả lời HĐKP 4. - HS khái quát định lí Thalès trong không gian. - Áp dụng định lí vừa học, HS giải thích Ví dụ 4. - HS thực hiện Thực hành 3. + HS vẽ hình, tỉ lệ tương ứng. + Vận dụng định lí tính các cạnh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 3. Tính chất của hai mặt phẳng song song HĐKP 3 a) Vẽ đi qua và song song đi qua và song song ; b) .
Định lí 2 Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có một và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho. HĐKP 4 . - Định lí 3: Cho hai mặt phẳng song song. Nếu một mặt phẳng cắt mặt phẳng này thì cũng cắt mặt phẳng kia và hai giao tuyến song song với nhau. Ví dụ 3 (SGK -tr.116) Thực hành 2 Gọi M, N, P lần lượt giao điểm của mặt phẳng (α) với AB, AD và SA Ta có (ABCD) lần lượt cắt 2 mặt phẳng song song (α) và (SBD) tại MN và BD nên MN//BD. Do đó Ta có (SAB) lần lượt cắt 2 mặt phẳng song song (α) và (SBD) tại MP và AB nên MP//AB. Do đó Ta có (SAD) lần lượt cắt 2 mặt phẳng song song (α) và (SBD) tại NP và AD nên NP//AD. Do đó Suy ra Mà tam giác SBD đều nên SB = BD = SD Vậy ta có: MN = MP = NP hay tam giác MNP đều. Vận dụng 2 Mặt phẳng (P) cắt các mặt phẳng chứa các lớp bánh song song theo giao tuyến song song. 4. Định lí Thasles trong không gian HĐKP 5 a) Trong tam giác ACC', ta có nên b) Trong tam giác AA'C', ta có nên
c) Ta có: Định lí 4 (Định lí Thalès) Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai cát tuyến phân biệt bất kì những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ. Ví dụ 4 (SGK -tr.117) Thực hành 3 Trong tam giác SAB có MM'//AB nên . Suy ra Trong tam giác SAB có NN'//AB nên . Suy ra Do đó Trong tam giác SAC, có MM''//AC nên . Suy ra Trong tam giác SAC có NN''//AB nên . Suy ra Do đó
|
Hoạt động 3: Hình lăng trụ và hình hộp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐKP 6. - GV giới thiệu về hình lăng trụ. + mặt đáy + đỉnh + mặt bên + cạnh bên + cạnh đáy. + Lưu ý: hai mặt đáy của lăng trụ song song nhau. - HS gọi tên các lăng trụ và chỉ ra các thành phần trong Ví dụ 5.
- HS thực hiện HĐKP 7 GV giới thiệu một trường hợp đặc biệt của hình lăng trụ là hình hộp. + HS nêu khái niệm. GV chỉ ra các thành phần: hai mặt đối diện, hai đỉnh đối diện, đường chéo. - HS áp dụng làm Ví dụ 6, Thực hành 4, Vận dụng 3. + TH4: Sử dụng tính chất giao tuyến của các mặt song song. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 5. Hình lăng trụ và hình hộp a) Hình lăng trụ HĐKP 6 - Có hai mặt phẳng song song với nhau. - Có chứa các đường thẳng song song với nhau. Kết luận Cho hai mặt phẳng song song và . Trên cho đa giác lồi . Qua các đỉnh vẽ các đường thẳng song song với nhau và cắt mặt phẳng tại . Hình tạo bởi các hình bình hành và các tứ giác và hai đa giác được gọi là hình lăng trụ và kí hiệu là . - Trong hình lăng trụ ta gọi + Hai đa giác và là hai mặt đáy nằm trên hai mặt phẳng song song; + Các điểm và là các đỉnh; + Các hình bình hành là các mặt bên của hình lăng trụ; + Các đoạn thẳng là các cạnh bên. Các cạnh bên song song và bằng nhau. + Các cạnh của hai đa giác đáy là các cạnh đáy. Các cạnh đáy tương ứng song song và bằng nhau. Chú ý: Hình lăng trụ có đáy là tam giác, tứ giác, ngũ giác,... tương ứng được gọi là hình lăng trụ tam giác, hình lăng trụ tứ giác, hình lăng trụ ngũ giác,... Ví dụ 5 (SGK -tr.118) b) Hình hộp HĐKP 7 Do ABCD là hình bình hành nên AB//CD, AD//BC. a) (ABCD)//(A'B'C'D'), (ABB'A') cắt hai mặt phẳng đó lần lượt tại AB và A'B' nên AB//A'B'. Mà AA'// BB', Mặt bên ABB'A' là hình bình hành. Tương tự ta có mặt bên BCC'B', CDD'C', ADD'A' là hình bình hành +) Ta có: CD//C'D', A'B'//AB mà AB//CD nên C'D'//A'B' B'C'//BC, A'D'//AD mà BC//AD nên B'C'//A'D' Suy ra mặt đáy A'B'C'D' là hình bình hành. b) (ABCD)//(A'B'C'D'), (ACC'A') cắt hai mặt phẳng đó lần lượt tại AC và A'C' nên AC//A'C' Mà AA'//CC' Suy ra ACC'A' là hình bình hành. Tương tự ta ó BB'D'D là hình bình hành c) Ta có ACC'A' là hình bình hành nên AC', A'C là cắt nhau tại trung điểm mỗi đường (1) BDD'B' là hình bình hành nên BD', B'D là cắt nhau tại trung điểm mỗi đường (2) Ta có (ABCD)//(A'B'C'D'), (ABC'D') cắt hai mặt phẳng đó lần lượt tại AB và C'D' nên AB//C'D' Mà ABCD là hình bình hành nên AB = DC; DCC'D' là hình bình hành nên DC=D'C'. Do dó AB=C'D' Suy ra ABC'D' là hình bình hành. Nên AC' và BD' cắt nhau tại trung điểm mỗi đường (3) Từ (1), (2), (3) suy ra A'C, AC', B'D, BD' có cùng trung điểm. Kết luận Hình hộp là hình lăng trụ có đáy là hình bình hành. Trong một hình hộp ta có + Sáu mặt là hình bình hành. Mỗi mặt đều có một mặt song song với nó. Hai mặt như thế gọi là hai mặt đối diện. + Hai đỉnh không cùng nằm trên một mặt gọi là hai đỉnh đối diện. + Đoạn thẳng nối hai đỉnh đối diện gọi là đường chéo. + Bốn đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Ví dụ 6 (SGK -tr.119) Thực hành 4 Mặt phẳng (α) cắt hai mặt phẳng song song (ABB'A') và (CDD'C') lần lượt tại NP và SR nên NP//SR Mặt phẳng (α) cắt hai mặt phẳng song song (ADD'A') và (BDD'B') lần lượt tại MS và PQ nên PQ//MS Mặt phẳng (α) cắt hai mặt phẳng song song (ABCD) và (A'B'C'D') lần lượt tại MN và QR nên MN//QR Vận dụng 3 Hình lăng trụ có đáy là hình bình hành. |
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: