Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG VIII (3 TIẾT)
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo tâm thế cho HS vào bài học. Ôn lại kiến thức đã học.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS trả lời và giải thích các câu hỏi TN 1 đến 8 (SGK -tr.86).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, trả lời câu hỏi và giải thích đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Bài tập cuối chương VII.
Đáp án
Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức đã học ở chương VIII
- HS nhắc lại và tổng hợp được các kiến thức đã học theo một sơ đồ nhất định.
HS tổng hợp lại kiến thức dựa theo SGK và ghi chép trên lớp theo nhóm đã được phân công của buổi trước.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày về sơ đồ tư duy của nhóm. - GV đặt câu hỏi + Trình bày định nghĩa góc giữa hai đường thẳng trong không gian. + Trình bày định nghĩa hai đường thẳng vuông góc. + Trình bày định nghĩa đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. + Trình bày điều kiện đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. + Trình bày mối liên hệ giữa tính song song và tính vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng. + Trình bày định nghĩa phép chiếu vuông góc. + Trình bày định lí ba đường vuông góc. + Trình bày định nghĩa góc giữa hai mặt phẳng. + Trình bày định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc. + Trình bày điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc. + Trình bày tính chất cơ bản về hai mặt phẳng vuông góc. + Trình bày định nghĩa, tính chất cơ bản của hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp đều, hình chóp cụt đều. + Trình bày khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, một mặt phẳng. + Trình bày khoảng cách giữa các đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song. + Trình bày khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau. + Trình bày thể tích của một số hình khối. + Trình bày góc giữa đường thẳng và mặt phẳng. + Trình bày định nghĩa góc nhị diện và góc phẳng nhị diện, Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tự phân công nhóm trưởng và nhiệm vụ phải làm để hoàn thành sơ đồ. - GV hỗ trợ, hướng dẫn thêm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày, các HS chú ý lắng nghe và cho ý kiến. - HS trả lời câu hỏi của GV. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét các sơ đồ, nêu ra điểm tốt và chưa tốt, cần cải thiện. - GV chốt lại kiến thức của chương.+ Cách tính đạo hàm cấp hai của hàm số. | Ôn tập kiến thức trọng tâm có trong chương VII Định nghĩa góc giữa hai đường thẳng trong không gian Góc giữa hai đường thẳng trong không gian, kí hiệu , là góc giữa hai đường thẳng và cùng đi qua một điểm và lần lượt song song hoặc trùng với . Định nghĩa hai đường thẳng vuông góc Trong không gian, hai đường thẳng được gọi là vuông góc với nhau nếu góc giữa chúng bằng . Kí hiệu: hai đường thẳng a, b vuông góc với nhau là hoặc Định nghĩa đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Đường thẳng gọi là vuông góc với mặt phẳng nếu nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong , kí hiệu . Điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (Định lí 1) Nếu đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau và cùng nằm trong mặt phẳng thì . Định lí 2 Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. Có duy nhất một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một mặt phẳng cho trước. Liên hệ giữa tính song song và tính vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng Định lí 3 a) Cho hai đường thẳng song song. Mặt phẳng nào vuông góc với đường thẳng này thì cũng vuông góc với đường thẳng kia. b) Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau. Định lí 4 a) Cho hai mặt phẳng song song. Đường thẳng nào vuông góc với mặt phẳng này thì cũng vuông góc với mặt phẳng kia. Định lí 5 a) Cho đường thẳng song song với mặt phẳng . Đường thẳng nào vuông góc với thì cũng vuông góc với . b) Nếu đường thẳng và mặt phẳng (không chứa ) cùng vuông góc với một đường thẳng thì chúng song song với nhau. Định nghĩa phép chiếu vuông góc Cho mặt phẳng và đường thẳng vuông góc với . Phép chiếu song song theo phương của lên mặt phẳng được gọi là phép chiếu vuông góc lên . Định lí ba đường vuông góc Cho đường thẳng nằm trong mặt phẳng và là đường thẳng không nằm trong và không vuông góc với . Gọi là hình chiếu vuông góc của trên . Khi đó vuông góc với khi và chỉ khi vuông góc với . Định nghĩa góc giữa hai mặt phẳng Góc giữa hai mặt phẳng và là góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc với và , kí hiệu . Ta có: với Định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc Hai mặt phẳng được gọi là vuông góc nếu góc giữa hai mặt phẳng đó là một góc vuông. Hai mặt phẳng và vuông góc được kí hiệu là . Điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc Điều kiện cần và đủ để hai mặt phẳng vuông góc là mặt phẳng này chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng kia. Tính chất cơ bản về hai mặt phẳng vuông góc Nếu hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì bất cứ đường thẳng nào nằm trong mặt phẳng này và vuông góc với giao tuyến cũng vuông góc với mặt phẳng kia. Nếu hai mặt phẳng cắt nhau cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì giao tuyến của chúng vuông góc với mặt phẳng thứ ba. Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Hình chóp đều, hình chóp cụt đều (Bảng dưới) Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, đến một mặt phẳng · Nếu là hình chiếu vuông góc của điểm trên đường thẳng thì độ dài đoạn thẳng được gọi là khoảng cách từ đến đường thẳng , kí hiệu . · Nếu là hình chiếu vuông góc của điểm trên mặt phẳng thì độ dài đoạn được gọi là khoảng cách từ đến , kí hiệu . Khoảng cách giữa các đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song · Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song và là khoảng cách từ một điểm bất kì trên đến , kí hiệu . · Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song với là khoảng cách từ một điểm bất kì trên đến , kí hiệu · Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song và là khoảng cách từ một điểm bất kì trên đến , kí hiệu Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau · Đường thẳng vừa vuông góc, vừa cắt hai đường thẳng chéo nhau và được gọi là đường vuông góc chung của và . · Nếu đường vuông góc chung của hai đoạn thẳng chéo nhau và cắt chúng lần lượt tại và thì đoạn gọi là đoạn vuông góc chung của và . · Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau là độ dài đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng đó, kí hiệu . Công thức tính thể tích của một số hình khối Thể tích khối hộp Thể tích khối hộp chữ nhật bằng tích ba kích thước. Thể tích khối chóp Thể tích của khối chóp bằng một phần ba diện tích đáy nhân với chiều cao. Thể tích khối chóp cụt đều Thể tích khối chóp cụt đều được tính theo công thức: Thể tích lăng trụ Thể tích của khối lăng trụ bằng diện tích đáy nhân với chiều cao. Định nghĩa góc giữa đường thẳng và mặt phẳng · Nếu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng thì ta nói góc giữa đường thẳng với bằng . · Nếu đường thẳng không vuông góc với thì góc giữa và hình chiếu của trên gọi là góc giữa đường thẳng và . Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng được kí hiệu là Định nghĩa góc nhị diện Cho hai nửa mặt phẳng và có chung bờ là đường thẳng . Hình tạo bởi và được gọi là góc nhị diện tạo bởi và , kí hiệu . Định nghĩa góc phẳng nhị diện Góc phẳng nhị diện của góc nhị diện là góc có đỉnh nằm trên cạnh của nhị diện, có hai cạnh lần lượt nằm trên hai mặt của nhị diện và vuông góc với cạnh của nhị diện. |
Tính chất cơ bản của hình
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác