BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
VĂN BẢN 1: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(15 câu)
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về Truyện kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
Trả lời:
- Truyền kì mạn lục (quyển sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ đang được lưu truyền) gồm 20 truyện ngắn viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi tự sự (có xen văn biền ngẫu và thơ ca). Tác phẩm này được Nguyễn Dữ viết trong thời gian ở ẩn và hoàn thành trước năm 1547. Sự đan xen pha trộn giữa yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường, kì ảo là nét đặc trưng và sức hấp dẫn đặc biệt của những câu chuyện trong tác phẩm. Sau mỗi truyện ngắn đều có một lời bình ngắn (hiện chưa biết là của ai) đề cập đến phẩm chất đạo đức của các nhân vật trong tác phẩm. Chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI nhìn chung vẫn đang trên đà phát triển. Tuy nhiên sự cường thịnh của những giai đoạn trước đó thì đã giảm sút rõ rệt, bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của sự suy thoái. Trong tập đoàn giai cấp thông trị không còn những vua sáng tôi hiền. - Triều đình nhà Lê với những ông vua nổi tiếng xa hoa đồi bại như Lê Uy Mục, Lê Tương Dực đã gây nên bao nỗi thống khổ cho nhân dân. Ngoài xã hội, tình trạng đạo đức suy đồi, nhân tình thế thái đảo điên đang trở thành một hiện thực phổ biến và nhức nhối.
- Tác phẩm Truyền kì mạn lục là tiếng nói phản kháng mạnh mẽ của Nguyễn Dữ đối với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Do điều kiện lịch sử, Nguyễn Dữ không thể nói trực tiếp mà phải dùng cách gián tiếp: Mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, mượn chuyện thần linh ma quái để nói chuyện người, mượn chuyện cõi âm để nói chuyện cõi dương, cõi trần. Phương pháp này giúp nhà văn có thể tự do tung hoành ngòi bút của mình trên trang giấy và thể hiện được tất cả những suy nghĩ, thái độ, quan điểm của mình về con người, về xã hội.
Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Dữ cũng như sự nghiệp sáng tác của ông.
Trả lời:
a. Tiểu sử
- Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương.
- Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu.
- Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào.
- Tương truyền ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16. Tuy nhiên mối quan hệ giữa ba người (mà phần lớn từ nguồn dân gian lưu truyền trong nhiều thế kỷ nhưng thiếu chứng cứ lịch sử) ngày nay đang gặp phải sự bác bỏ của giới nghiên cứu văn học sử.
- Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà.
- Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú); nhưng mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa. Từ đó trải mấy năm dư, chân không bước đến thị thành rồi mất tại Thanh Hóa.
b. Sự nghiệp
- Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền). Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán viết năm 1547 thì ông viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.
- Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Tác phẩm được Hà Thiện Hán, người cùng thời, viết lời Tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm; và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút".
Câu 3: Tóm tắt Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên trong 10-12 dòng.
Trả lời:
Ngô Tử Văn nổi tiếng ở đất Lạng Giang là kẻ chính trực, khảng khái. Ngôi làng chàng ở có một ngôi đền thiêng lắm nhưng có một tên hung thần ở gần đền hay tác quai tác quái, yêu sách trong dân gian, Tử Văn tức giận nên châm lửa để đốt đền trừ hại cho dân lành.
Sau khi ngôi đền bị đốt, tên hung thần đã dọa kiện chàng ở âm phủ. Sau khi về nhà chàng lên cơn sốt, trong lúc đang mê man thì chàng mơ thấy có người đòi bắt mình xuống âm phủ. Nhưng đến chiều tối có một ông già đến xưng danh là Thổ Thần, ông cảm kích trước tinh thần dũng cảm của Tử Văn nên bày đã mách cho chàng tội ác và tung tích của tên hung thần, ông còn bày cho chàng cách để xử lý đối phó.
Đêm đến, Tửu Văn trở bệnh nặng hơn, Tử Văn thấy có hai tên quỷ sứ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, chàng đã tố cáo hết những tội ác của tên hung thần kèm theo dẫn chứng đầy đủ về hắn. Sau khi chứng thưc, quân lính về thưa tất cả lời Tửu Văn là sự thật, Diêm Vương đã trừng trị tên tướng giặc và bọn phán sự, thổ thần thì được phục chức còn Tử Văn được sống trở lại. Trở về từ âm phủ, Thổ Văn đã giao cho Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên.
Câu 4: Cách giới thiệu nhân vật ở đầu truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của tác giả có tác dụng gì?
Trả lời:
+ Cách giới thiệu mở đầu như vậy nhằm định hướng cho người đọc thấy được phẩm chất của nhân vật, rồi từ đó để người đọc theo dõi sự chứng minh của nhân vật về bản tính của mình, và tạo sự hấp dẫn, hồi hộp.
+ Đó là cách mở đầu đậm chất truyền thống chưa thoát xa được cách kể chuyện dân gian.
Câu 5: Nếu được yêu cầu viết đoạn kết thúc của truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, em sẽ đồng tình với cách kết thúc như đã có hay sẽ chọn một cách kết thúc khác?
Trả lời:
Với cách kết như vậy em đồng tình, bởi nhân vật Ngô Tử Văn cương trực, luôn đề cao chính nghĩa sẽ phù hợp với chức phán sự đền tản viên. Ngô Tử Văn sẽ cầm cân nảy mực vì lẽ phải, để không ai bị oan khuất
Câu 1: Nêu chủ đề của truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
Trả lời:
Truyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn- đại diện cho trí thức Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh trừ hại cho dân
Chủ đề truyện: đề cao chính nghĩa, dũng cảm cương trực nhất định chiến thắng gian tà.
Câu 2: Theo em chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” thể hiện điều gì?
Trả lời:
- Chuyện Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần.
- Thể hiện khát vọng về công lý, là bước ngoặt của truyện, tạo nên tính li kì, hấp dẫn.
- Mang ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống, hành động hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.
Câu 3: Nêu nguyên nhân, ý nghĩa về việc hành động đốt đền của Ngô Tử Văn.
Trả lời:
* Nguyên nhân
- Nguyên nhân trực tiếp: Tức giận trước sự tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc -> Muốn ra tay trừ hại cho nhân dân, mang lại cuộc sống yên bình.
- Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho nên ai cũng kiêng kị không dám đụng chạm.
- Hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi - kẻ thù xâm lược nước ta. Đây là ngôi đền tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian.
* Ý nghĩa
- Thể hiện mơ ước, khát vọng và cũng là niềm tin chính nghĩa thắng gian tà của nhân dân.
- Ca ngợi, đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, người trí thức giàu dũng khí chuộng chính nghĩa.
- Phê phán tố cáo những thế lực xấu xa trong xã hội
Câu 4: Nội dung của truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” còn có ngụ ý phê phán những ai, những hiện tượng, vấn đề gì trong xã hội đương thời?
Trả lời:
Tác phẩm đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc, đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta.
Câu 1: Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Chức phán sự là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án. Chi tiết này có nghĩa:
+ Chức quan thể hiện công lí, công bằng, sự thật
+ Chàng đã đòi lại công lí, chính nghĩa, mặc cho cái chết đe dọa
+ Là phần thưởng xứng đáng có ý nghĩa cho con cháu noi gương
Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật của “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
Trả lời:
* Nội dung
- “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ có nhiều ý nghĩa nhưng chủ yếu là đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn- một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực.
- Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.
* Nghệ thuật
- Bằng cách kể chuyện lôi cuốn với những tình tiết và cách xây dựng truyện giàu kịch tính, Nguyễn Dữ đã dựng nên bức chân dung của nhân vật Ngô Tử Văn một cách sắc nét và sinh động.
- Truyện sử dụng những chi tiết kì ảo, hoang đường khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, hứng thú với người đọc.
Câu 3: Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nguyễn Dữ thông qua “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
Trả lời:
- “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đưa người đọc vào thế giới ly kỳ, huyền ảo.
+ Chuyện viết về thần linh (thổ công, đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma)
+ Chuyện chết đi sống lại của con người
- Hiện thực được lồng vào cốt truyện kì ảo, người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kỳ ảo để khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết sẽ nhận giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm.
- Cốt truyện của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic.
- Cách dẫn dắt truyện của tác giả khéo léo, bằng sự việc bất ngờ, dẫn dắt tới đỉnh điểm kịch tính, giải quyết một cách hợp lí, thỏa đáng.
- Người đọc đồng cảm với thái độ, quan điểm của nhà văn, thái độ ca ngợi trí thức, tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả ác báo.
Câu 4: Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Trả lời:
Người xưa đã có câu “ở hiền gặp lành”. Thấm nhuần tư tưởng đó Nguyễn Dữ đã sáng tác tác phẩm Chuyện phán sự đền Tản Viên là truyện thứ tám trong tuyển tập Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đăng trong tập hai vào thế kỷ 16 kể về kể lại việc Ngô Tử Văn đốt đền với những đạo lý sâu sắc.
Ngô Tử Văn là một người ngay thẳng, cương trực quê ở Yên Dũng, Lạng Giang. Tác giả giới thiệu theo lối tự sự trực tiếp và quen thuộc của văn học trung đại lúc bấy giờ, bao gồm tên tuổi, quê quán và tính tình của nhân vật chính. Tử Văn đã dám làm một hành động mà ai cũng sợ và không ai dám làm, đó là đốt đền, hành động của Tử Văn xuất phát từ tính cách “thấy sự gian tà thì không chịu được”. Trong cuộc xâm lược của nhà Minh , một vị tướng Trung Quốc đã bị giết và linh hồn của ông ta chiếm lấy một ngôi đền trong vùng, hành hạ người dân địa phương kể từ đó. Điều này khiến Tử Văn tức giận nên đốt đền. Hành động tắm gội sạch sẽ, khấn trời cho thấy đây là hành động cẩn trọng, có chủ đích của Ngô Tử Văn.Sau đó, Tử Văn lâm bệnh và một tướng giặc họ Thôi xuất hiện, yêu cầu Tử Văn xây dựng lại ngôi đền hoặc bị kiện xuống âm phủ. Trước những lời đe dọa như hồn ma của tướng giặc, Tử Vân vẫn ngồi ngây, không hề sợ sệt cho thấy việc tin vào hành động chính nghĩa của mình. Bị Tử Văn phớt lờ, tên tướng giặc bỏ đi. Vì cảm kích trước hành động chính nghĩa của chàng, Thổ thần đã đến kể lại sự tình cho Ngô Tử Văn nghe: tên vừa rồi đến kia là ác thần của một viên tướng Trung Quốc đã chiếm đền của ông, bắt ông phải đến trú ẩn ở đền Tản Viên, linh hồn đó đã mua chuộc các vị thần địa phương gần đó để che đậy hành vi sai trái của mình, anh ta khuyên Tử Văn chuẩn bị cho việc sắp bị bắt. Ngoài thổ công cũng khuyên răn chỉ dạy cho Tử Văn cách để đối phó với tên hung ác khi phải đối mặt với hắn ở dưới âm ti. Như vậy với hành động vì chính nghĩa của mình Ngô Tử Văn đã nhận được sự giúp đỡ của thần linh càng tăng thêm sức mạnh để chàng chống trả lại cái ác.
Đến đêm, hai yêu binh bắt giữ và áp giải Tử Văn đến một cung điện khổng lồ và cao chót vót bên cạnh một dòng sông đầy yêu quái nhưng Tử Văn không hề sợ hãi. Ngay cả khi bị quy tội tội ác tày trời, không được tham gia giảm án, Tử Văn vẫn kiên quyết kêu oan, đòi được xét xử minh bạch. Khi đối mặt với sự quyền năng Diêm Vương và tên hồn ma tướng giặc đầy sự dối trá xảo trá, Tử Văn không hề nhược trí, kiên quyết vạch trần tên tướng giặc bằng những bằng chứng không thể phủ nhận. Cuối cùng chiến thắng đã thuộc về công lý, kẻ thù hung ác phải chịu hậu quả, trả lại vị trí cho Thổ thần nước Việt. Không chỉ vậy, một tháng sau, thần thổ công đến thăm Tử Văn và thông báo rằng đền Tản Viên đang cần một thẩm phán và ông đã tiến cử Tử Văn cho vị trí này. Tử Văn vui vẻ nhận lời rồi qua đời. Năm 1414, người quen của Tử Văn nhìn thấy ông cưỡi xe ngựa trong sương mù ngoài Đông Quan .
Trái ngược với sự chính trực của Tử Văn là sự xảo quyệt của tên tướng giặc họ Thôi. Vốn là kẻ bại trận bỏ xác nơi đất khách, lại dám hung hăng cướp đền thờ Thổ thần, ngạo mạn, hại dân lành thậm chí khi bị đốt đền đã ngạo mạn uy hiếp Ngô Tử Văn. Thấy vậy Tử Văn không hề nao núng, bèn tìm đến Diêm Vương xin trừng trị. Đây quả là một kẻ vừa ăn cắp vừa la làng. Nếu Tử Văn là người đại diện cho công lý đấu tranh cho lẽ phải thì tướng giặc là đại diện cho kẻ gian ác, xảo quyệt. Xây dựng hai nhân vật này đã thể hiện sự chính nghĩa đồng thời tố cáo bản chất xấu xa của bọn cướp nước.
Thông qua cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa, hình tượng Ngô Tử Văn để lại ấn tượng trong lòng người đọc là người thanh liêm, kiên định dũng cảm chống lại cái xấu, cái ác. Qua đó, tác giả thể hiện chân lí rằng chính nghĩa sẽ luôn chiến thắng cái ác đồng thời cũng phản ánh hiện thực đầy bất công, tham lam, công lý bị che mắt.
Câu 1: Nêu suy nghĩ của em về lời bình ở cuối truyện “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời”.
Trả lời:
Truyện "Chuyện một vị quan trong lịch sử đền Tản Viên" là một trong 20 truyện "Truyền kỳ mạn lục" của tác giả Nguyễn Dữ, một truyện nhằm đề cao tinh thần khẳng khái, liêm khiết và dám đấu tranh ác, trừ ác. Ngô Tử Văn - đại diện cho tri thức Việt Nam. Kết thúc truyện, tác giả đã khẳng định niềm tin rằng công lí và chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng cái ác, đặc biệt lời bình luận cuối truyện còn nhắc nhở người đọc rằng đã là kẻ sĩ thì phải biết đấu tranh đến cùng để chống lại cái ác.
Nhân vật chính trong truyện là Ngô Tử Văn, tác giả Nguyễn Dữ đã xây dựng hình tượng nhân vật này là một con người với những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ: ngay thẳng, khẳng khái, quyết một mình chống giặc phá nước, đốt chùa chiền và đối đầu với hồn ma tướng giặc, dù phải xuống âm phủ gặp Diêm Vương, Ngô Tử Văn vẫn dũng cảm, oanh liệt kêu oan. Tử Văn biết phân biệt đúng sai và tin vào chính kiến của mình nên dù bị uy hiếp ở âm phủ, chàng cũng không hề run sợ, rụt rè. Kết thúc phiên tòa xét xử Diêm Vương, sau khi đi điều tra mọi chuyện trên trần gian đúng như lời Tử Văn nói, Tử Văn đã bị Diêm Vương khuất phục, điều này khẳng định một quy luật tất yếu: có thiện ý nhất định chiến thắng cái ác. Hồn ma tướng giặc Thôi bị trừng trị đích đáng, nhân dân vui mừng, Tử Cống được trả về chùa. Bằng chính nghĩa và lòng dũng cảm, quyết chiến đấu, Tử Văn cuối cùng đã chiến thắng, không những thế còn hậu thưởng hậu hĩnh “từ nay cơm thịt của nhân dân sẽ chia cho Tử Văn một nửa” , sai quân đem Tử Văn về”, phần thưởng của Diêm Vương là minh chứng cho sự công minh chính trực, đại diện cho chính nghĩa và ghi nhận hành động dũng cảm của người anh hùng. Vạn được sống lại với tư cách một người chính nghĩa với ý nghĩa duy trì sự tồn tại của một bậc thư sinh hào hoa, bản lĩnh khẳng khái trong thế giới vật chất, về bản chất, sự có mặt của Tử Vân sẽ mang ý nghĩa là người bảo vệ hòa bình và công lý cho nhân dân.
Như vậy, đoạn kết của truyện đã thể hiện một triết lí nhân sinh sâu sắc đó là ở hiền gặp lành, ác gặp ác, gieo gió gặt bão, bên cạnh đó, lời nhận xét của Nguyễn Du ở cuối truyện thể hiện sự hiểu biết của ông. những cảm nhận của anh ấy. thái độ trân trọng, ngợi ca đối với một Nho sĩ như Ngô Tử Văn.
Câu 2: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Trả lời:
Tác giả Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Và "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" là một trong những truyện hay, tiêu biểu nhất trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ. Trong truyện, Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn – một nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất của kẻ sĩ đất Việt, giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, sẵn sàng đấu tranh để diệt trừ cái ác, cái xấu. Qua nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng của công lí , chính nghĩa trước những điều gian tà, độc ác.
Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ giới thiệu về lai lịch và tính cách của Ngô Tử Văn. Đó là một chàng trai họ Ngô, tên Soạn, tự là Tử Văn. Chàng là người "huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang". Chàng được biết đến là người có tính cách khảng khái, cương trực, nóng nảy "thấy sự gian tà thì không chịu được". Ông nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực, dám đấu tranh chống lai cái ác trừ hạ cho dân qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà gian. Bằng cách giới thiệu trực tiếp với lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật, hướng vào những hành động chính nghĩa của nhân vật này.
Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên tướng giặc xâm lược tử trận gần đó chiếm đóng, làm yêu quái trong dân gian, tác oai tác quái làm hại nhân dân. Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho nên ai cũng kiêng kị không dám đụng chạm. Nhưng trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, Ngô Tử Văn đốt đền để trừ hại cho dân. Hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi - kẻ thù xâm lược nước ta. Đây là ngôi đền tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian. Với sự khẳng khái, nóng nảy của Tử Văn đã dẫn đến một hành động dũng cảm vì dân trừ hại. Sự tức giận của Tử Văn không phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu. Vì thế mà việc làm của Tử Văn là đáng ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được.
Trước khi đốt đền, chàng đã "tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền". Hành động này cho thấy thái độ nghiêm túc, kính cẩn với thần linh. Đây không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kỹ lưỡng. Tử Văn là con người biết suy nghĩ và làm chủ hành động của mình, kính trọng thần linh. Hành động đốt đền lần này của chàng chẳng qua vì muốn ngăn chặn sự tác quái của tên tướng giặc bại trận, bảo vệ cuộc sống của dân lành. Khi chàng "châm lửa đốt đền", hành động vô cùng dứt khoát, quyết liệt, dũng cảm, dám làm những việc mình coi là đúng đắn, trừ hại cho dân; chàng mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì... Hành động quyết liệt, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người thường. Chàng tin rằng việc mình làm là diệt trừ cái ác, bảo vệ cho dân lành, chắc chắn sẽ được thần linh phù hộ. Tuy vậy, nó cũng là sự việc châm ngòi cho cuộc chiến giữa chàng và tên tướng giặc bại trận, cuộc chiến giữa chính và tà.
Sau khi Tử Văn đốt đền, chàng thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt cao, chàng “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành vế phía đông”. Dù vậy chàng vẫn bình tĩnh và không hề sợ hãi, sẵn sàng đối đầu với hồn ma tên tướng giặc. Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đền. Trước những lời buộc tội của hồn ma bằng đạo lý nho gia, thái độ Ngô Tử Văn là mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên, Ngô Tử Văn điềm nhiên, không mảy may lo sợ trước sự đe dọa của tên tướng giặc. Hành động này cho thấy Tử Văn là người can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của tướng giặc.
Sau đó, chàng gặp được Thổ thần và được Thổ thần kể lại đầu đuôi câu chuyện sự việc mình bị hại nhưng vẫn nhẫn nhịn cam chịu, Thổ công căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc. Trước lời kể của Thổ thần, chàng đã vô cùng kinh ngạc, hỏi kỹ lại chuyện và quyết tâm hơn, sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên bách hộ họ Thôi. Ngô Tử Văn đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng phải kinh sợ. Ngô Tử Văn chứng minh mình là người dũng cảm, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh chống lại sự phi lí ở đời. Qua đây, hình tượng nhân vật và câu chuyện của Ngô Tử văn đã phản ánh hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lí, trắng đen, thật giả lẫn lộn và những cuộc đấu tranh chính nghĩa của những con người cương trực.
Sự cương trực, khẳng khái của Tử Văn được bộc lộ rõ nhất khi chàng phải đối đầu với tên tướng giặc ở dưới Minh ti. Đây là cuộc chiến cam go giữa sự ngay thẳng, chính trực của Tử Văn và sự xảo quyệt, gian trá của hồn ma tên tướng giặc bại trận. Trước những lời vu cáo xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc và thái độ quát nạt, giận dữ của Diêm Vương, Tử Văn phải đương đầu với những thế lực mạnh, áp đảo. Chàng không chỉ khẳng định: ”Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian” mà còn dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”.. Chàng không hề sợ hãi, thái độ cứng cỏi, quyết tâm vạch trần tên tướng giặc, quyết tâm bảo vệ lẽ phải, thể hiện chí khí của mình trước thái độ uy quyền của Diêm Vương. Chàng bình tĩnh, khẳng khái không chịu nhún nhường khi tranh đấu, đưa ra những bằng chứng thuyết phục, xin đem tư giấy đến Tản Viên chứng thực. Từng bước, từng bước Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng đã hoàn toàn đánh gục tên tướng giặc. Chàng đã chiến thắng được hồn ma tên tướng giặc gian trá, lấy lại công bằng cho Thổ thần, đồng thời bảo toàn được mạng sống của mình, bắt tên tên giặc kia phải chịu trừng phạt thích đáng. Đây là chiến thắng không chỉ của Tử Văn mà còn là chiến thắng của nhân dân nước Việt ta trước tên tướng giặc phương Bắc, là sự chiến thắng của chính nghĩa trước cái gian tà, trừ hoạ cho dân. Tử Văn được xử thắng kiện và được cử làm chức phán sự ở đền Tản Viên. Sau khi được minh oan ở Minh ti, Tử Văn trở về nhà thì Thổ công đến bảo Tử Văn nên nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên. Thổ công nói: "người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Tử Văn nên nhận. Thế là Văn vui vẻ nhận lời. Việc được nhận chức ở đền Tản Viên đã nói lên thắng lợi của chàng trong cuộc đấu tranh với tên hung thần xảo quyệt. Với tính cách là con người cứng cỏi, không chùn bước trước những thế lực xấu xa, quyết tâm đến cùng để bảo vệ lẽ phải.
Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên, chàng được tiến cử thành Phán sự, chàng đồng ý: đây là sự đền đáp xứng đáng cho kẻ sĩ can đảm. Chi tiết này được xem là kì ảo thể hiện niềm tin vào chân lí, khẳng định chính nghĩa luôn chiến thắng gian tà. Sự dũng cảm, kiên cường, khẳng khái diệt trừ cái ác của Tử Văn được đền đáp xứng đáng. Cuộc gặp gỡ của quan phán sự với người dân làng: Sự tin tưởng của nhân dân vào vị quan tốt. Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, niềm tin vào công lý, công bằng, chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện công lí, lẽ phải sẽ chiến thắng. Con người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện công lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
Thành công của tác phẩm là ở xây dựng cốt truyện hấp dẫn, kết cấu chặt chẽ, logic với cách kể chuyện lôi cuốn và những xung đột kịch tính. Tác giả Nguyễn Dữ đã dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí, thỏa đáng. Người đọc đồng cảm được với thái độ và quan điểm của nhà văn, nhất là thái độ ngợi ca người trí thức, ngợi ca tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả, ác báo, …Bên canh đó, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đầy sinh động, độc đáo và chân thực thông qua thông qua hành động, lời nói để xây dựng tính cách. Tác giả sử dụng hài hòa các thủ pháp nghệ thuật: đối lập tương phản, liệt kê,.. Cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện kì ảo tạo sự lôi cuốn , cuốn hút cho câu chuyện. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết … sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân. Truyện còn thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.