Soạn chi tiết Ngữ văn 12 Cánh diều bài 8: Thời gian (Văn Cao)

Hướng dẫn soạn bài 8: Thời gian (Văn Cao) sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

1. Chuẩn bị 

Câu 1: Tìm hiểu và ghi lại những thông tin cần thiết về nhà thơ Văn Cao để vận dụng vào đọc hiểu bài thơ Thời gian.

Bài làm chi tiết:

- Văn Cao (1923 – 1995), là nhạc sĩ, nhà thơ và họa sĩ. 

- Ông sinh ra ở Nam Định nhưng lớn lên ở Hải Phòng và bắt đầu sự nghiệp sáng tác ở đây.

- Thơ của ông không nhiều về số lượng nhưng luôn thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo.

- Văn Cao có rất nhiều năng khiếu nghệ thuật trong các lĩnh vực khác nhau như: âm nhạc, hội họa, viết văn hay và ở trong các lĩnh vực về thẩm mĩ và nghệ thuật khác nữa. 

- Bắt đầu con đường nghệ thuật, Văn Cao chủ yếu viết về thể loại nhạc tiền chiến sau đó ông mới chuyển sang viết văn. 

- Một số tác phẩm: Đêm xuân (1941), Gió núi (1941), Khuôn mặt em (1974), Tại sao tôi viết “Tiến quân ca” (1976), Tuyển tập thơ Văn Cao. (Nhà xuất bản Văn học, 1994),

Câu 2: Đọc trước bài thơ Thời gian và ghi lại những cảm nhận đầu tiên của em về tác phẩm.

Bài làm chi tiết:

- Đây là một bài thơ hay, có kết cấu khác lạ: 

+ Các câu văn hầu hết không được viết hoa chữ đầu dòng

+ Xuống dòng, ngắt nhịp sáng tạo. 

- Qua bài thơ thấy được mối quan hệ giữa thời gian, cuộc đời với con người và nghệ thuật.

- Bài thơ mang tới thông điệp giàu ý nghĩa nhân sinh cực kì sâu sắc.

Câu 3: Em nghĩ gì về ý nghĩa của những câu nói sau: 

- “Một giờ không phải một giờ, đó là một chiếc bình đầy hương vị, âm thanh, dự kiến và hoàn cảnh” 

- “Đừng đi qua thời gian mà không để lại dấu vết”.

Bài làm chi tiết:

Ý nghĩa: 

- “Một giờ không phải một giờ, đó là một chiếc bình đầy hương vị, âm thanh, dự kiến và hoàn cảnh” có ý nghĩa là:

+ Mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống không chỉ đơn thuần là một khoảnh khắc trôi qua mà còn chứa đựng nhiều hương vị, âm thanh, kỷ niệm và tình huống khác nhau.

+ Việc tận hưởng và trân trọng mỗi khoảnh khắc là điều quan trọng để nhìn nhận cuộc sống theo cách tích cực và trải nghiệm mọi điều một cách chân thực và ý nghĩa nhất. 

- “Đừng đi qua thời gian mà không để lại dấu vết” có ý nghĩa: 

+ Hãy biết cách tận dụng thời gian một cách có ý nghĩa và đáng giá,

+ Không để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa.

2. Đọc hiểu

Câu 1: Thời gian được hình dung như thế nào?

Bài làm chi tiết:

Thời gian được hình dung: 

+ Là thứ quà tặng kì diệu mà tạo hóa ban cho con người, và chẳng có một ai nắm giữ được thời gian.

+ Thời gian đi qua lấy đi vô số thứ, thanh xuân, tuổi trẻ, những tháng ngày hạnh phúc, những thứ chúng ta trân trọng và thương yêu nhất… và một khi qua đi sẽ không bao giờ trở lại. Đó là một quy luật tất yếu của thời gian.

+ Theo thời gian những chiếc lá xanh tươi rồi cũng sẽ úa. Những được mất trong cuộc đời rồi cũng phai nhạt theo năm tháng. Có chăng, cái ở lại trong cuộc đời này chỉ là là những hồi ức nhớ hoài về kỷ niệm ngày xưa ấy.

Câu 2: Chú ý những hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng trong 6 dòng thơ cuối.

Bài làm chi tiết:

- Những hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng ở 6 dòng thơ cuối:

+ “Những câu thơ”, “những bài hát” là biểu tượng cho sáng tạo nghệ thuật, sự rung động của trái tim con người.

+ “Còn xanh”: Sức sống trường tồn của nghệ thuật và tình yêu chân chính. 

+ “Và đôi mắt em”: Vẻ đẹp của con người, tình yêu.

+ “Như hai giếng nước”: Vẻ lấp lánh, trong lành, dạt dào sức sống.

3. Sau khi đọc 

Câu 1: Dòng thơ đầu tiên cho  thấy tác giả có cảm nhận như thế nào về thời gian?

Bài làm chi tiết:

Dòng thơ đầu tiên của bài thơ “Thời gian qua kẽ tay” cho thấy nhà thơ:

- Có những liên tưởng, hình dung vô vùng sâu sắc về thời gian:

+ Văn Cao cảm nhận thời gian qua xúc giác: “Thời gian qua kẽ tay”.

+ Thời gian chạm vào chúng ta một cách âm thầm và trôi qua cực kỳ nhanh chóng.

+ Người ta cảm thấy trầm ngâm mỗi khi thời gian “đi qua kẽ tay” rồi dừng lại mà ăn năn.

+ Thời gian rất quý giá nhưng lại rất mong manh nên con người luôn khao khát có được nó trong tay. 

- Chiêm nghiệm về thời gian: Như một quy luật chung của sự tồn tại, thời gian trôi qua mãi mãi và không bao giờ quay trở lại.

+ Sự tàn ác này chính là bi kịch của số phận con người, con người không thể níu kéo được thời gian.

+ Chúng ta phải đảm bảo rằng mỗi khoảnh khắc của cuộc đời con người đều là khoảnh khắc của cuộc sống chứ không phải là sự tồn tại. 

Câu 2: Thời gian có ảnh hưởng như thế nào đến thế giới tự nhiên nói chung và nhân vật trữ tình nói riêng? Ảnh hưởng đó đem lại cảm xúc gì?

Bài làm chi tiết:

Ảnh hưởng của thời gian:

- Thời gian trôi qua làm cho thiên nhiên, cảnh vật, tâm hồn không còn xanh tươi, nhẹ nhàng như thuở nào nữa. 

+ Những chiếc lá đã bị úa héo…

+ Tiếng rơi của hồi ức khô khốc nặng nề như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn.

+ Tiếng rơi kỷ niệm chẳng hề êm dịu nếu như không muốn nói rằng đó là tiếng rơi chát đắng của dĩ vãng xuống nền hiện tại cằn cỗi.

- Khi đã nhận thức được quy luật vận động của dòng chảy thời gian:

+ Con người chúng ta càng nên biết trân quý sự hiện hữu của bản thân trên thế giới này.

+ Chúng ta phải làm hành động, phải biết tận dụng thời gian một cách triệt để, và ý nghĩa, để mỗi phút giây hiện hữu trong đời người không phải chỉ là tồn tại mà còn là những giây phút được sống.

- Thời gian rất quý giá nhưng lại rất mong manh nên con người luôn khao khát có được nó trong tay.

+ Trong cuộc đấu tranh giành sự sống, con người bỗng trở nên sợ hãi, buồn bã và thất vọng khi mọi thứ mình yêu quý đều tuột khỏi tầm tay.

+ Càng về sau bài thơ càng nặng nề, bài thơ bị ngắt dòng đột ngột, thể hiện những cảm xúc tự nhiên của con người khi đứng trước sự khắc nghiệt của thời gian.

Câu 3: Hình ảnh “câu thơ”, ”bài hát” tượng trưng cho điều gì? Việc lặp lại các từ “Riêng”, “còn xanh” cho thấy suy nghĩ của tác giả về mối tương quan giữa thời gian và ý nghĩa của những hình ảnh đó như thế nào?

Bài làm chi tiết:

- Hình ảnh “câu thơ”, “bài hát” là hình ảnh ẩn dụ được sử dụng như những phương tiện nghệ thuật. Hình ảnh này thể hiện lòng bất ngờ, bất diệt của nghệ thuật trước thời gian.

- Việc lặp lại điệp ngữ này hai lần như một sự khẳng định mạnh mẽ, thể hiện tâm hồn bất khuất, không chấp nhận sự phai tàn của thời gian. Đồng thời cũng thể hiện thái độ bướng bỉnh, thách thức trước sức mạnh của thời gian. "Còn xanh" ở đây không chỉ là một trạng thái vật lý mà còn là biểu tượng cho sự tươi mới, sức sống mãi mãi. 

- Qua hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát”  ta có thể thấy được trong dòng chảy tàn khốc của thời gian, vạn vật, hiện tượng đều có thể héo tàn và tan biến vào hư vô nhưng có những giá trị không thể mất đi và sẽ “còn xanh” mãi mãi.  

Câu 4: Em hiểu dụng ý của nhà thơ trong hai dòng thơ cuối thế nào? Hãy giải thích cách hiểu của em.

Bài làm chi tiết:

“Riêng những bài hát

còn xanh

Và đôi mắt em

như hai giếng nước”

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn và với Văn Cao, đôi mắt còn hiện rõ tình yêu. Tình yêu là nguồn động viên mạnh mẽ nhất để vượt qua thách thức của thời gian. Tình yêu khiến tâm hồn con người ta trở nên phấn chấn và có thể tạo nên những điều kì diệu. Câu "như hai giếng nước" là biểu tượng cho sự tươi mới và sức sống không ngừng của tình yêu. Thời gian không thể làm khô đôi mắt của tình yêu mặc dù nó có thể làm khô héo những chiếc lá đời người và làm rơi những ký ức trong lòng giếng cạn. Điều này thể hiện lòng tin vào sức mạnh vĩnh cửu của tình yêu và nghệ thuật trước sự chấm dứt của thời gian. Hình ảnh của “những bài hát còn xanh” là biểu tượng cho sự bất tử của nghệ thuật, tình yêu và cái đẹp. Những giá trị này vẫn giữ được sức sống và tươi mới, tạo nên những điều kì diệu trong cuộc sống mặc cho dòng chảy của thời gian. 

Câu 5: Hãy chỉ ra các biểu hiện của thơ tượng trưng trong văn bản trên và nhận xét về tác dụng của các yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung tác phẩm

Bài làm chi tiết:

Biểu hiện của thơ tượng trưng trong văn bản trên: 

- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, số câu trong mỗi đoạn không ổn định và theo hướng giảm dần

- Không có thể thức nhất định trong một câu.

- Các chữ trong câu không bị giới hạn về mặt số lượng.

- Không cần phải tuân theo quy tắc gieo vần liên tục như các thể thơ khác.

- Nhịp điệu của câu thơ cũng lạ thường và rất linh hoạt nhằm nhấn mạnh ý, tạo ra một nhạc điệu đặc biệt.

- Hệ thống hình ảnh trong bài Thời gian mang tính tượng trưng cao: những hình ảnh cụ thể, hữu hình (chiếc lá khô, tiếng sỏi trong lòng giếng cạn, hai giếng nước, ...) gợi những ý niệm trừu tượng (thời gian, nghệ thuật, tình yêu,...) và triết lí sâu xa về bản chất của thế giới con người (sự huỷ diệt của thời gian, sự trường tồn của những giá trị tình thần, ...).

=> Giúp cho tác giả có cơ hội mở rộng, sáng tạo những ý tưởng của mình nhờ vào tính linh hoạt của thể loại thơ. Qua đó dễ dàng truyền đạt những tâm tư, ý nghĩ của tác giả trong bài đến với độc giả.

Câu 6: Bài thơ đem đến cho em những suy nghiệm gì về cuộc sống?

Bài làm chi tiết:

Thời gian như một dòng sông không ngừng chảy, thời gian đã qua đi rồi là không lấy lại được nữa. Thời gian trôi qua nhanh chóng, buổi sáng chớp nhoáng đã trở thành buổi tối, và ta lớn lên không ngừng. “Gã” có sức mạnh phá hủy đến vô cùng, làm tan biến mọi thứ xung quanh  và “gã” cũng đi qua một cách êm dịu, im lặng mà không chờ đợi bất cứ điều gì. Những thứ vật chất có thể phai nhòa đi theo năm tháng. Tuy nhiên, những giá trị tinh thần, sức sống của tình yêu mạnh mẽ vẫn tồn tại, vượt qua mọi trở ngại về không gian và thời gian để tồn tại vĩnh cửu. Đất nước chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng mỗi sự kiện lịch sử hào hùng vẫn lưu truyền qua hàng ngàn năm, như những vần thơ giữ lại trong tâm hồn. Chúng ta cần trân trọng mọi khoảnh khắc, mỗi phút giây quý báu, lưu giữ kí ức và kỷ niệm để chúng mãi mãi tồn tại.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 8: Thời gian (Văn Cao) ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 8: Thời gian (Văn Cao)

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net