Soạn chi tiết Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Thực thi công lí (Trích Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ - Sếch-xpia)

Hướng dẫn soạn bài 2: Thực thi công lí (Trích Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ - Sếch-xpia) sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Đọc trước đoạn trích Thực thi công lí; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia và vở hài kịch Người lái buôn thành Vơ-ni-đơ.

Bài làm chi tiết: 

* Tác giả Uy-li-am Sếch-xpia:

Uy-li-am Sếch-xpia (1563 – 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục Hưng. Ông sinh ra và lớn lên tại Stratford-upon-Avon, nước Anh.

Ông được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại. Ông còn được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là “nhà thơ của dòng sông Avon”.

Năm 1578 khi nhà sa sút, ông phải thôi học

Năm 1585, ông lên thủ đô kiếm sống và giúp việc cho đoàn kịch. Lúc này nước Anh đang trong giai đoạn phồn thịnh, là mảnh đất thuận lợi cho lí tưởng nhân văn phát triển

Ông đã để lại hơn 40 vở kịch gồm: kịch lịch sử, bi kịch và hài kịch mà phần lớn là kiệt tác của văn học nhân loại

Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người.

* Tác phẩm Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ:

Thể loại: hài kịch

Phương thức biểu đạt: tự sự

“Người lái buôn thành Vơ-ni-đơ” là một vở kịch thế kỉ XVI (1596 – 1571) viết về một thương gia thành Venice tên là Antonio, người đã không có khả năng trả nợ một khoản nợ lớn vay từ một người Do Thái chuyên cho vay lấy lãi tên là Shylock.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Đọc lướt văn bản xem đoạn trích sử dụng những kiểu lời thoại nào (đối thoại, độc thoại).

Bài làm chi tiết: 

Đoạn trích sử dụng kiểu lời thoại: đối thoại giữa Poóc-xi-a và Sai-lốc.

Câu 2: Hành động kịch của Poóc-xi-a ở đây là gì.

Bài làm chi tiết: 

Hành động kịch của Poóc-xi-a ở đây là thuyết phục Sai-lốc đưa đến sự khoan hồng

Câu 3: Hình dung giọng điệu, cử chỉ, nét mặt, tâm trạng của Sai-lốc mỗi khi cất lời ca tụng vị quan tòa

Bài làm chi tiết: 

Giọng điệu, cử chỉ, nét mặt, tâm trạng của Sai-lốc mỗi khi cất lời ca tụng vị quan tòa: Sai-lốc thể hiện với tâm trạng ung dung, giọng điệu nịnh bợ, cử chỉ thành khẩn kinh trọng.

Câu 4: Lời thoại của Gra-ti-a-nô có gì giống và khác với lời thoại của Sai-lốc ở phần trước?

Bài làm chi tiết: 

* Lời thoại của Gra-ti-a-nô: 

  • “Ôi, quan tòa công minh quá, hả, Sai-lốc? Quan toàn giỏi quá?”
  • “Ôi, quan tòa giỏi quá, nhỉ, Sai-lốc? Ôi, quan toàn giỏi quá”.

* Lời thoại của Sai-lốc:

  • “Quan tòa thật là công minh quá!”
  • “Quan toàn thật là giỏi quá! Án quyết như thế, mới là án quyết chứ! Nào, anh, chuẩn bị đi.

* Nhận xét:

  • Giống nhau: Cả hai đều sử dụng cấu trúc tương tự “Ôi, quan tòa…” và đều sử dụng thấn từ “ôi” để thể hiện cảm xúc; đều là những lời khen, lời ca với vị quan tòa khi xử kiện.
  • Khác nhau:
  • Đối với Sai-lốc: đó là những lời khen, nịnh bợ của Sai-lốc với quan tòa khi nghe quan tòa thực thi công lý trên phiên xét xử
  • Đối với Gra-tin-a-nô: đấy là lời khen với quan tòa nhưng với mục đích là mỉa mai, châm biếm Sai-lốc.

Câu 5: Tưởng tượng suy nghĩ, tâm trạng của Sai-lốc khi nghe lời tuyên án của Poóc-xi-a.

Bài làm chi tiết: 

Suy nghĩ, tâm trạng của Sai-lốc khi nghe lời tuyên án của Poóc-xi-a:

Đến cuối phiên xét xử, Poóc-xi-a đã đưa ra lời tuyên án cho Sai-lốc với hình phạt thích đáng “một nửa tài sản của y sẽ bị tịch thu để trả lại cho người bị mưu hại, còn nửa kia sẽ bị sung vào quỹ riêng của nhà nước”.

Sai-lốc không thể tin rằng một phán quyết có thể được đưa ra chống lại anh, đặc biệt là khi anh đã chắn chắn rằng mình sẽ thắng trong vụ kiện. Sai-lốc có thể cảm thấy tức giận vì sự bất công mà anh nghĩ mình đã phải chịu đựng. Khi nhận ra rằng anh đã mất tất cả, từ tiền bạc đến danh vọng, Sai – lốc có thể cảm thấy tuyệt vọng, anh cảm thấy mình không còn gì để mất nữa. 

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Liệt kê các hành động kịch của nhân vật Poóc-xi-a và Sai-lốc trong đoạn trích Thực thi công lí, từ đó hãy nêu tình huống kịch trong đoạn trích.

Bài làm chi tiết: 

* Các hành động kịch của nhân vật Poóc-xi-a:

  • Hỏi Sai-lốc về tên cũng như nhận định về vụ kiện của Sai-lốc
  • Hỏi An-tô-ni-ô về việc thừa nhận văn khế
  • Yêu cầu và đưa ra những lĩ lẽ buộc Sai-lốc phải khoang hồng
  • Hỏi Ba-sa-ni-ô việc hoàn lại tiền cho Sai-lốc
  • Yêu cầu Sai-lốc đưa tờ văn khế
  • Lại một lần nữa yêu cầu Sai-lốc khoan hồng
  • Yêu cầu An-tô-ni-ô phanh ngực ra
  • Đưa ra các lý lẽ để nói rằng tờ văn khế cho phép Sai-lốc lấy thịt nhưng không được mất đi giọt máu nào
  • Đưa ra lời luận tội tuyên án với Sai-lốc

* Các hành động kịch của nhân vật Sai-lốc:

  • Không chấp nhận với lời yêu cầu khoan hồng và muốn được giải thích
  • Yêu cầu việc thực thi công lý và các điều khoản văn khế
  • Đưa tờ văn khế cho Poóc-xi-a
  • Yêu cầu Poóc-xi-a tiến hành cuộc xét xử
  • Không chấp nhận với yêu cầu của Poóc-xi-a
  • Chấp nhận lời đề nghị
  • Yêu cầu cho xin tiền nợ và để cho Sai-lốc đi
  • Từ bỏ việc đòi nợ

=> Tình huống kịch: Đoạn trích diễn ta trong một phiên tòa nơi Sai-lốc đòi lấy một miếng thịt từ Antonio như đã quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, Poóc-xi-a, một nhân vật giả trai, đã phân tích hợp đồng và chỉ ra rằng Sai-lốc không có quyền lấy máu của Antonio. Điều này đã tạo ra một tình huống căng thẳng và bất ngờ, khiến Sai-lốc phải đối mặt với việc mất tất cả tài sản của mình. Đây là một trong những cảnh quan trọng nhất của vở kịch, nơi công lý được thực thi và Sai-lốc phải chịu hậu quả của những hành động của mình.

Câu 2: Ghép phần văn bản ở cột A với cấu trúc đối thoại phù hợp ở cột B. Chỉ ra tác dụng của cách tổ chức các lời thoại đó.

Bài làm chi tiết: 

1 – d

2 – b, c

3 – a 

Tác dụng của cách tổ chức lời đối thoại đó: thể hiện tính cách trái ngược nhau của nhân vật trong đoạn trích Thực thi công lý: Sai-lốc một thương gia mưu mẹo, tham lam; Poóc-xi-a: đầy bản lĩnh, tự tin, thông minh

Câu 3: Chỉ ra và nêu nhận xét của em về xung đột kịch trong đoạn trích. (Gợi ý: Xung đột xảy ra giữa ai với ai và về điều gì? Đỉnh điểm của xung đột là khi nào? Xung đột được giải quyết bằng cách nào? Cảm xúc của người đọc diễn biến như thế nào theo mức độ phát triển của xung đột?...)

Bài làm chi tiết: 

- Nhận xét: Xung đột xảy ra giữa Poóc-xi-a và Sai-lốc về việc giải quyết vụ kiện của Sai-lốc với An-tô-ni-ô để thực hiện hình phạt lấy một cân thịt trên cơ thể An-tô-ni-ô.

- Đỉnh điểm của xung đột là khi Sai-lốc biết mình phải khoan hồng với vụ kiện tại phiên tòa xét xử; yêu cầu đòi hỏi công lý và thi hành các điều khoản của việc văn kiện. 

- Xung đột được giải quyết bằng việc Poóc-xi-a đã đưa ra những lí lẽ để chứng minh rằng văn khế đã kí của Sai-lốc và Ba-sa-nhi-ô không cho Sai-lốc có quyền thực hiện hình phạt ấy và thậm chi tất cả tài sản của Sai-lốc sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật

- Cảm xúc của người đọc: Người đọc có thể cảm thấy căng thẳng và lo lắng khi xung đột đạt đến đỉnh điểm. Tuy nhiên, khi xung đột được giải quyết, người đọc có thể cảm thấy hài lòng và nhẹ nhõm. 

Câu 4: Qua lời thoại và hành động kịch của nhân vật, hãy làm rõ tính cách của nhân vật Sai-lốc. Vì sao đây là một nhân vật hài kịch?

Bài làm chi tiết: 

Qua lời thoại và hành động kịch của nhân vật, có thể hiểu rõ tính cách của nhân vật Sai-lốc: Sai-lốc là một người Do Thái chuyện cho vay lẫy lãi. Ông ta thể hiện mình như một người đề cao công lý, công bằng là luật lệ. Tuy nhiên, thực chất bên trong ông ta chỉ muốn thực hiện mục tiêu ích kỉ cá nhân của mình, đó là giết An-tô-ni-ô. Điều này cho thấy Sai-lốc là một người tham lam và tàn độc.

Sai-lốc là một nhân vật hài kịch vì không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài. Mặc dù ông ta ra vẻ như mình là một người đề cao công lí và công bằng nhưng bên trong ông ta chỉ muốn thực hiện mục tiêu tham lam, tính toán, ích kỉ của cá nhân mình. Sai-lốc là kiểu hình mẫu nhân vật có tính cách cho các thói xấu đáng phê phán nên Sai-lốc được coi là nhân vật hài kịch.

Câu 5: Theo em, có nên sáp nhập tất cả những lời tuyên án, luận tội của Poóc-xi-a dành cho Sai-lốc vào một lượt lời thoại không? Vì sao? Qua đoạn trích này, hãy nêu và làm rõ nhận xét của em về nhân vật Poóc-xi-a

Bài làm chi tiết: 

* Theo em, không nên sáp nhập tất cả những lời tuyên án, luận tội của Poóc-xi-a dành cho Sai-lốc vào một lượt lời thoại, vì:

  • Những lời tuyên án, buộc tội của Poóc-xi-a đi theo một mạch trật tự logic nhất định, ngày càng phát triển từ việc lập luận bản chất của sự khoan hồng cho tới sự phân tích tờ văn khế để chỉ ra rằng hành động đòi một cân thịt của Sai-lốc sẽ phải bị tịch thu hết tài sài đất cát khiến cho Sai-lốc phải chấp nhận sự thật và còn phải chịu hình phạt thích đáng. Việc chia nhỏ các lời tuyên án và luận tội có thể giúp người nghe hiểu rõ hơn về quan điểm của Poóc-xi-a
  • Poóc-xi-a đưa ra những lời luận tội, tuyên án đều là đối thoại với Sai-lốc từ đó phát triển xung đột của kịch. Nếu sáp nhập lời tuyên án, luận tội của Poóc-xi-a dành cho Sai-lốc vào một lượt lời thoại có thể tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.

* Nhận xét: có thể thấy Poóc-xi-a là một nhân vật có quyết định mạnh mẽ và không khoan nhượng. Poóc-xi-a không ngần ngại đưa ra những lời tuyên án và luận tội mạnh mẽ, cho thấy sự quyết tâm và lòng kiên trì trong việc thực thi công lí. Tuy nhiên, điều này cũng có thể cho thấy sự cứng nhắc và thiếu linh hoạt trong quan điểm của Poóc-xi-a. Những đặc điểm này tạo nên một nhân vật phức tạp và đầy thách thức.

Câu 6: Hãy lựa chọn để đối thoại với một trong các ý kiến sau đây (Gợi ý: đồng tình, không đồng tình, lí do…).

  1. “Chính bản chất của sự khoan hồng là không theo áp lực; nó từ trên trời sa xuống như một trận mưa tốt lành; nó được trời ban phước hai lần: được ban phước trong kẻ ra ơn cũng như trong kẻ chịu ơn.” (lời của Poóc-xi-a)
  2. “[…] tôi khẩn cầu các ngài: các ngài hãy bắt công lí phải nhượng bộ, nhân danh uy quyền của các ngài; các ngài hãy làm cái việc sai trái nhỏ đó để nhằm một việc nhân nghĩa rất lớn. […]” (lời của Ba-sa-ni-ô).
  3. “Không có quyền lực nào ở Vơ-ni-đơ có quyền thay đổi một sắc lệnh đã ban bố; làm như vậy sẽ tạo nên môt tiền vệ, và vin vào cái gương đó, trăm nghìn sự nhũng lạm sẽ xúm lại làm hại nhà nước; không thể làm như thế được” (lời của Poóc-xi-a)

Bài làm chi tiết: 

Em chọn quan điểm a) và em đồng ý với quan điểm này, không nên bị áp lực mà nên tự nhiên như một trận mưa từ trên trời sa xuống. Điều này không chỉ mang lại cảm giác thoải mái cho người mang ơn mà con mang lại niềm vui và sự cảm kích cho người nhận ơn.

Sự khoan hồng không chỉ là việc tha thứ cho người khác mà còn là việc giúp chính bản thân mình giải thoát khỏi những mối hận thù, giận dữ. Khi ta khoan dung, ta không chỉ giúp người khác mà còn giúp chính mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là sự khoan hồng không nên bị lạm dunggj để bao che cho những hành vi sai trái. Sự khoan hồng cần đi đôi với sự công bằng và trách nhiệm.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 2: Thực thi công lí (Trích Người ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 2: Thực thi công lí (Trích Người

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net