Hướng dẫn soạn bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu) sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu 1: Tìm hiểu về tác giả, bối cảnh thời đại và hoàn cảnh Phan Bội Châu sáng tác bài Lưu biệt khi xuất dương.
Bài làm chi tiết:
* Tác giả Phan Bội Châu:
* Bối cảnh thời đại - Bối cảnh lịch sử đất nước:
* Hoàn cảnh Phan Bội Châu sáng tác bài Lưu biệt khi xuất dương: Bài thơ được Phan Bội Châu sáng tác trong hoàn cảnh trước khi ông lên đường sang Nhật để từ giã bạn bè, đồng chí. Bài thơ này là một bài thơ tiêu biểu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu, mang ý nghĩa là lời chia tay, từ biệt bạn bè và đồng chí để lên đường sang Nhật, dấy lên phong trào Đông Du.
Câu 2: So sánh phần Phiên âm, Dịch nghĩa với phần Dịch thơ để thấy được những điểm tương đồng và thay đổi giữa bản dịch và nguyên tác, từ đỏ hiểu sâu hơn bài thơ.
Bài làm chi tiết:
Lời dịch thơ so với nguyên tác đã có phần chưa sát nghĩa:
Câu 1: Chú ý “chí làm trai” và quan niệm sống của nhân vật trữ tình.
Bài làm chi tiết:
Câu 2: Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận có tác dụng gì?
Bài làm chi tiết:
* Tác dụng của nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận:
Ở hai câu thực: Sự đối lập về ý trong câu thơ “Ư bách niên trung tu hữu ngã”. “Tu hữu ngã” nghĩa là phải có ta. Tác giả tự xưng bản thân mình là “ta” một cách ngạo nghễ. Thể hiện ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cá nhân đối với vận mệnh trăm năm. Điều này đối lập với sự tư cao cá nhân.
Ở hai câu luận: Câu thơ “Non sông đã chết, sống thêm nhục” sử dụng cặp từ đối nhau “sống – chết”. Câu thơ nhận thức về tình trạng của đất nước hiện nay: triều đại phong kiến đã suy sụp, đổ nát, khi mà cả vua lẫn quan ai nấy đều hèn nhát, sợ sệt, chỉ ham vinh hoa phú quý mà chấp nhận để kẻ thù chà đạp đất nước. Từ đó tác giả thể hiện quan niệm về vinh nhục: Đối với một nhà nho yêu nước, sự suy sụp, đau đớn của dân tộc và sự ngang tàn của thực dân là một nỗi nhục nhã vô cùng.
=> Hai câu thơ thực đối với hai câu luận làm nổi bật lên quan niệm sống của nhân vật trữ tình: ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân, vai trò của cá nhân trong bối cảnh thời đại lịch sử của đất nước.
Câu 1: “Chí làm trai” của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trong hai câu đề?
Bài làm chi tiết:
“Chí làm trai” của nhân vật trữ tình được thể hiện trong hai câu đề:
=> Nhân vật trữ tình trong bài thơ có một khát vọng lớn lao: không chỉ bộc lộ tấm lòng yêu nước, mà còn nêu lên một tinh thần sẵn sàng chống giặc cứu nước. Đây chính là sự tiếp nối khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài “Chơi xuân”: “Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi, Sinh thời thế phải xoay nên thời thế”.
Câu 2: Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận (ý thức về cái tôi, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,..)
Bài làm chi tiết:
* Quan niệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận:
- Hai câu thực: ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc
+ Tư tưởng “trăm năm cần có tớ” khẳng định giá trị cá nhân và khát khao đóng góp cho đất nước.
+ Câu hỏi tu từ “há không ai” thể hiện khát vọng ra đi tìm đường cứu nước, nhắn nhủ, gửi gắm tới các thế hệ sau
=> Ý thức về cái tôi: trách nhiệm sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó
- Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ
+ “Non sông đã mất sống thêm nhục”. Câu thơ nhận thức về tình trạng của đất nước hiện nay: triều đại phong kiến đã suy sụp, đổ nát, khi mà cả vua lẫn quan ai nấy đều hèn nhát, sợ sệt, chỉ ham vinh hoa phú quý mà chấp nhận để kẻ thù chà đạp đất nước. Từ đó tác giả thể hiện quan niệm về vinh nhục: Đối với một nhà nho yêu nước, sự suy sụp, đau đớn của dân tộc và sự ngang tàn của thực dân là một nỗi nhục nhã vô cùng.
+ “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”: Câu thơ nhận thức về sự lỗi thời và lạc hậu của nền Nho học: Trong giờ phút này, việc học Tam tự kinh, Luận ngữ hay các triết lý Nho học không thể đấu lại với súng đạn của kẻ thù, không thể vực dậy đát nước bằng lối tư duy cứng nhắc, thiếu linh hoạt ấy nữa.
=> Thể hiện thái độ dứt khoát từ bỏ cái cũ, lạc hậu lỗi thời để tiến đến với một tư tưởng mới, đặt những bước đi đầu tiên trên con đường cứu nước theo khuynh hướng tư bản. Đồng thời thể hiện quan niệm sống mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ.
Câu 3: Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ở hai câu kết?
Bài làm chi tiết:
Khát vọng của nhân vật trữ tình qua hai câu kết: “Muốn vượt biển Đông theo cánh gió/ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. Hai câu thơ này thể hiện khát vọng hành động, tư thế buổi lên đường của nhân vật. Tác giả dựng bối cảnh kì vĩ, hiện lên qua hình ảnh thơ “trường phong” (ngọn gió dài), “thiên trùng bạch lãng” (ngàn đợt sóng bạc) phù hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này muốn theo dõi ngọn gió dài đi qua biển Đông, vượt qua ngàn đợt sóng bạc để bay lên. Điều này thể hiện khát vọng hào hùng, mãnh liệt của nhân vật, khao khát giải phóng dân tộc, khát vọng sống cao cả và tư thế con người kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ.
Câu 4: Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu,...
Bài làm chi tiết:
* Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ:
Câu 5: Cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.
Bài làm chi tiết:
Cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Em cảm nhận được sự kiên trì và quyết tâm của nhân vật khi ông quyết tâm “làm trai phải lạ ở trên đời”, không chấp nhận cuộc sống bình thường mà luôn theo đuổi những ước mơ và kỳ vọng lớn. Điều này cho thấy nhân vật có một tinh thần không ngại khó khăn, không ngại thách thức, luôn sẵn lòng vượt qua mọi rào cản để đạt được mục tiêu của mình.
Đồng thời, em cũng cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của nhân vật. Điều này thể hiện qua khát vọng lớn lao của nhân vật: không chỉ bộc lộ tấm lòng yêu nước, mà còn nêu lên một tinh thần sẵn sàng chống giặc cứu nước. Điều này cho thấy nhân vật có một lòng yêu nước mãnh liệt, luôn coi trọng lợi ích của quê hương, đất nước trên hết.
Tóm lại, nhân vật trữ tình trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về một người trai tráng, một nhà cách mạng đầy nhiệt huyết và quyết tâm, luôn sẵn lòng vì quê hương, đất nước. Đây chính là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ ngày nay.
Câu 6: Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện trong bài thơ còn có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề này bằng một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng).
Bài làm chi tiết:
* Ý nghĩa đối với thế hệ trẻ ngày nay:
Em tin rằng quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện trong bài thơ còn có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ ngày nay. Những giá trị mà bài thơ mang lại như lòng yêu nước, tinh thần không ngại khó khăn, quyết tâm theo đuổi ước mơ và kỳ vọng lớn là những điều mà thế hệ trẻ cần học hỏi và tiếp nối. Bài thơ cũng khích lệ thế hệ trẻ phải tự tin, kiên trì và không ngại thách thức để đạt được mục tiêu của mình. Đây chính là những giá trị quý giá mà thế hệ trẻ cần phải nắm bắt và phát huy trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất