Soạn chi tiết Ngữ văn 12 Cánh diều bài 6: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)

Hướng dẫn soạn bài 6: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

1. Chuẩn bị:

- Xem lại phần kiến thức ngữ văn và nội dung bài Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh Cuộc đời và sự nghiệp để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Liên hệ với bài học môn Lịch Sử và những hiểu biết thực tế của bản thân về bối cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc Lập và việc Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn này.

Bài làm chi tiết: 

- Bối cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập: 

+ 22/08/1945: Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội 

+ 25/08/1945: Hồ Chí Minh cùng Ủy ban dân tộc giải phóng về đến Hà Nội. Người ở tại số nhà 48 Hàng Ngang của nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô

+ Đêm 28/08/1945: Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh khởi thảo Bản Tuyên ngôn độc lập tại nhà số 48 Hàng Ngang. 

+ 31/08/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lại, bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn độc lập. 

- Trong bối cảnh chiến tranh Đông Dương, Hồ Chí Minh thấy cần phải công bố chủ quyền của Việt Nam để cùng nhau chống lại thực dân Pháp và Nhật Bản nên Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập.

+ Việc viết bản Tuyên ngôn Độc lập giúp thể hiện quyết tâm và ý chí dân tộc Việt Nam trong việc đấu tranh cho tự do và độc lập.

+ Hơn nữa, bản Tuyên ngôn độc lập không phải chỉ được đọc trước nhân dân Việt Nam mà còn trước thế giới, đặc biệt là trước những kẻ thù đang chuẩn bị chiếm lại nước ra. 

2. Đọc hiểu

Câu 1: Chú ý các trích dẫn.

Bài làm chi tiết: 

- “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” 

- “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Câu 2: Chú ý cách lập luận của tác giả.

Bài làm chi tiết: 

Tác giả đã lập luận 1 cách đầy đanh thép, dứt khoát và sắc bén

-> Thể hiện được sự quyết tâm và ý chí kiên cường trong từng câu văn.

Ví dụ như: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”, “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”.

Câu hỏi 3: Những biện pháp tu từ nào được vận dụng trong phần này?

Bài làm chi tiết: 

- Trong phần này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê .

- Tác dụng: 

+ Chỉ ra những hành động tàn bạo của kẻ thù đối với nhân dân ta và những áp bức mà dân tộc ta đã phải gánh chịu khi ấy. 

+ Làm cho đoạn văn thêm hay, sinh động, giàu sức biểu đạt 

-> Độc giả thấy được ý chí kiên cường, sắt đá mà nhân dân ta có được, sự đoàn kết, đồng lòng, cùng nhau đứng lên đấu tranh, chống lại cái ác để đem lại độc lập và tự do cho đất nước.

Câu 4: Chú ý các bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan của người viết.

Bài làm chi tiết: 

- Bằng chứng khách quan: 

+“Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.”

+“Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp”.

+“Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi ngườ Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thawngrtay khủng bố Việt Minh hơn nữa”. 

- Ý kiến chủ quan: 

+“Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”

+“Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không bảo hộ được ra, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”

+“Tuy vậy, đối với Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản của họ.

Câu 5: Những câu văn nào thể hiện tính chất “tuyên ngôn”?

Bài làm chi tiết: 

Đó là những câu:

- “Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam” 

- “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê – hê – răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.”

Câu 6: Chú ý tính biểu cảm.

Bài làm chi tiết: 

Mỗi lời văn, câu văn thể hiện những sắc thái biểu cảm khác nhau:

- Từng lời văn: Thể hiện khí phách, ý chí quyết tâm, kiên định và đầy tự hào hùng. 

Ví dụ như: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” 

- Từng câu văn thể hiện tính đanh thép, dứt khoát. 

Ví dụ như: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng ….” 

3. Câu hỏi cuối bài

Câu 1: Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc Lập.

Bài làm chi tiết: 

Hoàn cảnh ra đời:

- Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân.

- Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang.

- Ngày 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”. 

Câu 2: Mục đích của bản Tuyên ngôn Độc Lập là gì và hướng tới những đối tượng nào?

Bài làm chi tiết: 

- Mục đích của bản Tuyên ngôn Độc lập: 

+ Khẳng định với thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

+ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

+ Ngăn chặn âm mưu chuẩn bị chiếm lại nước ta của bọn đế quốc thực dân.

+ Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Thế giới, cổ vũ, khích lệ tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. 

- Đối tượng mà bản Tuyên ngôn độc lập hướng đến:

+ Toàn thể dân tộc Việt Nam 

+ Thực dân Pháp.

+ Phe Đồng minh và nhân dân thế giới.

Câu hỏi 3: Phân tích logic lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập theo trình tự: Mở đầu nêu luận đề gì? Phát triển luận đề bằng các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng như thế nào? Kết thúc ra sao?

Bài làm chi tiết: 

- Mở đầu: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng việc đề cập đến quyền tự do, bình đẳng và quyền lợi của dân tộc Việt Nam.

Dẫn chứng: 

+ “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” 

- Phát triển luận đề: 

+ Bằng việc chứng minh rằng mọi nước có quyền tự do, bình đẳng và sống theo quy chế dân chủ, Bác đã trình bày các lí do lịch sử, kinh tế và chính trị để chứng minh tại sao Việt Nam cần phải độc lập.

+ Bằng chứng là tình hình bất công và áp bức mà dân tộc Việt Nam đang phải đối mặt dưới thời Pháp.

Dẫn chứng: 

+“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”

+“Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu”,…

- Kết thúc: 

+ Tuyên bố quyết tâm và lòng dũng cảm của dân tộc Việt Nam trong việc đấu tranh cho độc lập, tự do và bình đẳng, kêu gọi mọi công dân, mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam cùng đoàn kết và chiến đấu cho mục tiêu cao cả này.

+ Đồng thời, Bác cũng thể hiện sự hi vọng và kỳ vọng vào sự ủng hộ từ phía cộng đồng quốc tế trong việc đạt được mục tiêu độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

Dẫn chứng:

 +“Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”.

Câu hỏi 4: Chỉ ra và làm rõ thành công về nghệ thuật của bản Tuyên ngôn từ các phương diện: cấu trúc câu, biện pháp tu từ, câu khẳng định và câu phủ định.

Bài làm chi tiết: 

Thành công về nghệ thuật của bản Tuyên ngôn:

- Cấu trúc câu: 

+ Ngắn gọn, rõ ràng, khoa học và chặt chẽ, truyền đạt thông điệp một cách dễ hiểu và mạch lạc.

+ Câu văn mang ý nghĩa sâu sắc và đề cao tính thống nhất.

VD: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” hay “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”

- Biện pháp tu từ: Sử dụng các từ ngữ và cụm từ biểu tượng

-> Tạo ra hình ảnh và ý tưởng rõ ràng, sâu sắc và ấn tượng. Qua đó, làm tăng sức biểu đạt và thuyết phục cho bản Tuyên ngôn.

VD: Biện pháp tu từ liệt kê các tội ác của kẻ thù: “Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân”, “Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nói giống ta suy nhược”,…

- Câu khẳng định và câu phủ định:

+ Nhằm thể hiện quyết tâm và niềm tin mạnh mẽ vào mục tiêu độc lập.

+ Bên cạnh đó, câu phủ định cũng được sử dụng để phản bác những ý kiến trái chiều và tôn vinh tinh thần chiến đấu của nhân dân.

VD: “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”.

Câu 5: Những đặc điểm nổi bật của văn chính luận như tính luận chiến, tính cảm xúc đã được thể hiện như thế nào trong bản Tuyên ngôn Độc lập?

Bài làm chi tiết: 

Những đặc điểm nổi bật của văn chính luận:

- Tính luận chiến: 

+ Sử dụng lập luận cẩn thận, logic và phong phú để bảo vệ quan điểm của mình, thể hiện sự rành mạch và sâu sắc trong tư duy

+ Bản Tuyên ngôn độc lập đã trở thành một tác phẩm văn chính luận cổ điển với giá trị lịch sử và văn học lớn lao thông qua sự điêu luyện trong nghệ thuật biện luận và sự sáng tạo trong việc trình bày ý kiến.

- Tính cảm xúc: 

+ Sử dụng ngôn từ sôi động, lôi cuốn để gây ấn tượng và lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến đối tượng nghe hoặc đọc.

+ Sử dụng lời văn súc tích, đầy ảnh hưởng để thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của mình.

Câu hỏi 6: Theo em, bản Tuyên ngôn Độc lập và hai tác phẩm Sông núi nước Nam (khuyết danh) và Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) có chung tư tưởng và cảm hứng gì? Từ đó, nêu khái quát ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập.

Bài làm chi tiết: 

-  Tư tưởng: Cả 3 tác phẩm đều thể hiện khát vọng và sự quyết tâm của người Việt Nam trong việc đấu tranh giành lại tự do và độc lập cho dân tộc. Trong đó:

+ Bản Tuyên ngôn Độc lập thể hiện ý chí độc lập, chủ quyền dân tộc,

+ Sông núi nước Nam thể hiện tinh thần cống hiến cho đất nước và dân tộc, 

+ Đại cáo bình Ngô lên án sự thiên vị đối với quan lại, làm cho dân chịu nhiều thiệt thòi. 

-  Cảm hứng: Truyền cảm hứng về:

+ Lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, đoàn kết cùng nhau đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược 

+ Khát vọng về 1 đất nước độc lập, tự do, nhân dân có 1 cuộc sống bình yên và hạnh phúc. 

-> Ý nghĩa:

+ Bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định quyền tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam và gửi thông điệp yêu nước, yêu hòa bình đến toàn thể nhân dân thế giới.

+ Bản Tuyên ngôn Độc lập đã đánh dấu sự chấm dứt chính thức cho thời kỳ thuộc địa và khởi đầu cho quá trình cải cách toàn diện của đất nước.

+ Đây được coi là một trong những tài liệu quan trọng của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 7: Em thích nhất đoạn văn nào trong bản Tuyên ngôn Độc lập? Vì sao?

Bài làm chi tiết: 

- Em thích nhất đoạn văn cuối cùng, từ chỗ: “Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới,… giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”

- Vì:

+ Đoạn này ẩn chứa sự quyết tâm thông qua lời văn đanh thép, lập luận sắc sảo và lý lẽ thuyết phục. 

+ Chỉ rõ mục tiêu chung mà toàn dân tộc hướng đến và sự quyết tâm của toàn dân trong việc dành tự do và độc lập cho dân tộc, mang lại cho nhân dân 1 cuộc sống ấm no, hạnh phúc

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, sự đoàn kết toàn dân tộc, ý chí kiên cường và niềm tin vào chiến thắng. 

+ Truyền thông điệp đến thế hệ trẻ ngày nay lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thông dân tộc và lòng biết ơn về sự dũng cảm của những thế hệ cha anh đi trước.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 6: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 6: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net