Soạn chi tiết Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Hướng dẫn soạn bài 4: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

CHUẨN BỊ

Câu 1: Kết cấu văn bản có mấy phần, người được nói đến trong bài văn tế là ai, được tái hiện như thế nào?

Bài làm chi tiết:

* Văn bản gồm 4 phần:

  • Phần 1: từ đầu đến “tiếng vang như mõ – phần Lung khởi: Khái quát về cuộc đời của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc
  • Phần 2: từ “nhớ linh xưa” đến “tàu đòng súng nổ” – phần Thích thực: Kể lại cuộc đời, công đức của những người nghĩa sĩ
  • Phần 3: từ “Ôi!” đến “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ” – phần Ai vãn: Lời thương tiếc trước sự ra đi của người đã khuất.
  • Phần 4: còn lại – phần Kết: Lòng biết ơn, sự khẳng định đối với những công lao, phẩm tiết của những người nghĩa sĩ.

* Người được nói đến trong bài văn tế là những người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Họ được tái hiện qua những hình ảnh rất sống động và thực tế trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 2: Người đứng tế là ai, bộc lộ thái độ, tình cảm gì? 

Bài làm chi tiết:

Người đứng tế là Nguyễn Đình Chiểu

Thái độ, tình cảm của người đứng tế: Nguyễn Đình Chiểu bộc lộ thái độ, tình cảm sâu sắc trong bài văn tế này. Ông ngợi ca, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc. Bài văn không chỉ là nỗi xót thương trước sự ra đi của các nghĩa quân, mà còn là sự bày tỏ niềm kính trọng, sự ngưỡng mộ của tác giả, nói hộ nỗi lòng của nhân dân Cần Giuộc (và xa hơn là nhân dân Nam Bộ) trước khí phách của những “nông dân áo vải”, dám đương đâu với ách cai trị của thực dân đế quốc.

Câu 3: Từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu có gì đặc sắc?

Bài làm chi tiết:

Từ ngữ: Bài văn sử dụng ngôn ngữ bìn dị, trong sáng, sinh động. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh. Đặc biệt tác giả sử dụng nhiều thán từ và những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh.

Hình ảnh: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đưuợc miêu tả một cách chân thực, sống động và thực tế. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh có tính chất đối lập giữa nổi dậy và không nổi dậy khởi nghĩa để khẳng định sâu sắc ý nghĩa sự hi sinh để lại tiếng thơm cho đời

Giọng điệu: Giọng điệu chung của bài văn tế nói chung là lâm li, thống thiết. Tác giả đã sử dụng nhiều thán từ và những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh để tạo nên giọng điệu đặc sắc cho bài văn.

Câu 4: Chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài văn tế là gì?

Bài làm chi tiết:

Chủ đề chính cửa bài văn tế là việc ca ngợi, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc. 

Cảm hứng chủ đạo của bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sin vì Tổ quốc. 

Câu 5: Đọc trước bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; tìm hiểu thêm những từ ngữ khó, những điển cố được sử dụng trong văn bản.

Bài làm chi tiết: 

Những từ ngữ khó, những điển cố được sử dụng trong văn bản:

  • Từ khó: cui cút, xa thư, hỏa mai, xác phàm, tài bồi, thiên nhân...
  • Điển cổ: Chém rắn đuổi hươu, Gươm hùm treo mộ

Câu 6: Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc giúp cho việc đọc hiểu tác phẩm.

Bài làm chi tiết:

* Tác giả Nguyễn Đình Chiểu: 

  • Nguyễn Đình Chiểu (1882 – 1888), tự là Mạch Trạch, hiệu là Trọng Phủ, Hối Trai, quê tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).
  • Ông là một nhà thơ lớn của Nam Kì, xuất thân trong gia đình nhà Nho, sinh ra và lớn lên trong thời kì loạn lạc nên cuộc đời gặp nhiều gian nan, trắc trở.
  • Năm 1843, ông đỗ tú tài ở trường thi Gia Định. Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mắt nặng rồi bị mù.
  • Về quê, không khuất phục trước số phận oan nghiệt, nhà thơ mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân, tiếng thơ ông Đồ Chiều vang khắp lục tỉnh.
  • Ông là một tâm gương giàu nghị lực, giàu lòng yêu nước và tinh thần bất khuất kiên cường trước kẻ thù xâm lược. Dù bị tàn tật, ông vẫn là một thầy giáo tận tâm, là một thầy thuốc giàu ý đức và là một nhà thơ xuất sắc. Ở cương vị nào ông cũng làm việc và cống hiến hết mình.

* Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm:

  • Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ anh dũng đứng lên chống giặc, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra
  • Đêm 16/12/1861, những nghĩa sĩ nông dân trong tay chỉ có vũ khí thô sơ đã tốn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Đinh, gây tổn thất cho giặc. Trận đánh đã thu hồi được một số thắng lợi nhưng gần 20 nghĩa sĩ đã anh dũng hi sinh.
  • Chính vì thế Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này để ghi nhận công lao của những người nông dân áo vải trở thành những người anh hùng đó. Bài văn tế này không chỉ là một thiên anh hùng ca đặc sắc, mà còn là lời bộc bạch gan ruột của những người dân không chịu làm nô lệ, thề đánh quân xâm lược đến cùng, là lời trách móc thầm trâm đối với thái độ đầu hàng.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Chú ý hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc sống đời thường. 

Bài làm chi tiết:

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc sống đời thường: 

  • Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó
  • Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ
  • Thành thục với nghề nông trang

Câu 2: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được miêu tả như thế nào trong chiến đấu? 

Bài làm chi tiết:

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong chiến đấu:

  • Vật dụng chiến đấu: manh áo vải, ngọn tầm vông, dao phay…
  • Hành động: đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào, đâm ngang, chém ngược, xô đẩy…
  • Khí thế: coi giặc cũng như không, nòa sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, liều mình như chẳng có.

=> Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ với tư thế chiến đấu anh dũng, kiên cường.

Câu 3: Tiếng khóc trong bài văn tế có sự cộng hưởng nhiều nguồn cảm xúc. Đó là những cảm xúc nào? 

Bài làm chi tiết:

Tiếng khóc trong bài văn tế có sự cộng hưởng nhiều nguồn cảm xúc khác nhau:

  • Nỗi nuối tiếc, hận cho những người phải hi sinh sự nghiệp dang dở, chí nguyện chưa thành
  • Nỗi xót xa của gia đình của những những nghĩa sĩ khi mất người thân
  • Nỗi căm hờn với kẻ thù đã gây ra biết bao khó khăn, đau khổ
  • Tiếng khóc uất ngẹn trước tình cảnh đau thương của dân tộc
  • Sự cảm phục và tự hào với những người nông dân đã dũng cảm, kiên cường để bảo vệ nền độc lập Tổ quốc.

Câu 4: Chú ý tình cảm, tâm nguyện của người còn sống đối với người đã hi sinh.

Bài làm chi tiết:

Tình cảm, tâm nguyện của người còn sống đối với người đã hi sinh: 

Tác giả đã bàn luận về ý nghĩa cao cả của sự hi sinh và bày tỏ sự xót thương của nhân dân đối với những người vì nước quên thân

Những nghĩa sĩ nông dân dũng cảm, kiên cường, xả thân vì nghĩa. Cái chết đầy khí phách, hào hùng khiến họ được tôn vinh, nhân dân tín ngưỡng, thờ phụng; tiếng thơm lưu truyền.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn, hãy xác định bố cục và nêu ý chính trong các phần của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Bài làm chi tiết:

Bố cục và ý chính trong các phần của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: 4 phần

+ Phần 1: từ đầu đến “tiếng vang như mõ – phần Lung khởi: Khái quát về cuộc đời của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Phần 2: từ “nhớ linh xưa” đến “tàu đòng súng nổ” – phần Thích thực: Kể lại cuộc đời, công đức của những người nghĩa sĩ

+ Phần 3: từ “Ôi!” đến “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ” – phần Ai vãn: Lời thương tiếc trước sự ra đi của người đã khuất.

+ Phần 4: còn lại – phần Kết: Lòng biết ơn, sự khẳng định đối với những công lao, phẩm tiết của những người nghĩa sĩ.

Câu 2: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được tái hiện như thế nào trong phần Thích thực của bài văn tế? (Chú ý hình ảnh của họ trong sinh hoạt đời thường, khi kẻ thù xâm phạm đất nước, trong “trận nghĩa đánh Tây").

Bài làm chi tiết:

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong phần Thích thực của bài văn tế:

  • Trong sinh hoạt đời thường: Họ là những người nông dân nghèo khổ, chăm chỉ, cần mẫn làm ăn. Họ là “dân áp, dân lân”, “ngoài cật có một manh áo vải”. Bản tính lại hiền lành, chất phác, quanh năm suốt tháng “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó”. Bên trong lũy tre làng, họ “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”, thành thục với nghề nông trang.
  • Khi kẻ thù xâm lược đất nước: Có sự chuyển biến về tình cảm, nhận thức, hành động tự nguyện. Khi nghe tin quân giặc đến, dù là dân thường nhưng những người nông dân lòng đầy sốt ruột.
  • Trong trận đánh Tây: Họ được so sánh với lính thú thời xưa.

Câu 3: Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào? Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi lụy không? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc khác nhau: 

  • Nỗi nuối tiếc, hận cho những người phải hi sinh sự nghiệp dang dở, chí nguyện chưa thành
  • Nỗi xót xa của gia đình của những những nghĩa sĩ khi mất người thân
  • Nỗi căm hờn với kẻ thù đã gây ra biết bao khó khăn, đau khổ
  • Tiếng khóc uất ngẹn trước tình cảnh đau thương của dân tộc
  • Sự cảm phục và tự hào với những người nông dân đã dũng cảm, kiên cường để bảo vệ nền độc lập Tổ quốc.

Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi lụy nhưng không đượm mài tang tóc, bi lụy bởi nó mang âm hưởng tự hào, của sự khẳng định.

Câu 4: Phân tích một số thành công nghệ thuật của bài văn tế (nghệ thuật sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, đối,…)

Bài làm chi tiết:

Một số thành công nghệ thuật của bài văn:

  • Sử dụng tư ngữ giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam Bộ
  • Nhiều thủ pháp nghệ thuật được sử dụng thành công

+ Phép đối đươc sử dụng rộng rãi, đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Đối từ ngữ: trống kì>< trống giục, lướt tới>< xông vào, đâm ngang ><  chém ngược, hè trước >< ó sau… Đối ý: ta (manh áo vải, ngọn tầm vông) >< địch (đạn nhỏ, đạn to, tàu sắt, tàu đồng); vũ khí thô sơ (rơm con cúi, lưỡi dao phay) >< chiến thắng lớn (đốt xong nhà dạy đạo, chém rớt đầu quan hai)… Những phép đối nói trên đã khắc họa vẻ đẹp bi tráng của người nông dân nghĩa sĩ.

+ Các hình ảnh biểu tượng: súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ…

+ So sánh: trông tin quan như trời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ

  • Giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với nội dung biểu đạt, trạng thái cảm xúc, trên nền âm hưởng chủ đạo là thống thiết.

+ Khi gợi lại cuộc sống lam lũ, nghèo khó của người nông dân: Giọng văn bùi ngùi, trầm lắng

+ Khi tái hiện trận công đồn: Nhịp điệu văn nhanh, mạnh, dồn dập, khắc họa những hành động khẩn trương, quyết liệt, gợi tả khí thế sôi động, tâm trạng hào hứng, hả hê: kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.

+ Khi ca ngợi những người nghĩa sĩ xả thân vì nước: Lời văn trở nên trang trọng, tự hào.

Câu 5: Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào?

Bài làm chi tiết:

Những điểm thể hiện cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu:

  • Nhấn mạnh gốc gác nông dân của người nghĩa sĩ: Trong bài văn tế, Nguyễn Đình Chiểu đã nhấn mạnh rằng những người nghĩa sĩ vốn là nông dân. Điều này tạo ra một cái nhìn mới, tiến bộ hơn so với văn học trung đại, khi mà thường chỉ ca ngợi những anh hùng là quan tử, nho sĩ mà bỏ qua người nông dân
  • Sử dụng ngôn ngữ và chi tiết bình thường, quen thuộc trong đời sống hàng ngày: Nguyễn Đình Chiểu đã dùng nhiều ngôn ngữ và chi tiết bình thường, quen thuộc trong đời sống hàng ngày để dựng lên hình ảnh rất sống độn của thế hệ những người chống Pháp tiêu biểu buổi ấy.
  • Tạo ra hình ảnh người anh hùng từ người nông dân: Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, văn chương có cái nhìn tiến bộ, mới mẻ về hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân. Những người nông dân này, dù quanh năm nghèo khó, chưa từng cầm vũ khí nhưng khi quân Pháp đến thì xông lên chiến đấu quên mình, biểu thị tinh thần dũng mãnh bất khuất, tiêu biểu cho ý chí độc lập, tự do của dân tộc. 

Câu 6: Từ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em hãy viết một đoạn Văn (khoảng 10 – 12 dòng) chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ “nhục” và “vinh” trong cuộc sống.

Bài làm chi tiết:

Trong cuộc sống, "nhục" và "vinh" luôn song hành như hai mặt của cùng một đồng xu. "Nhục" thường được gắn liền với những cảm xúc tiêu cực như thất bại, tủi nhục, hay sự tổn thương. Tuy nhiên, "nhục" không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Nó là bài học quý giá giúp ta trưởng thành, mạnh mẽ hơn và trân trọng những gì mình đang có. Ngược lại, "vinh" thường mang đến niềm vui, sự tự hào và thành công. Tuy nhiên, "vinh" cũng có thể dẫn đến những hệ quả tiêu cực nếu ta không biết trân trọng và kiềm chế. Kiêu ngạo, tự mãn và lạc lối là những "kẻ thù" tiềm ẩn sau ánh hào quang của "vinh". Cuộc sống là hành trình không ngừng nỗ lực, vượt qua thử thách để đạt được thành công. Trên con đường ấy, ta sẽ trải qua cả "nhục" và "vinh". Điều quan trọng là ta phải biết cách nhìn nhận và trân trọng cả hai khía cạnh này. Hãy nhớ rằng, "nhục" và "vinh" chỉ là hai mặt của cùng một đồng xu, và chính ta là người quyết định giá trị của đồng xu ấy.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 4: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 4: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net