Soạn chi tiết Ngữ văn 12 Cánh diều bài 9: Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học – công nghệ (Nguyễn Thế Nghĩa)

Hướng dẫn soạn bài 9: Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học – công nghệ (Nguyễn Thế Nghĩa) sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

1. Chuẩn bị

Câu 1: Tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ghi lại những thông tin cơ bản.

Bài làm chi tiết:

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là Công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này tập trung vào công nghệ kỹ thuật số. Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. 

- Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.

- Công nghiệp 4.0 cho phép những cải tiến thông minh tham gia vào hoạt động sản xuất, làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt và đáp ứng khách hàng hơn. 

+ Trong tương lai, công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và do đó các doanh nghiệp cần sẵn sàng để chuẩn bị cho một sự đổi mình liên tục thể cập nhật các xu hướng hiện đại sắp tới.

- Lợi ích: Tối ưu hóa quy trình sản xuất, Tăng năng suất và doanh thu, phát triển công nghệ tăng tốc, dịch vụ khách hàng tốt hơn,…

- Hạn chế: Mối đe dọa về việc dữ liệu bảo mật bị đánh cắp, sự không bắt kịp những thay đổi về công nghệ của con người,…

Câu 2: Theo em, người có trí thức có vai trò gì trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

Bài làm chi tiết:

- Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người trí thức thường đóng vai trò:

+ Là những nhà thiết kế, nhà phát triển, nhà nghiên cứu, nhà vận hành trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu, máy học và robot.

+ Họ giúp tạo ra những giải pháp công nghệ mới, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả của các ngành sản xuất và dịch vụ. 

+ Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ hội việc làm mới và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

2. Đọc hiểu

Câu 1: Đọc lướt và xác định các đề mục lớn của văn bản.

Bài làm chi tiết:

Các đề mục lớn: 

- Nhận diện cách mạng công nghiệp 4.0

- Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0

- Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam 

- Vai trò của đội ngũ tri thức khoa học – công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Câu 2: Trong mục 1, người viết đã sắp xếp thông tin theo cách nào?

Bài làm chi tiết:

Trong mục 1, người viết đã sắp xếp thông tin theo một trật tự nhất định về thời gian: 

- Đầu tiên là cuộc cách mạng lần thứ nhất (1.0) diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, làm xuất hiện nền sản xuất cơ khí. 

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) diễn ra vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm xuất hiện nền sản xuất theo dây chuyền hàng loạt bằng máy móc. 

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) diễn ra vào cuối thế kỉ XX (từ thập niên 70) làm xuất hiện nền sản xuất tự động hóa. 

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) diễn ra từ đầu thế kỉ XXI với sự ra đời của nền sản xuất thông minh dựa trên sự tích hợp và hội tụ của nhiều công nghệ.

Câu 3: Những câu văn nào thể hiện thái độ và quan điểm của tác giả?

Bài làm chi tiết:

Những câu văn  thể hiện thái độ và quan điểm của tác giả:

- “Số hóa và dữ liệu hóa không chỉ tác động nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn làm thay đổi mô hình và phương thức sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.” 

- “Nó cũng tác động làm thay đổi phương thức hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực khoa học – công nghệ, văn hóa, giáo dục – đào tạo, y tế.” 

Câu 4: Hình minh họa ở mục 1 cho biết điều gì? Tác dụng của hình minh họa đó là gì?

Bài làm chi tiết:

- Hình minh họa ở mục 1: Nhìn vào hình vẽ ta thấy được mọi kết nối, mọi ngành nghề, mọi thay đổi đều phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ 4.0.

+ Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người.

+ Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.

+ Công nghiệp 4.0 cho phép các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và chuỗi cung ứng cũng thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt và đáp ứng khách hàng hơn.

- Tác dụng: tác giả muốn đưa đến cho người về sự cần thiết trong việc vận hành các công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0 và tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng, những lợi ích và hạn chế mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại. 

Câu 5: Trong mục 2, người viết chủ yếu sắp xếp thông tin theo cách nào?

Bài làm chi tiết:

Trong mục 2, người viết đã sắp xếp theo một trật tự nhất định về ba lĩnh vực trụ cột cơ bản trong sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0. Các thông tin đó bao gồm: Lĩnh vực công nghệ sinh học, Lĩnh vực vật lí, Lĩnh vực kĩ thuật số 

Câu 6: Các dữ liệu, thông tin ở đây có tác dụng gì?

Bài làm chi tiết:

Các dữ liệu, thông tin ở đây có tác dụng: 

+ Tác giả đã đưa ra các dữ liệu là một loạt các phát minh đã thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành thông qua các công nghệ bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (BigData), Vạn vật kết nối (Internet of Things) 

+ Tác dụng: để cho người xem thấy độ mức độ ảnh hưởng của công nghệ vào các hoạt động đời sống, những lợi ích mà công nghệ 4.0 đem lại giúp con người làm việc một cách thuận lợi, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng.

Câu 7: Chú ý cách trình bày và các phương thức biểu đạt ở mục này.

Bài làm chi tiết:

Cách trình bày và các phương thức biểu đạt ở mục này:

- Cách trình bày: 

+ Tác giả đã chia thành các mục nhỏ với những luận điểm rõ ràng để khái quát nên nội dung được nhắc đến.

+ Trong từng tiêu mục đó, tác giả đã sắp xếp theo thứ tự nhất định, chia ý theo các ý gạch đầu dòng.

-> Với cách thức này, sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hơn trong quá trình đọc văn bản và nắm bắt thông tin một cách cụ thể và logic nhất. 

- Phương thức biểu đạt được sử dụng ở đây đó là thuyết minh và tự sự. Tác giả giúp người đọc nắm rõ hơn về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này  bằng việc đưa ra hàng loạt các thông tin về những thuận lợi và thời cơ phát triển, khó khăn và thách thức để người đọc có thể.

Câu 8: Tiêu đề và nội dung của mục 4 có liên quan như thế nào với nhan đề của văn bản?

Bài làm chi tiết:

Đó là một phần trong nhan đề được tác giả triển khai thành một luận điểm để đưa ra các phân tích, lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm đó.

Câu 9: Những câu văn nào trong đoạn văn này nêu lên thái độ, quan điểm của tác giả?

Bài làm chi tiết: 

Những câu nêu lên thái độ, quan điểm của tác giả:

- “Trong mọi thời đại lịch sử, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội và đội ngũ tri thức luôn là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Sinh ra và trưởng thành trong lòng dân tộc, trí thức Việt Nam luôn gắn bó với dân tộc, luôn có đóng góp to lớn và quan trọng vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.” 

- “Như vậy, xây dựng đội ngũ tri thức đáp ứng yêu cầu của cách mạng khoa học – công nghệ, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế là quan trọng và cấp thiết, nhất là trong bối cảnh tác động trực tiếp của cách mạng công nghiệp 4.0”

Câu 10: Thông tin trong dấu ngoặc kép được trích dẫn từ đâu? Việc trích dẫn thông tin đó có tác dụng gì?

Bài làm chi tiết: 

- Thông tin trong dấu ngoặc kép được trích dẫn trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Báo thứ ba của Thân Nhân Trung (1418 – 1499) 

- Tác dụng: Làm nổi bật vai trò, tầm quan trọng và năng lực của lực lượng tri thức. 

Câu 11: Nội dung chính của đoạn cuối văn bản là gì?

Bài làm chi tiết: 

Đó là đề cập đến vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ tri thức khoa học – công nghệ và tầm quan trọng của họ trong việc nghiên cứu, xây dựng, chế tạo và phát triển các công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để phục vụ cho nhân dân có 1 cuộc sống tốt hơn.

3. Sau khi đọc

Câu 1: Nội dung của văn bản có phù hợp với nhan đề của bài viết không? Vì sao?

Bài làm chi tiết: 

Có phù hợp vì những thông tin chi tiết mà người viết đưa ra trong văn bản là sự thể hiện, cụ thể hóa và làm sáng tỏ được nhan đề của văn bản. 

Câu 2: Tóm tắt nội dung của văn bản bằng một sơ đồ. Chỉ ra sự mạch lạc của văn bản.

Bài làm chi tiết: 

* Gợi ý vẽ sơ đồ:

Cách mạng công nghiệp 4.0:

(1) Nhận diện cách mạng công nghiệp 4.0:

- Cuộc cách mạng lần thứ nhất (1.0) làm xuất hiện nền sản xuất cơ khí.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) làm xuất hiện nền sản xuất theo dây chuyền hàng loạt bằng máy móc.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) làm xuất hiện nền sản xuất tự động hóa.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) với sự ra đời của nền sản xuất thông minh dựa trên sự tích hợp và hội tụ của nhiều công nghệ.

(2) Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam:

- Những thuận lợi và thời cơ.

- Những khó khăn và thách thức.

(3) Vai trò của đội ngũ tri thức khoa học – công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0:

- Gương mẫu, say mê trong việc áp dụng những tiến bộ.

- Tiên phong trong việc nghiên cứu, học tập và quán triệt sâu sắc.

- Đảm nhận sứ mệnh lịch sử định hướng, nắm bắt và hiện thực hóa cơ hội.

(4) Sự phát triển của cách mạng 4.0:

- Lĩnh vực công nghệ sinh học.

- Lĩnh vực vật lý.

- Lĩnh vực kĩ thuật số.

* Sự mạch lạc của văn bản được thể hiện: 

- Các phần, các đoạn, các câu :

+ Đều nói về đề tài và thể hiện đề tài “Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của tri thức khoa học – công nghệ” xuyên suốt văn bản. 

+ Được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi ra được nhiều hứng thú cho người đọc.

- Giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản được sắp xếp theo một trật tự hợp lý và rành mạch. 

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của việc sử dụng nhiều phương thức biểu đạt và cách trình bày thông tin của tác giả trong bài viết.

Bài làm chi tiết:

- Phương thức biểu đạt chủ đạo trong bài đó là phương thức biểu đạt thuyết minh. Cụ thể:

+ Văn bản này đã cung cấp, giới thiệu, giảng giải một loạt các thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học – công nghệ.

-> Tác dụng: Thông qua phương thức đó để mang lại cho người đọc những cập nhật mới nhất về sự thay đổi công nghệ của toàn thế giới, tầm quan trọng, sự cần thiết và mức độ ảnh hưởng của khoa học công nghệ trong cuộc sống của con người. 

- Tác giả còn sử dụng phương pháp biểu đạt nghị luận để đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng .

-> Tác dụng: giúp người đọc thấy được sự lớn mạng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. 

- Cách trình bày thông tin: 

+ Tác giả đã trình bày thông tin bằng việc sắp xếp các thông tin đó theo một trật tự nhất định để tạo nên tính mạch lạc, 

+ Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các thông tin nhằm thể hiện mục đích của người viết, tạo thuận lợi cho người đọc tiếp nhận những thông tin ấy. 

Câu 4: Những dữ liệu ở các mục 1,2,3 là dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp? Độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu ở các mục này như thế nào? Các dữ liệu, thông tin ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản?

Bài làm chi tiết:

- Đó là loại dữ liệu được người viết thu thập từ các nguồn đầu tiên, nguyên gốc, nguyên bản bằng cách sử dụng các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn hoặc thí nghiệm,… -> Nên là các dữ liệu sơ cấp.

- Những thông tin này hoàn toàn đáng tin cậy vì: Các số liệu, thông tin được đưa vào văn bản thông tin đã được thay đổi, bổ sung, điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế, chính xác, rõ ràng và có thể kiểm tra được. 

- Các dữ liệu, thông tin ấy đều là những thông tin mới mẻ, có sự khác biệt với những thông tin cùng loại đã nêu trước đó.

-> Từ đó, làm nổi bật và cụ thể hóa nội dung chính của văn bản làm cho nội dung được đưa ra một cách chính xác và không trùng lặp, thể hiện được sự sáng tạo của người viết và cập nhật những thay đổi mới nhất về các vấn đề của cuộc cách mạng 4.0 cho người đọc. 

Câu 5: Tác giả đã thể hiện quan điểm, thái độ như thế nào về vai trò của đội ngũ trí thức khoa học – công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0? Em nhận xét gì về quan điểm, thái độ ấy?

Bài làm chi tiết:

- Quan điểm, thái độ của tác giả về vai trò của đội ngũ tri thức khoa học – công nghệ: 

+ Tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội và đội ngũ tri thức luôn là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. 

+  Xây dựng đội ngũ tri thức đáp ứng yêu cầu của cách mạng khoa học – công nghệ, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế là quan trọng và cấp thiết, nhất là trong bối cảnh tác động trực tiếp của cách mạng công nghiệp 4.0. 

+ Lực lượng tri thức khoa học – công nghệ đi tiên phong trong việc nghiên cứu, học tập, quán triệt sâu sắc cách mạng công nghiệp 4.0 với tất cả các sắc thái, sự tác động, có hội và thách thức của nó đối với sự phát triển của đất nước. 

+ Lực lượng tri thức khoa học – công nghệ không chỉ tiên phong trong việc nghiên cứu, phổ biến kiến thức về khoa học – công nghệ mà còn gương mẫu, say mê trong việc áp dụng những tiến bộ của cách mạng công nghiệp 4.0 vào cuộc sống. 

+ Lực lượng tri thức khoa học – công nghệ đi đầu, đảm nhận sứ mệnh lịch sử định hướng, dẫn dắt xã hội thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, nắm bắt và hiện thực hóa cơ hội do cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại để đưa đất nước phát triển gần sát với nhóm nước phát triển trên thế giới. 

- Nhận xét về quan điểm, thái độ của tác giả: Đó là một quan điểm hoàn toàn đúng vì sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 có được là do sự tư duy và sáng tạo của con người. Con người vẫn là yếu tố then chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ không thể ra đời và phát triển khi không có sự xuất hiện của những tri thức nhiều kinh nghiệm và nhạy bén vì thế mà vai trò của họ là rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này.

Câu 6: Văn bản đưa đến cho em những hiểu biết mới mẻ nào về cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học – công nghệ? Theo em, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm những gì để nắm bắt được những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại? 

Bài làm chi tiết:

- Cách mạng 4.0 là sự hình thành thế giới số (thế giới ảo), nó tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đối với Việt Nam, sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 vừa tạo điều kiện thuận lợi và thời cơ lớn cho sự phát triển, vừa tạo ra khó khăn và thách thức không-  nhỏ trong phát triển. 

- Cuộc cách mạng công nghiệp này luôn đặt ra yêu cầu cao đối với việc phát huy vai trò của đội ngũ tri thức. -> Cân phải xây dựng đội ngũ tri thức vững mạnh.

- Để nắm bắt những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm những điều sau:

+ Học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm: Thế hệ trẻ cần tìm hiểu kinh nghiệm từ các doanh nhân và chuyên gia thành công trong lĩnh vực công nghệ để học hỏi và áp dụng vào bản thân.

+ Tăng cường kiến thức và kỹ năng công nghệ: Thế hệ trẻ cần tiếp cận và hiểu rõ về công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo, Internet of Things và blockchain để có thể áp dụng chúng vào thực tế.

+ Rèn luyện tinh thần sáng tạo và đổi mới: Để giải quyết các vấn đề phức tạp trong xã hội và kinh doanh, thế hệ trẻ cần phải có tinh thần sáng tạo, khả năng tư duy linh hoạt và làm việc đội nhóm hiệu quả.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 9: Cách mạng công nghiệp 4.0 và ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 9: Cách mạng công nghiệp 4.0 và

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net