Soạn chi tiết Ngữ văn 12 Cánh diều bài 3: Nói và nghe Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí

Hướng dẫn soạn bài 3: Nói và nghe Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

THỰC HÀNH

Câu 1: Hãy so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” (Đặng Thùy Trâm) và “Một lít nước mắt” (Ki-tô A-ya).

Bài làm chi tiết: 

Nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” (Đặng Thùy Trâm) và “Một lít nước mắt” (Ki-tô A-ya):

 

Nhật kí Đặng Thùy Trâm

Một lít nước mắt

Sự kiện

20/7/1968; 1/1/1970; 19/5/1970

Năm lớp mười hai, Aya phát hiện mình không thể đi được nữa.

Miêu tả

  • Những ngày công tác bận dồn dập, thương nặng, người ít

  • Vô cùng vất vả và còn nhiều khó khăn trong công việc

  • Đôi mắt người thương binh hôm nào cũng đau nhức tưởng như bỏ hôm nay sáng lên một phần

  • Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và đã chết

  • Mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương như những dòng máu chảy về tim khao khát nhớ thương của con

  • Khi thức dậy vào buổi sáng, mình thấy đáng sợ hơn buổi tối khi phải ngủ một mình

  • Khi cơ thể cứng đờ vì mệt mỏi, mình thậm chí còn mất nhiều thời gian hơn

  • Nhưng sau vài ngày thì bắt đầu cảm thấy ê ẩm khắp các vết bềm trên vai và cánh tay

  • Mình thì đang biết đi bỗng chuyển sang bò giờ gần như là ngồi cả ngày, cứ như mình bị thoái hóa vậy

  • Nếu cứ khóc thì những nếp nhăn trên mặt và mắt sẽ khiến khuôn mặt mình xấu xí.

Nghị luận

  • Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi?

  • Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp những lại những ước mơ hạnh phúc họ đang có…

  • “Mình phải hít thở và tiếp tục sống, bởi mình không tể chết, chẳng có cách nào khác. Thật đáng sợ…”

 

Câu 2: Đọc đoạn văn sau đây và cho biết người viết đã phối hợp những thao tác lập luận nào.

“Tôi đọc nhật kí của An-nơ Phrăng (Anne Frank) khi còn là sinh viên, mà nay tôi đã 52 tuổi. Nhật Kí An-nơ Phrăng khi ấy là tác phẩm bắt buộc đọc đối với các sinh viên Mỹ. Vì là người Mỹ gốc Do Thái, tôi thật sự bị lay động khi đọc nó. Tôi tin rằng có nhiều điểm tương đồng giữa nhật kí của Phrăng và của Trâm. Chúng đều viết về tình yêu và nỗi buồn, về sự tức giận và sự cam chịu. Tuy nhiên, từ quan điểm của một người Mỹ, hai tình huống này có phần khác biệt. Có lẽ người Mỹ dễ thông cảm với An-nơ Phrăng hơn, vì phát xít Đức đã từng là kẻ thù của chúng tôi và họ đã gây ra những cuộc tàn sát kinh khủng nhất trong lịch sử. Còn đối với nhật kí của Trâm, một vài người Mỹ, tôi muốn nhấn mạnh là rất ít thôi, có thể sẽ gặp một chút khó khăn khi bị xúc động vì một người đã từng là đối thủ của mình. Nhưng tôi nghĩ hầu hết những người Mỹ đã từng đọc cuốn nhật kí này đều tin và nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là những con người, với cùng một tình yêu cuộc sống, gia đình và đất nước. Và rằng bác sĩ Trâm, mặc dù cô ấy đã căm thù sôi sục những người Mỹ hiếu chiến, nhưng chung quy, cô ấy đã đơn giản viết lên những gì mình nhìn thấy và cảm nhận, với tư cách một người bình thường trên Trái Đất này khi phải sống trong một thời kì vô cùng khắc nghiệt.” 

(Theo Đa-vít Peo-mát (David Perlmutt), 2005, theo tuoitre.vn, 13-10-2005)

Bài làm chi tiết: 

Trong đoạn văn trên, người viết đã phối hợp những thao tác lập luận sau:

  • Thao tác lập luận so sánh: so sánh nhật kí An-nơ Phrang với nhật kí của Trâm để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng, như cách họ viết về tình yêu, nỗi buồn, sự tức giận và sự cam chịu.

  • Thao tác lập luận bình luận: người viết trình bày những quan điểm của mình về vấn đề qua các chi tiết: “Tôi tin rằng”, “tôi muốn nhấn mạnh là”, “nhưng tôi nghĩ…”, “và rằng bác sĩ Trâm, mặc dù cô ấy đã căm thì sôi sục người Mỹ  hiếu chiến nhưng chung quy… vô cùng khắc nghiệt.”

  • Thao tác lập luận phân tích: phân tích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt của hai cuốn nhật kí

  • Thao tác lập luận chứng minh: đưa ra lí do vì sao người Mỹ dễ thông cảm với cuốn nhật kí của An-nơ-Phrang.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 3: Nói và nghe Trình bày về ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 3: Nói và nghe Trình bày về

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net