Soạn chi tiết Ngữ văn 12 Cánh diều bài 6: Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)

Hướng dẫn soạn bài 6: Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh) sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

1. Chuẩn bị:

Đọc nội dung sau đây để hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm Nhật Kí trong tù:

“Ngày 28-1-1941, sau ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày 13-8-1942, Nguyễn Ái Quốc - lúc này lấy tên là Hồ Chí Minh - lên đường đi Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh hội? đẻ tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, ngày 27-8-1942, vừa tới xã Túc Vinh, một thị trấn thuộc huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây, Người bị bọn hương cảnh” Trung Quốc bắt giữ vì bị tình nghỉ là “Hán gian”, Chúng giam cằm và đày đoạ Người trong mười ba tháng, giải qua giải lại gần mười tám nhà giam của mười ba huyện. Trong điều kiện bị giam cầm, chờ đợi ngày được trả lại tự do, Hồ Chí Minh đã làm thơ đẻ giải trí, đồng thời thể hiện ý chí và bày tỏ nỗi lòng của mình. Đến ngày 10-9-1943, Người được trả tự do và tập nhật kí kết thúc. Tập thơ có 133 bài, sau đây là hai bài thơ (Ngắm trăng và Lai Tân) lấy từ tập thơ này.”

Bài làm chi tiết: 

Bối cảnh ra đời của tác phẩm Nhật kí trong tù: 

+ Được Bác viết trong khoảng thời gian từ năm 1942 – 1943 khi Bác bị giam giữ tại nhà tù ở Trung Quốc.

+ Trong 13 tháng Bác bị chúng giam cầm, đày đọa, giải qua giải lại gần 18 nhà giam của 13 huyện, chờ ngày được trả tự do, Bác đã làm thơ để giải trí đồng thời thể hiện ý chí và bày tỏ nỗi lòng của mình.

2. Đọc hiểu 

Câu 1: Đọc to phần Phiên âm, chú ý giọng điệu bài thơ.

Bài làm chi tiết: 

Học sinh thực hành to phần phiên âm, giọng đọc biểu cảm, lôi cuốn.

Câu 2: Phần dịch nghĩa có gì giống và khác với phần dịch thơ?

Bài làm chi tiết: 

- Giống nhau: 

+ Cả hai phần dịch đều thể hiện sự tôn trọng và sự kính trọng đối với nguyên tác và tác giả.

+ Cả hai phần đều truyền đạt được ý nghĩa chính của bài thơ đó là tâm hồn yêu nước, tình yêu thiêng liêng đối với quê hương. 

- Khác nhau: 

Phần dịch nghĩa:

+ Thường phản ánh ý nghĩa cơ bản của từng câu thơ mà không nhất thiết giữ nguyên cấu trúc và hình ảnh. 

+ Thường tập trung vào việc diễn đạt ý nghĩa cốt lõi một cách rõ ràng và dễ hiểu.

+ Thường tập trung vào ý chính của từng câu.

Phần dịch thơ:

+ Giữ đúng cấu trúc và hình ảnh của bài thơ ban đầu để truyền đạt đúng cảm xúc và vẻ đẹp của nguyên tác.

+ Khó bảo toàn hết các chi tiết và tinh thần của bài thơ gốc.

+ Phần dịch thơ thường mang tính nghệ thuật hơn, sử dụng những từ ngữ và cách diễn đạt đặc biệt để tạo ra vẻ đẹp sáng tạo và chất thơ cho bài thơ. 

Câu 3: Chú ý tác dụng của phép nhân hóa.

Bài làm chi tiết: 

- Tác dụng của phép nhân hóa: 

“Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

(Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

- Tác dụng: 

+ Làm cho câu văn thêm sinh động và giàu sức biểu cảm. 

+ Là sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng. (Trăng cũng giống như con người, cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ.)

+ Qua đó cho người đọc thấy được sức mạnh tinh thần kì diệu và phong thái ung dung của người chiến sĩ Cách mạng.

3. Sau khi đọc

Câu 1: Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa gì đối với việc tìm hiểu bài thơ.

Bài làm chi tiết:

- Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh: được viết giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ - người tù tay bị xích, chân bị cùm. thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng. 

- Ý nghĩa: 

+ Hiểu rõ hơn về tâm trạng của người viết trong những thời kỳ khó khăn, cũng như những giá trị văn hóa truyền thống mà người Việt đã cất giữ qua nhiều thế hệ. 

+ Từ đó, ta có thể học hỏi và truyền đạt những giá trị đó cho thế hệ sau.

Câu 2: Nhận biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng có trong phần phiên âm (ngục, trung, vô, tửu, hoa, nhân, hướng, song, tiền, khán, minh, nguyệt, thì, gia), từ đó đối chiếu với phần Dịch nghĩa và Dịch thơ để nhận xét về bản dịch thơ.

Bài làm chi tiết:

- Nghĩa của 1 số yếu tố Hán Việt:

+ Ngục trung: Trong tù, trong ngục 

+ Vô: Không (có) 

+ Tửu: Rượu

+ Hoa: Bông hoa 

+ Nhân: Người 

+ Hướng: Hướng về (tầm nhìn) 

+ Song tiền: nhìn về phía trước qua song sắt 

+ Khán: Ngắm

+ Minh: Sáng 

+ Nguyệt: Trăng 

- Nhận xét về bản dịch thơ: 

+ Bản dịch thơ đã dịch khá sát nghĩa với phần phiên âm.

+ Tuy nhiên ở phần này, tác giả đã sử dụng các từ ngữ có tính biểu cảm cao, gần gũi hơn với người đọc và tạo cho các câu thơ có tính nhịp điệu để làm tăng khả năng biểu đạt cho bài thơ mà vẫn không làm mất đi ý nghĩa nội dung ban đầu của nó.

Câu hỏi 3: Hai câu thơ đầu thể hiện tâm trạng gì của người tù? Tâm trạng ấy cho thấy tác giả là người như thế nào? (Chú ý giọng điệu ở câu thơ thứ hai: nại nhược hà?) 

Bài làm chi tiết:

- “Trong tù không rượu cũng không hoa”: Tác giả - ở đây là Hồ Chí Minh ngắm trăng trong ở chốn ngục tù, thiếu thốn nhiều thứ.

- Dù hoàn cảnh có khó khăn, thiếu thốn nhưng Bác vẫn hướng tới trăng bởi Người yêu trăng và có sự lạc quan. Bác muốn hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua cảnh ngộ.

- “Nại nhược hà” (Khó hững hờ) – trước cảnh đẹp đẽ trong lành không thể nào hững hờ, không thể bỏ lỡ

=> Thể hiện sự không thể bỏ lỡ khi đứng trước cảnh đẹp. 

Qua đó cho thấy:

+ Bác có một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.

+ Bác biết dựa vào cái đẹp của thiên nhiên để vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của người tù, một bản lĩnh thép của người chiến sĩ cộng sản.

+ Dù đối diện với khó khăn, với gông cùm xiềng xích nơi ngục tù, Bác vẫn mở lòng ra mà đón nhận tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng đêm nơi nhà giam lạnh lẽo.

Câu 4: Phân tích vẻ đẹp nội dung và hình thức của hai câu thơ cuối.

Bài làm chi tiết:

- Nội dung: 

+ Hai câu thơ dựng lên một bức tranh đêm với hình ảnh người tù ngắm trăng thật đẹp. Đồng thời cũng là mình chứng cho thấy, nhà tù có thể giam cầm thân xác thi nhân, nhưng không thể giam cầm tâm hồn thi nhân.

+ Là sự giao hòa giữa người nghệ sĩ và trăng

+ Trước ánh sáng lung linh, huyền ảo của ánh trăng, người đọc có thể cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Người.

+ Ánh trăng và con người không màng đến hoàn cảnh vượt qua song sắt lạnh giá, vượt qua hoàn cảnh ngục tù để tìm đến với nhau, để giao hòa và tri âm với nhau. Và cũng để từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn: ung dung tự tại và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.

+ Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, niềm khao khát muôn đời của các thi nhân. 

- Hình thức: 

+ Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

+ Biện pháp tu từ nhân hóa “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”- thể hiện trăng cũng giống như con người, cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ ⇒ Một sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng

+ Hai câu thơ 3, 4 đối nhau: Mỗi câu thơ chia làm 3, 1 bên là “nhân” (chỉ thi nhân), 1 bên là “nguyệt” (trăng), và ở giữa là song sắt nhà tù.

+ Nghệ thuật đối: “Nhân” đối với “Minh nguyệt”; “Nguyệt” đối với “Thi gia”

Câu 5: Theo em, bài thơ thể hiện đặc điểm gì trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?

Bài làm chi tiết:

Bài thơ thể hiện đặc điểm trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:

- Bài thơ vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại.

- Hình ảnh thơ sinh động, ngôn từ hàm súc, giàu tính biểu cảm.

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tính, bộc lộ được tâm trạng của nhân vật trữ tình.  

- Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và phép đối linh hoạt.

Câu 6: Em thích nhất câu thơ hoặc hình ảnh nào trong bài thơ Ngắm trăng? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

Em thích nhất là hình ảnh của Bác trong bài thơ “Ngắm trăng”. Vì: Thông qua bài thơ, em thấy được Bác Hồ :

+ Là người yêu thiên nhiên 

+ Là một người chiến sĩ cách mạng có tinh thần "thép" trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ và khắc nghiệt, vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên, ánh trăng.

+ Bác luôn hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản.

+  Bác luôn có sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng, vào con đường giải phóng dân tộc.

-> Có thể nói, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ đầy chất thi sĩ và lãng mạn. 

4. Đọc hiểu Lai tân

Câu 1: Phần phiên âm có yếu tố Hán Việt nào quen thuộc?

Bài làm chi tiết:

Phiên âm có yếu tố Hán Việt quen thuộc:

+ Giam: nhà giam 

+ Thiên: ngày 

+ Đổ: cờ bạc 

+ Thôn: nuốt, chiếm đoạt 

+ Đăng: đèn

Câu hỏi 2: Phần dịch nghĩa có những từ nào dùng đúng như Phiên âm?

Bài làm chi tiết:

Những từ trong phần dịch nghĩa dùng đúng như phiên âm:

+ Ban trường

+ Cảnh trưởng

+ Huyện trưởng

+ Lai Tân

+ Thái bình.

Câu 3: Chú ý ý nghĩa của chữ “chong đèn”.

Bài làm chi tiết:

Chong đèn có nghĩa là đốt đèn, ở đây là đốt bàn đèn để hút thuốc phiện.

5. Sau khi đọc Lai tân

Câu 1: Nhận biết và nêu lên một số đặc điểm thể loại của bài thơ Lai Tân.

Bài làm chi tiết:

Một số đặc điểm thể loại của bài thơ Lai Tân: Bài thơ thuộc thể loại thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. Đặc điểm: 

+ Mỗi bài có 4 câu thơ, mỗi câu có 7 chữ 

+ Các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. 

+ Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3 hoặc 4/3.

+ Âm điệu của thất ngôn tứ tuyệt thường du dương và trầm bổng, tạo nên một âm nhạc riêng cho bài thơ. 

+ Các tiếng trong bài thơ được sắp xếp để tạo ra một âm thanh độc đáo và đầy sức sống, làm cho việc đọc thơ trở nên dễ dàng và thú vị.

Câu 2: Bài thơ viết về sự việc gì? Bộ máy chính quyền của vùng đất Lai Tân (Trung Quốc) hiện nay như thế nào?

Bài làm chi tiết:

- Bài thơ miêu tả:

+ Cảnh tượng nhà lao nơi Bác bị giam cầm ở Trung Quốc,

+ Thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch 

+ Thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay.

- Bộ máy chính quyền với ban trưởng nhà lao:

+ Chuyên tổ chức đánh bạc, cảnh sát trưởng kiếm ăn, thu tiền từ việc giải người, ăn hối lộ, huyện trưởng thì hút thuốc phiện.

-> Nơi thực thi pháp luật nhưng lại toàn là tệ nạn xã hội. Thế nhưng trời đất Lai Tân vẫn thái bình, tức chính quyền Tưởng Giới Thạch vẫn làm ngơ trước bức tranh nhà tù đó.

Câu 3: Phân tích kết cấu của bài thơ (ba câu đầu so với câu kết bài và chỉ ra mối quan hệ của chúng, từ đó nêu nhận xét về tứ thơ của bài Lai Tân).

Bài làm chi tiết:

Phân tích kết cấu của bài thơ :

- 3 câu đầu: Nói về hành vi thường thấy ở 3 viền quan ở Lai Tân trong đó: 

+ Câu 1: Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc 

+ Câu 2: Cảnh trưởng tham lam ăn tiền của phạm nhân

+ Câu 3: Nói về việc làm của huyện trưởng. 

- Câu thơ cuối: là sự mỉa mai, châm biếm của tác giả ẩn chứa bên trong sự hài lòng, một lời ca ngợi. 

- Nhận xét về tứ thơ: Một bài tứ tuyệt Đường luật thông thường có kết cấu chia làm hai phần (2 câu đầu, 2 câu sau) hoặc bốn phần (đề, thực, luận, kết). Bài “Lai Tân” chia làm hai phần: 3 câu đầu và 1 câu cuối, trong đó ba câu đầu kể sự việc, câu cuối bày tỏ đánh giá và bình luận của tác giả. Một mình câu cuối vẫn cân đối được với cả ba câu đầu và mở ra sự bất ngờ thú vị.

Câu 4: Màu sắc châm biếm, mỉa mai hóm hỉnh của tác giả được thể hiện trong bài thơ như thế nào?

Bài làm chi tiết:

- Sắc thái châm biếm, mỉa mai tập trung trong từ “thái bình” trong câu thơ “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”: tác giả bóc mẽ “kiểu thái bình” kì quái ở Lai Tân:

+ Sự ẩn nấp của những thói hư tật xấu, tệ nạn đang diễn ra trong xã hội.

+ Lên án, đả kích thói dối trá, bản chất thối nát của chính quyền.

-> Qua đó thể hiện tiếng nói căm phẫn và đầy khinh bỉ.

Câu 5: Theo em, bài thơ Lai Tân thể hiện đặc điểm gì trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh? 

Bài làm chi tiết:

Bài thơ thể hiện những đặc điểm trong phong cách Hồ Chí Minh là:

- Lời thơ ngắn gọn, xúc tích, Không cầu kì câu chữ.

- Ngòi bút miêu tả giản dị, chân thực.

- Bài thơ cũng in đậm bút pháp chấm phá của thơ Đường.

- Bút pháp trào phúng.

- Lối viết mỉa mai sâu cay.

Câu 5: Theo em, bài thơ Lai Tân thể hiện đặc điểm gì trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh? 

Bài làm chi tiết:

Bài thơ thể hiện những đặc điểm trong phong cách Hồ Chí Minh là:

- Ngòi bút miêu tả giản dị, chân thực.

- Lối viết mỉa mai sâu cay.

- Bút pháp trào phúng.

- Bài thơ cũng in đậm bút pháp chấm phá của thơ Đường.

- Lời thơ ngắn gọn, xúc tích, Không cầu kì câu chữ.

Câu 6: Tập thơ Nhật kí trong tù thể hiện rất rõ tinh thần “Nay ở trong thơ nên có thép”. So sánh “chất thép” ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm Trăng. 

Bài làm chi tiết:

- Giống nhau: 

+ Đều có sự kết hợp với cảm xúc trữ tình, chất thép có sức rung động trước trái tim người đọc rất mạnh mẽ.

+ Đều là chất thép trong tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện qua những vần thơ. 

- Khác nhau: 

+ Ngắm trăng: Chất thép được nhận ra từ vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong việc hướng về ánh sáng, hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên trong tư thế của một thi nhân bị giam giữ về thể xác nhưng hoàn toàn tự do về tâm hồn.

+ Lai Tân: Chất thép được nén vào trong lời tự sự ngỡ như lời nói thường mà phải đọc kĩ mới thấy được sự châm biếng, mỉa mai của tác giả về bức tranh hiện thực của lũ quan lại thối nát và chế độ xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 6: Nhật kí trong tù (Hồ Chí ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 6: Nhật kí trong tù (Hồ Chí

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net