Hướng dẫn soạn bài 9: Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu hỏi 1: Đọc trước văn bản Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường – bài phỏng vấn của Giu-di Bi-dô với bà Van-đa-na Xi-va; tìm hiểu thêm về bà Van-đa-na Xi-va từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.
Bài làm chi tiết:
- Vandana Shiva (5/11/1952) là một học giả, nhà hoạt động môi trường, nhà hoạt động ủng hộ chủ quyền lương thực, và tác giả viết về thay đổi toàn cầu hóa.
- Bà hiện tại đang sống ở Delhi, và là tác giả hơn 20 đầu sách.
- Bà cũng là người đấu tranh cho việc sử dụng các phương thức truyền thống. Cuốn sách Vedic Ecology (viết bởi Ranchor Prime) là minh chứng cho điều này.
- Bà là một trong những lãnh đạo và hội đồng quản trị của Diễn đàn thế giới về toàn cầu hóa (International Forum on Globalization) (cùng với Jerry Mander, Edward Goldsmith, Ralph Nader, Jeremy Rifkin) và là thành viên chủ chốt của phong trào liên kết toàn cầu hay còn gọi là thay đổi toàn cầu hóa (alter-globalization movement).
Câu 2: Trong những người phụ nữ làm nghiên cứu khoa học hoặc hoạt động chính trị mà em biết, em ấn tượng nhất với nhân vật nào? Hãy chia sẻ một số thông tin về người đó.
Bài làm chi tiết:
- Em ấn tượng với Marie Curie.
- Một số thông tin về bà:
+ Sinh năm 1867 mất năm 1934, tên đầy đủ là Maria Salomea Skłodowska-Curie
+ Năm 1906, bà là người phụ nữ đầu tiên trở thành giáo sư tại Đại học Paris.
+ Bà là một nhà vật lý và hóa học người Pháp gốc Ba Lan, chủ nhân của nghiên cứu tiên phong về phóng xạ.
+ Bà là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel, người đầu tiên hai lần đoạt giải Nobel và là người duy nhất giành giải Nobel ở hai lĩnh vực khoa học.
+ Chồng bà, ông Pierre Curie là người đồng đoạt giải Nobel đầu tiên của bà, biến họ trở thành cặp vợ chồng đầu tiên đoạt giải Nobel và khởi xướng di sản gia đình Curie của 5 giải Nobel.
Câu 1: Lời bài ca của phong trào Chip-ko nhấn mạnh điều gì?
Bài làm chi tiết:
Nhấn mạnh phong trào nhằm bảo vệ môi trường và ngăn chặn nạn phá rừng ở Ấn Độ.
Câu 2: Có thể coi đoạn dẫn dắt này là sa pô không?
Bài làm chi tiết:
Có thể vì:
+ Nó mang tính khái quát, chỉnh chu, tạo được sự thú vị, thu hút và kích thích người đọc để tiếp tục lướt xuống phần dưới để tiếp tục xem.
+ Bên cạnh đó nó còn định hướng chủ đề và tóm tắt nội dung ngắn gọn nhất của bài viết.
Câu 3: Ban đầu, bà Van-đa-na Xi-va theo học những ngành nào?
Bài làm chi tiết:
Đó là ngành Vật lý hạt nhân.
Câu 4: Lời khuyên của người chị chứa đựng thông điệp gì?
Bài làm chi tiết:
Người chị muốn bà Va-đa-na Xi-va hiểu rằng khi làm việc tại các lò phản ứng hạt nhân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bà, có thể khiến bà sinh ra những em bé dị dạng khi lập gia đình và mối nguy hiểm luôn tiềm ẩn khi bà làm công việc này.
Câu 5: Van-đa-na Xi-va thay đổi hướng nghiên cứu như thế nào?
Bài làm chi tiết:
Khi bà bắt đầu tìm hiểu về phản ứng hạt nhân thì những nhà vật lí nhiều kinh nghiệm bảo bà rằng “Chị không cần biết những thứ này làm gì”. Điều đó làm bà bị tổn thương. Vì thế mà bà đã sang Canada theo học một lớp vật lí cơ bản.
Bà suy nghĩ, nếu tiếp tục nghiên cứu những vấn đề cơ bản của thuyết lượng tử thì bà sẽ trở thành một kẻ không có nghĩa lý gì trong lĩnh vực của bà. Vì thế mà bà quyết định nhích lại gần hơn với bối cảnh Ấn Độ và quan tâm đến chính sách khoa học và công nghệ ở đó.
Câu 6: Vì sao Van-đa-na phản ứng với việc tàn phá rừng?
Bài làm chi tiết:
Van-đa-na phản ứng với việc tàn phá rừng vì:
- Bà thấy được tầm quan trọng của những cánh rừng: Rừng vừa đem lại cho bà bản sắc, vừa đem lại cho bà ý thức tồn tại. Rừng bị mất đi là điều làm bà rất đau đớn.
- Và hơn hết, bà là 1 đứa con của cánh rừng Hi-ma-lay-a.
Câu 7: Phong trào Chíp – kô có tác động gì tới Van-đa-na Xi-va?
Bài làm chi tiết:
- Bà dần dần tạo được những mối quan hệ chặt chẽ lâu bền khi tiếp xúc với những phụ nữ Ấn có gốc gác khiêm nhường.
- Tìm thấy những cơ sở cho sự hiểu biết của bà về sinh thái. -> Từ đó bà có một cách nhìn mới về mối quan hệ giữa con người và sự việc.
- Học thuyết của bà được xây dựng từ một hành động tập trung vào thiên nhiên và phụ nữ.
- Giúp bà tìm ra cách giải thích trong cuốn sách của bà “Hãy giữ lấy cuộc sống”: sự thông thái lại bắt nguồn từ những phụ nữ bị xã hội coi là thất học, coi là những người bị gạt ra ngoài lề.
Câu 8: Chú ý sự lí giải về tầm quan trọng của phụ nữ.
Bài làm chi tiết:
- Phụ nữ phản ứng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn đối với những nguy cơ tàn phá.
- Họ kiên trì trong khi xung quanh toàn là những người vô sỉ và cam chịu
- Phụ nữ có một linh cảm đặc biệt về sự sống, về những gì thực sự là sống còn và điều đó làm cho họ nhạy bén với những gì đang lâm nguy trên thế giới.
Câu 9: Câu “ta chớ gạt họ ra ngoài” nói lên điều gì?
Bài làm chi tiết:
Câu đó muốn khẳng định tầm quan trọng và khả năng của người phụ nữ.
Câu 10: Thái độ của Van-đa-na Xi - va đối với "nền văn minh lâu bền" là gì?
Bài làm chi tiết:
Đó là sự nuối tiếc và sự tôn trọng.
Câu 11: Van-đa-na Xi-va tán thành và phản đối điều gì về lao động của phụ nữ?
Bài làm chi tiết:
- Tán thành về việc bất kể tính theo tiêu chuẩn nào – thời gian, năng lượng hay lao động – thì phụ nữ vẫn là động lực làm cho xã hội Phần Lan và nền kinh tế Phần Lan hoạt động. -> Tán thành về việc đề cao người phụ nữ.
- Phản đối khi cho rằng phụ nữ không làm ra của cải, không lao động. -> Phản đối về việc hạ thấp vai trò của người phụ nữ.
Câu 12: Van-đa-na Xi-va phê phán chế độ phụ hệ hiện đại như thế nào?
Bài làm chi tiết:
Bà phê phá: Sự phát triển của chế độ phụ hệ hiện đại có khuynh hướng giết chết yếu tố nữ, và đặc biệt tìm cách tiêu diệt nó hoàn toàn trong nam giới.
Câu 13: Câu văn nào thể hiện sự đề cao vai trò của phụ nữ trong đoạn này?
Bài làm chi tiết:
Đó là câu văn: “Phụ nữ có trong mình một sức kháng cự không gì lay chuyển nổi, khiến họ tin tưởng vào hiểu biết của họ, tin vào bản thân họ và không cảm thấy thua kém.”
Câu 14: Em hiểu “điều chủ yếu” ở đoạn này là gì?
Bài làm chi tiết:
Đó là cần phải biết khi nào một sự lựa chọn không thật sự là một sự lựa chọn, và người ta chỉ có thể thật sự lựa chọn nếu ta biết giữ gìn khả năng phân biệt của mình. Gần gũi với thiên nhiên và gắn bó với nó là khuôn khổ đạo lí cho sự lựa chọn giữa các phương án khoa học.
3. Sau khi đọc
Câu 1: Chỉ ra sự phù hợp của nội dung văn bản với nhan đề. Theo em, có thể đặt nhan đề nào khác cho văn bản? Lí giải vì sao em lại chọn cách đặt nhan đề như vậy?
Bài làm chi tiết:
- Sự phù hợp của nội dung văn bản với nhan đề: Những chi tiết, thông tin được người viết đưa ra trong bài đã thể hiện, cụ thể hóa và làm sáng tỏ được nhan đề của văn bản
- Theo em, em sẽ đặt nhan đề là “Hành động vì môi trường” vì trước hết toàn bộ nội dung trong văn bản đều nói đến các yếu tố có liên quan đến môi trường.
Câu 2: Trong văn bản, Giu-đi Bi-dô đã hỏi Van-đa-na Xi-va mấy câu hỏi? Những câu hỏi đó xoay quanh các vấn đề nào? Những vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội hiện nay.
Bài làm chi tiết:
- Trong văn bản, Giu-đi Bi-dô đã hỏi Van-đa-na Xi-va 5 câu hỏi đó là:
+ Là nhà vật lí, chị đã từ bỏ chức trách của mình trong chương trình năng lượng hạt nhân của nước chị để hoàn toàn hiến mình cho cuộc đấu tranh chống lại việc hủy hoại môi trường. Chị đã đến với hoạt động này như thế nào?
+ Phong trào Chip-ki là gì? Trong cuốn sách “Hãy giữ lấy cuộc sống”. chị nói đến rừng không như một sản phẩm thương mại mà như Pra-ki-ti một hoạt lực mang lại sự sống. - Chị cũng đã nói đến tầm quan trọng của phụ nữ trong cuộc đấu tranh chống lại việc tiêu thụ ồ ạt các tài nguyên thiên nhiên.
+ Liệu phụ nữ có thể dẫn đầu trong mối quan tâm mới đối với môi trường không?
+ Có phải chúng ta đang sắp sửa làm cho mình què quặt bằng cách để mất đi khả năng tái tạo của mình không?
+ Phụ nữ có ảnh hưởng như thế nào? Họ có thể làm gì để thay đổi sự vật, cải thiện cuộc sống và môi trường
- Những câu hỏi đó xoay quanh các vấn đề về phụ nữ và môi trường
- Ý nghĩa:
+ Phụ nữ và môi trường đều đóng vai trò quan trọng đối với xã hội hiện nay.
+ Phụ nữ đóng góp không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường
+ Môi trường trong khi đó cũng ảnh hưởng đến phụ nữ, bởi vì phụ nữ thường chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng hơn khi môi trường bị phá hủy. Chẳng hạn, nước sạch và không khí sạch đóng vai trò không thể phủ nhận đối với sức khỏe của phụ nữ và trẻ em.
-> Do đó, việc tôn trọng và bảo vệ phụ nữ cùng với việc bảo vệ môi trường là rất quan trọng để xây dựng một xã hội bền vững và hài hòa trong hiện tại và tương lai.
Câu 3: Những câu trả lời của Van-đa-na Xi-va về vấn đề của môi trường cho thấy hiểu biết và tư tưởng gì?
Bài làm chi tiết:
Ta có thể thấy được:
+ Bà là người có kiến thức sâu rộng về các vấn đề môi trường và luôn khuyến khích việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
+ Bà thường tập trung vào việc giải quyết các vấn đề liên quan môi trường, những tác động của môi trường ảnh hưởng đến phụ nữ, đề xuất các giải pháp cụ thể và thực tế để giải quyết các thách thức môi trường hiện nay.
Câu 4: Van-đa-na Xi-va đã chỉ ra phụ nữ có thể làm những gì để bảo vệ môi trường? Những việc làm ấy cho thấy phụ nữ có vai trò gì? Bà thể hiện tình cảm, tư tưởng gì đối với phụ nữ?
Bài làm chi tiết:
- Khi các con suối ở Himalaya khô cạn đi, người phụ nữ sẽ biết tình trạng đó gắn liền với nạn phá rừng. Họ giữ vững ý kiến của mình cho dù những người gác rừng quả quyết rằng không có mảy may liên hệ gì giữa việc chặt cây và lưu lượng các con suối.
- Vai trò:
+ Bảo vệ môi trường nơi mình đang sống,
+ Lên án những hành động phá hoại môi trường và thể hiện sự quyết đoán, không do dự của bản thân trong các tình huống xảy đến với môi trường khi môi trường bị các đối tượng xấu hủy hoại.
-> Van-đa-na Xi-va đã thể hiện sự kính trọng, yêu thích và đồng cảm đối với những người phụ nữ đặc biệt là khi họ tham gia vào các việc liên quan đến môi trường và những đóng góp của họ trong việc bảo vệ môi trường.
Câu 5: Em nhận xét như thế nào về nội dung những câu trả lời của Van-đa-na Xi-va đối với những câu hỏi của Giu-đi Bi-dô? Cách trả lời như vậy cho thấy bà là người như thế nào? Em thích nhất điều gì trong những câu trả lời ấy?
Bài làm chi tiết:
- Nội dung câu trả lời:
+ Đi đúng trọng tâm của các câu hỏi và đi thẳng vào vấn đề.
+ Bà cũng lấy các ví dụ để mọi người có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề mà bà đang được hỏi.
+ Bà cũng đưa ra những nhìn nhận, đánh giá khách quan các vấn đề về môi trường và phụ nữ dưới góc độ quan sát của bà.
- Từ đó ta có thể thấy được:
+ Bà là người thẳng thắn chia sẻ mọi thông tin mà mình biết khi trả lời các câu hỏi của người phỏng vấn
+ Bà có một lượng kiến thức, sự am hiểu về phụ nữ và bảo vệ môi trường vô cùng phong phú,
+ Bà rất yêu nghề và luôn hi vọng sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng hơn để mang lại một cuộc sống tốt hơn cho mọi người.
- Em thích nhất đó là bà trả lời các câu hỏi theo hướng là chia sẻ. Bà đã truyền đạt thông tin bằng cách kể ra những trải nghiệm của bà, đưa ra những định hướng và nhận định về các vấn đề còn đang tồn đọng.
Câu 6: Văn bản đưa đến cho em những hiểu biết mới mẻ gì? Theo em, hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ hiện nay còn phổ biến không? Lí giải cụ thể
Bài làm chi tiết:
- Những điều mới mẻ mà em được biết thêm đó là:
+ Những thông tin trong các vấn đề về môi trường và con người,
+ Tầm nhìn đúng đắn của những người đi trước,
+ Những mặt tiêu cực về môi trường mà ta cần phải thay đổi để phù hợp với cuộc sống này hơn, xóa bỏ và hạn chế những vấn đề khuôn mẫu, rập khuôn liên quan về người phụ nữ và đề cao việc bảo vệ môi trường.
- Hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Tại nhiều nơi trên thế giới, truyền thống và văn hóa đã tạo ra quan điểm thông thường rằng phụ nữ không bằng nam giới hoặc phụ nữ có vai trò thấp hơn trong xã hội. Điều này dẫn đến việc phụ nữ gặp phải phân biệt đối xử trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm lĩnh vực lao động, giáo dục và quyền lợi. Để giải quyết vấn đề này, cần sự thay đổi từ cả xã hội và chính phủ, thông qua việc nâng cao nhận thức, giáo dục công dân và thúc đẩy chính sách bình đẳng giới.
Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 9: Phụ nữ và việc bảo vệ ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 9: Phụ nữ và việc bảo vệ