Hướng dẫn soạn bài 7: Ánh sáng cứu rỗi (Trích Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh) sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu hỏi: Đọc trước đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.
Bài làm chi tiết:
- Thông tin về tác giả Bảo Ninh:
+ Sinh ngày: 18/10/1952, tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh (nay thuộc thành phố Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.
+ Gia đình: Ông là con trai của Giáo sư Hoàng Tuệ (1922 - 1999), nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
+ Cuộc đời: Ông vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10. Năm 1975, ông giải ngũ. Từ 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984-1986 học khóa 2 Trường viết văn Nguyễn Du. Làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997.
- Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh:
+ Được sáng tác năm 1987,
+ Ban đầu có tên là Thân phận tình yêu
+ Tác phẩm là đại diện tiêu biểu cho lối văn chương tả thực, lối viết thẳng thắn mô tả những gì đằng sau sự vinh quang của chiến thắng trước và sau ngày thống nhất 2 miền đất nước.
+ Cuốn tiểu thuyết lấy người lính binh nhì tên Kiên là nhân vật trung tâm và bối cảnh chính là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
+ Đoạn trích trong văn bản được trích từ chương 6, kể lại kỉ niệm “bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất” trong kí ức chiến tranh của Kiên.
Câu 1: Hình dung về tình cảnh của Kiên và đồng đội.
Bài làm chi tiết:
Tình cảnh của Kiên và đồng đội:
- Đơn vị Kiên sau hai lần bị bao vây, hai lần liều mạng mở đường máu đã tan nát, vụn ra từng tốp, vừa đánh vừa chạy.
- Kiên cùng ba chiến sĩ trong đại đội hợp thành một nhóm để tháo thân nhưng đang ngang qua vùng rừng trũng, nhóm đã gặp 1 đoàn đi ngang qua. Dù không muốn nhưng Kiên vẫn nhập vào nhóm có nữ giao liên là người dẫn đường
- Tứ bề toàn lính Mỹ, bom pháo tơi bời, trực thăng và thám báo hoành hành, không có bản đồ, không có địa bàn nên Kiên đành nhắm mắt mà đi theo cô gái.
Câu 2: Chú ý lời nói, thái độ của Kiên và Hòa.
Bài làm chi tiết:
Lời nói, thái độ của Kiên và Hòa:
- Khi phát hiện ra phía trước mình là một hồ cá sấu, Hòa hoảng loạn và bất ngờ và cảm thấy có lỗi “Em có lỗi! – Hòa cúi mặt xuống, nói nhỏ” khi đã dẫn sai đường. Mắt cô rưng rưng sắp khóc và cảm thấy run sợ “Hòa ngẩng lên, cặp mắt to rân rấn lệ, môi run run” sau khi bị Kiên mắng.
- Kiên có tính cách nóng nảy “Kiên hất hàm nói, giọng khàn đặc, hung dữ”, “Kiên tàn nhẫn dằn giọng – Cần phải xử bắn cô. Hiểu chưa!”.
Câu 3: Hình dung về quang cảnh nơi Kiên và Hòa đi qua.
Bài làm chi tiết:
Quang cảnh nơi Kiên và Hòa đi qua:
- Họ tìm thấy một đường giao liên đã bỏ hóa, luồn dưới đáy những lạch suối đã tắt ngấm mạch nước.
- Con đường mà Kiên và Hòa đi qua có hơi hướng của dòng sông, vẻ xanh tươi của rừng, không khí hơi mát.
- Con đường hiện ra không rõ nét dưới những thảm cỏ đã hóa mùn, đôi lúc lặn mất tăm. Hai người đi ngang qua một nương sắn đã bỏ hoang lút cỏ dại và dừng lại trước một con đường dốc có xẻ bậc dẫn xuống một vực sâu màu lục.
- Sau khi 2 người tìm được con đường để ra, họ cùng nhau ngồi nghỉ ngơi trên đỉnh dốc, dưới xa là dòng sông.
Câu 4: Suy nghĩ về tình đồng đội giữa Kiên và Hòa.
Bài làm chi tiết:
Tình đồng đội giữa Kiên và Hòa được thể hiện đó là cả hai luôn đồng hành cùng nhau trong mọi hoàn cảnh:
+ Điều đó được thể hiện khi mà Kiên bảo Hòa ngồi lại chỗ đó nghỉ ngơi để Kiên về dẫn mọi người đi vì lý do đường xa và vất vả nhưng Hòa đã gạt bỏ ý định đó của Kiên. Hơn nữa, Hòa còn là một cô gái có trách nhiệm trong công việc của mình và đặt nhiệm vụ của mình lên hàng đầu.
+ Họ đã cùng nhau ngồi lại chia sẻ với nhau về quá trình tham gia vào chiến trường, động viên, an ủi và khích lệ nhau cùng cố gắng.
-> Đó là một tình đồng chí, đồng đội rất đẹp và thiêng liêng, mãi đi cùng năm tháng, không ngại hi sinh trong gian khổ.
Câu 5: Chú ý cách tác giả quan sát, miêu tả toán lính Mỹ.
Bài làm chi tiết:
Tác giả quan sát, miêu tả toán lính Mỹ:
- Tên Mỹ đầu tiên là một lính da đen, mặc áo giáp, đầu đội sắt bọc lưới, chân dận bốt đờ xô, tay nắm đầu sợi dây da dài bị con chó săn kéo căng ra.
- Theo sau, cũng một tên da đen, cởi trần, băng đạn vắt kín đôi vai lực lưỡng.
- Tên lính thứ ba tóc vàng hoe, to cao, khỏe như vâm, tiểu liên lăm lăm trong tay.
- Chúng tiến hàng dọc, dãn cách thưa, cao lớn âm thầm, bước mau nhưng rất nhẹ chân, không để phát ra tiếng.
Câu 6: Theo dõi phản ứng và hành động của Hòa và Kiên.
Bài làm chi tiết:
Phản ứng và hành động của Hòa và Kiên:
- Kiên xiết chặt quả lựu đạn, lòng tê bại, thấp thỏm và run rẩy trong suy nghĩ. Anh tập trung suy nghĩ đến độ, Hòa lẳng lặng trườn xa chỗ anh nấp lúc nào cũng không biết luôn.
- Hòa đã cầm súng và bắn vào một con chó của bọn lính Mỹ làm bọn Mỹ nằm rạp xuống và lăn tản ra. Lúc này Kiên mới choáng hồn nhận ra phát súng đó là do Hòa bắn.
- Sau khi bắn vào con chó của lính Mỹ một viên đạn, Hòa lại dứt khoát bắn tiếp 2 viên nữa vào nó khi nó tiến lại gần chỗ Hòa.
- Sau đó, Hòa đã quăng khẩu súng hết đạn về phía bọn Mỹ và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng vào trong trảng, hướng chạy đó để kéo chúng ra xa Kiên.
Câu hỏi 7: Chú ý tâm trạng và hành động của Kiên.
Bài làm chi tiết:
Tâm trạng và hành động của Kiên:
- Tâm trạng: Trước cảnh tượng rùng rợn, Kiên lẳng lặng trả lại chốt cho quả u ét rồi từ từ bò lui.
- Hành động:
+ Kiên đã quét đi non nửa số Mỹ đang chất đống.
+ Kiên nín lặng, nín cả thở, náu kín mình sau lùm cây ở bìa rừng.
+ Anh dẫn cả đoàn tiếp cận bờ sông và vượt sang ngang trót lọt.
Câu 8: Chú ý sự thay đổi của thời gian.
Bài làm chi tiết:
Sự thay đổi của thời gian:
+ Kiên đã hồi tưởng kí ức trong quá khứ và những cái còn lại ở hiện tại.
+ Trong bóng hoàng hôn, Kiên đã nhắm mắt lại dõi nhìn vào cõi xa khuất, anh cảm thấy lại cả trái lựu đạn đã rút chốt mà không dám phát nổ.
+ Tuy nhiên, sau tưng ấy thời gian thì sự sợ hãi, đau đớn, tinh thần bạo liệt , tình cảnh quá sức chịu đựng đã không còn trỗi dậy cùng với hồi tưởng.
+ Đến hiện tại, thì đó chỉ còn là những nỗi buồn được sống sót và nỗi buồn chiến tranh.
Câu 1: Nêu các chi tiết, sự kiện trong đoạn trích cho thấy tình thế hiểm nghèo của Kiên và đồng đội. Trong tình thế đó, Kiên và Hoa đã có phản ứng như thế nào?
Bài làm chi tiết:
- Tình thế hiểm nghèo của Kiên và đồng đội:
+ Kiên cùng ba người chiến sĩ trong đại đội nhập vào nhóm có nữ giao liên là Hòa. Tứ bề toàn là lính Mỹ, “bom pháo tơi bời, trực thăng và thám báo hoành hành”. “Không có bản đồ, không có địa bàn” nên Kiên đi theo sự chỉ dẫn của Hòa. Kiên tỏ ra rất bực mình và giận dữ “Kiên hất hàm nói, giọng khàn đặc, hung dữ” thậm chí còn ra lệnh “xử bắn” Hòa khi mà bị Hòa dẫn vào nhầm đường phía trước có “Hồ Cá Sấu” do cô không thạo đường kèm theo sự sợ hãi. Lúc này Hòa lúc đó rất hoảng sợ, xin chuộc tội và hứa sẽ tìm ra đường. Và rồi cuối cùng Hòa cũng tìm được lối đi ra và sau đó Hòa cùng Kiên quay về để đón mọi người.
- Trên đường về thì cả hai gặp “bọn Mỹ”. Chúng là “lính da đen”, người thì “mặc áo giáp, đầu đội dắt bọc lưới, chân dận bốt đờ xô”, người thì “cởi trần, những băng đạn vắt kín đôi vai lực lưỡng”, người thì “to cao, khỏe như vâm, tiểu liên lăm lăm trong tay”, bên cạnh còn có 1 con chó béc giê to cỡ con bê và có cái mũi rất thính, đánh hơi rất giỏi.
- Trước tình thế đó, Kiên “lòng tê bại, thấp thỏm, run rẩy nghĩ”, còn Hòa thì “lẳng lặng trườn xa chỗ Kiên nấp” để ra tay hành động để mở đường cho Kiên chạy trước để đón mọi người đang đợi ở chỗ cũ. Hòa đã dùng khẩu súng K59 bắn phát đầu tiên vào con chó khiến bọn lính Mỹ giật mình “nằm rạp xuống và lăn tản ra”. Con chó bị “trúng đạn”, nó lại càng “hăng lên, hung dữ như cọp”, lao về phía Hòa và bị Hòa bắn thêm 2 viên đạn nữa. Sau đó, “Hòa quăng khẩu súng hết đạn về phái bọn Mỹ đang chồm dậy, và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng trong trảng”. “Hướng chạy của Hòa kéo chúng ra xa Kiên. Đồng thời cũng hút chúng lệch khỏi vệt đường có thể dẫn tới khe cạn.”
Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Kiên và Hòa khi đối mặt với toán lính Mỹ. Vì sao Kiên và Hòa có những phản ứng khác nhau khi đối mặt với kẻ thù?
Bài làm chi tiết:
Tâm trạng và hành động của Kiên và Hòa khi đối mặt với toán lính Mỹ:
- Khi gặp “bọn Mỹ” trên đường quay trở về, Kiên “lòng tê bại, thấp thỏm, run rẩy nghĩ”, còn Hòa thì “lẳng lặng trườn xa chỗ Kiên nấp” để ra tay hành động để mở đường cho Kiên chạy trước để đón mọi người đang đợi ở chỗ cũ. Hòa đã dùng khẩu súng K59 bắn phát đầu tiên vào con chó khiến bọn lính Mỹ giật mình “nằm rạp xuống và lăn tản ra”. Con chó bị “trúng đạn”, nó lại càng “hăng lên, hung dữ như cọp”, lao về phía Hòa và bị Hòa bắn thêm 2 viên đạn nữa. Sau đó, “Hòa quăng khẩu súng hết đạn về phái bọn Mỹ đang chồm dậy, và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng trong trảng”. “Hướng chạy của Hòa kéo chúng ra xa Kiên. Đồng thời cũng hút chúng lệch khỏi vệt đường có thể dẫn tới khe cạn.” Sau đó, Kiên “lẳng lặng trai lại chốt cho quả u ét rồi từ từ bò lui”,”từng đợt âm thầm trở về chỗ khe cạn”.
- Kiên và Hòa có những phản ứng khác nhau khi đối mặt với kẻ thù vì: do công việc và tâm lí của mỗi người mỗi khác nhưng trên hết, họ muốn hành động để bảo vệ đồng đội của mình. Họ đã chia nhau ra để hành động nhằm bảo vệ và mở ra cơ hội để cứ những người đồng chí, đồng đội của họ đang chờ họ ở khe cạn. Trong tình huống cấp bách vì họ biết rằng chỉ khi chia nhau ra hành động, đánh lạc bọn lính Mỹ thì mới có thể thuận lợi cứu những người đồng đội của mình.
Câu 3: Nhận xét về cốt truyện và cách kể chuyện của Bảo Ninh qua đoạn trích trên.
Bài làm chi tiết:
Nhận xét:
- Cốt truyện:
+ Được xây dựng một cách độc đáo, đặc sắc với nhiều chi tiết và tình huống đầy kịch tính, hồi hộp và bất ngờ.
+ Làm nổi bật lên tình đồng đội thật đẹp giữa Kiên và Hòa,
+ Cho thấy sự nhạy bén và phản ứng nhanh với các tình huống bất ngờ của nhân vật.
-> Thông qua cốt truyện, nhân vật được hiện lên với 1 hình ảnh thật đẹp và thể hiện được sự đoàn kết, đồng hành cùng nhau để vượt qua những khó khăn, thử thách nơi chiến trường tàn khốc.
- Cách kể chuyện:
+ Ngôi kể thứ 3 với điểm nhìn duy nhất của Kiên.
+ Toàn bộ tác phẩm không phải lời kể chuyện thông thường, mà là lời độc thoại của nhân vật do người kể chuyện mượn để làm điểm tựa, lời của nhân vật Kiên.
-> Vì thế đọc tiểu thuyết như là đọc lời bộc bạch, trữ tình, tâm sự của một tâm hồn.
Câu 4: Trong đoạn trích, em có ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?
Bài làm chi tiết:
Em ấn tượng nhất là chi tiết: “Hòa lẳng lặng trườn xa chỗ Kiên nấp để thực hiện hành động bắn đạn vào con chó béc giê của bọn Mỹ, nhằm đánh lạc hướng bọn Mỹ để mở đường cho Kiên có cơ hội về cứu mọi người đang đợi ở khe can.”
Thông qua chi tiết và hành động của Hòa, em cảm thấy Hòa là một cô gái:
+ Thông minh, nhạy bén trong mọi tình huống và có trách nhiệm trong công việc của mình.
+ Dũng cảm, gan dạ, sự mạnh mẽ, đầy khí chất, sẵn sàng hi sinh thân mình để trao cơ hội được sống cho những người đồng đội của mình.
Câu 5: Tại sao kỉ niệm về Hòa là “kỉ niệm bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất” trong kí ức chiến tranh của Kiên?
Bài làm chi tiết:
Kỉ niệm về Hòa là “kỉ niệm bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất” trong kí ức chiến tranh của Kiên vì:
- Sau khi ra tay hành động, đánh lạc hướng bọn Mỹ để mở đường cho Kiên thì sau đó không thấy ai nhắc về Hòa nữa. Dường như Kiên nghĩ, Hòa đã hi sinh trong khi làm nhiệm vụ.
- Đối với Kiên, anh được sống, được chiến đấu và trưởng thành lên bên những người đồng chí đồng đội một phần là nhờ có Hòa.
- Trong kí ức của Kiên, hình ảnh chiến trường nơi Hòa và anh chiến đấu để cứu sống những người đồng đội là một chiến trường tàn khốc, là khoảng cách mong manh giữa sự sống và cái chết, thậm chí là đối diện với cả sự hi sinh và ngã xuống bất cứ lúc nào, và hi sinh trong sự lạnh lẽo ở giữa núi rừng bạt ngàn, không có những người thân, người đồng đội của mình bên cạnh.
Câu 6: Suy nghĩ, cảm nhận của Kiên về chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội như thế nào? Em ấn tượng với cảm nghĩ nào nhất? Vì sao?
Bài làm chi tiết:
Suy nghĩ, cảm nhận của Kiên về chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội:
- Đối với Kiên, “chiến tranh với bộ mặt gớm guốc của nó, với những móng vuốt của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân nhất của nó sẽ chỉ đơn thuần có nghĩa là một thời buổi và một quãng đời mà bất kì ai đã trải qua đều mãi mãi bị ám ảnh” và “nếu không nhờ được sự che chở đùm bọc, được cưu mang và được cứu rỗi trong tình đồng đội bác thì thì ắt rằng đã chết từ lâu”
- Cảm nghĩ trên của Kiên cũng là điều mà em ấn tượng nhất trong văn bản vì thông qua đó em thấy được: Kiên vẫn luôn nhớ tới đồng đội của mình, luôn biết ơn sự hy sinh của đồng đội để mình được sống. Đối với Kiên, sống gắn liền với trách nghiệm nói thay lời trăn trối của những người đã chết trong chiến tranh, những đồng đội thân yêu và ruột thịt, vô số và vô danh, những liệt sĩ của lòng nhân.
Câu 7: Nhan đề Ánh sáng cứu rỗi có liên quan như thế nào đến chủ đề của đoạn trích? Nếu được đặt lại, em sẽ chọn nhan đề gì?
Bài làm chi tiết:
- Theo em thì ánh sáng vốn là biểu hiện của sự may mắn và là con đường được soi sáng để chúng ta có thể tìm ra hướng đi cho mình trong khó khăn.
Ở trong đoạn trích này, sự may mắn đó có lẽ là dành cho nhân vật Kiên – một trong số những người còn sống sót trong cuộc chiến đầy khắc nghiệt và được sống dưới thời bình. Xuyên suốt văn bản ta thấy được tình cảnh khốc liệt của chiến tranh, hoàn cảnh hiểm nghèo của những người lính và với mỗi người ai cũng khao khát được sống. Họ luôn hi vọng rằng tất cả sẽ vượt qua được hoàn cnahr này để có thể đoàn tụ cùng nhau.
- Nếu được đặt lại nhan đề, em sẽ đặt thành “Tình đồng chí” vì đọc văn bản em thấy được tình cảm bền chặt của những người đồng đội dành cho nhau. Họ sẵn sàng hi sinh bản thân để nhường cơ hội sống cho những người còn lại.
Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 7: Ánh sáng cứu rỗi (Trích Nỗi ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 7: Ánh sáng cứu rỗi (Trích Nỗi