Soạn chi tiết Ngữ văn 12 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1: Lập bảng so sánh những thể loại và kiểu văn bản đọc hiểu giữa sách Ngữ văn 12, tập một và tập hai.

Bài làm chi tiết:

1. Theo thể loại

Thể loại

Tập 1

Tập 2

Truyện

Truyện truyền kì, truyện ngắn hiện đại

Tiểu thuyết hiện đại

Thơ

Thơ lục bát, thơ bảy chữ, thơ thất ngôn bát cú đường luật

Thơ tự do, thơ hiện đại, ký, thơ trữ tình siêu thực

Nhật ký, phóng sự, hồi ứ

Nhật ký viết bằng thơ, thư

Hài kịch

Hài kịch

 

Văn tế

Văn tế

 

Nghị luận

Nghị luận xã hội, nghị luận văn học

Văn bản thông tin

2. Theo kiểu văn bản

Kiểu văn bản

Tập 1

Tập 2

Văn bản tự sự

Nhật kí Đặng Thùy Trâm, Muối của rừng, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

 

Hạnh phúc của một tang gia, Ánh sáng cứu rỗi, Thiếu nữ và cây sồi già bên đường, Vi Hành

Văn bản miêu tả

Chiếc thuyền ngoài xa, Hai cõi U Minh

Vi Hành, ..

Văn bản biểu cảm

Hai cõi U Minh

Hạnh phúc của một tang gia, Ánh sáng cứu rỗi, Đàn ghi ta của Lor ca, ..

Văn bản nghị luận

Toàn cầu hóa và bản sắc dân tộc, Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người, Phân tích bài thơ “Việt Bắc”

Tuyên Ngôn Độc Lập, Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường,…

Câu 2: Cấu trúc và các nội dung chính của Bài 6 khác gì với các bài khác trong

sách Ngữ văn 12, tập hai?

Bài làm chi tiết:

Điểm khác đó là: 

+ Đối với các bài khác, chúng ta sẽ đi đến nhiều tác giả với đa dạng các thể loại văn học khác nhau.

+ Còn bài 6, ta đến với tác giả duy nhất là Nguyễn Ái Quốc với từng thể loại riêng biệt. 

Câu 3:  Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại, phong

cách hiện thực và phong cách hiện đại qua các đoạn trích tiểu thuyết trong Bài 7.

Bài làm chi tiết:

*Đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại:

- Sáng tác bằng chữ Quốc ngữ, xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX

- Tiếp thu tinh thần và hình thức của tiểu thuyết hiện đại phương Tây nhằm không ngừng đổi mới thể loại, phản ánh và góp phần giải quyết những vấn đề phức tạp, những vấn đề “nóng” của thời đại.

*Đặc điểm phong cách hiện thực:

- Các nhà văn có phong cách hiện thực thường đưa vào tác phẩm những chi tiết, sự việc thường ngày; khám phá diễn biến tâm lí khách quan của nhân vật trong mối liên hệ chặt chẽ với hoàn cảnh xã hội.

- Phong cách hiện thực trong văn học lấy việc miêu tả, tái hiện đời sống chính xác như nó vốn thế làm nguyên tắc thẩm mĩ cơ bản.

*Đặc điểm phong cách hiện đại

- Phong cách hiện đại trong văn học thế giới xuất hiện từ khoảng cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

- Các nhà văn có phong cách hiện đại ưa thích thử nghiệm các kĩ thuật văn học mới lạ như dùng nhiều điểm nhìn trần thuật, thay đổi linh hoạt về giọng điệu, xoá nhoà ranh giới thể loại, kết cấu phi tuyến tính, dòng tâm tư, phương pháp của những “tảng băng trôi", ...nhằm phản ánh cuộc sống hiện tại và cách tân, đổi mới văn học

Câu 4: Các văn bản thơ trong Bài 8 có đặc điểm chung về hình thức như thế nào?

Nêu một số lưu ý về cách đọc các văn bản ấy.

Bài làm chi tiết:

- Các văn bản thơ trong Bài 8 hầu hết đều là thể thơ tự do, mang trong mình những ý nghĩa, tâm tình riêng của nhà thơ.

- Một số lưu ý: Cần đọc kỹ, quan sát ý thơ cũng như các hình ảnh đa tầng nghĩa trong bài thơ để có thể hiểu được toàn bộ ý đồ của tác giả, tác phẩm.

Câu 5: Tác dụng của phần Tổng kết lịch sử văn học được nêu trong Bài 10. Phân tích yêu cầu của việc học nội dung này.

Bài làm chi tiết:

Tác dụng:

- Hiểu rõ lịch sử văn học giúp ta nắm bắt sự phát triển của các thể loại, phong trào, tác giả và tác phẩm theo dòng thời gian. -> Nhờ vậy, ta có thể đánh giá và thưởng thức văn học sâu sắc hơn.

- Kỹ năng tư duy phản biện, nhìn nhận vấn đề đa chiều cũng được rèn luyện qua việc tiếp xúc nhiều tác phẩm với quan điểm, giá trị khác nhau.

- Kỹ năng đọc hiểu, bao gồm xác định ý chính, phân tích nội dung, hình thức, nghệ thuật tác phẩm cũng được trau dồi. Hơn nữa, tâm hồn ta được bồi dưỡng, nhận thức về cuộc sống, con người và bản thân được nâng cao.

- Cuối cùng, ta hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc, từ đó gắn kết với cộng đồng.

VIẾT

Câu 6: Yêu cầu về hình thức viết của các bài 6, 7, 8 và 9 trong sách Ngữ văn 12

có gì giống và khác nhau?

Bài làm chi tiết:

- Giống: Đều theo dạng bài nghị luận xã hội, nêu suy nghĩ về một vấn đề nào đó.

- Khác:

+ Bài 6: Viết một bài văn nghị luận về 1 vấn đề đang được quan tâm

+ Bài 7: Viết một bức thư

+ Bài 8: Viết bài so sánh

+ Bài 9: Viết bài phát biểu

NÓI VÀ NGHE

Câu 7: Các nội dung chính được rèn luyện trong phần Nói và nghe ở sách Ngữ văn 12, tập hai là gì? Xác định kĩ năng trọng tâm trong phần nói và nghe của mỗi bài học.

Bài làm chi tiết:

Các nội dung chính được rèn luyện trong phần Nói và nghe ở SGK 12 là: Nói về một vấn đề xã hội. Trọng tâm mỗi bài: Bài 6:  Thuyết trình, Bài 7: Tranh luận, Bài 8: Trình bày, Bài 9: Tranh luận

TIẾNG VIỆT

Câu 8: Phân tích tác dụng của một trong các yếu tố: ngữ âm, từ vựng, các biện

pháp tu từ, các kiểu câu, ... trong một văn bản văn học tự chọn.

Bài làm chi tiết:

Văn bản lựa chọn : Đoạn thơ trích bài Thời gian ( Văn Cao) 

“Tôi yêu đất nước này áo rách

Căn nhà dột phên không ngăn nổi gió

Vẫn yêu nhau trong từng hơi thở

Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài

Thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai

Tôi yêu đất nước này như thế

Như yêu cây cỏ ở trong vườn

Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương

Nuôi tôi thành người hôm nay

Yêu một giọng hát hay

Có bài mái đẩy thơm hoa dại

Có sáu câu vọng cổ  chứa chan"

   Điệp ngữ "yêu" được lặp lại sáu lần như một điệp khúc, nhấn mạnh tình cảm yêu nước mãnh liệt, bùng cháy trong trái tim tác giả. Qua hình ảnh "đất nước này áo rách", "căn nhà dột phên", "cây cỏ", "mẹ", "giọng hát hay", "bài mái đẩy thơm hoa dại", "sáu câu vọng cổ", tình yêu ấy không phải là thứ tình cảm trừu tượng, cao xa mà gắn liền với những hình ảnh cụ thể, bình dị trong cuộc sống.

   Điệp ngữ "như yêu" cùng các hình ảnh so sánh "như yêu cây cỏ ở trong vườn", "như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương", "như yêu một giọng hát hay", "như yêu bài mái đẩy thơm hoa dại", "như yêu sáu câu vọng cổ chứa chan" đã giúp tác giả thể hiện tình yêu nước một cách tinh tế, nhẹ nhàng mà vẫn vô cùng sâu sắc. Qua đó cho thấy tình yêu nước đã hòa quyện vào máu thịt, trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn của tác giả. Tình yêu nước ấy được so sánh với những điều bình dị, gần gũi, gắn liền với tuổi thơ, với cuộc sống của tác giả. 

   Việc sử dụng điệp ngữ "yêu" và "như yêu" một cách tinh tế, sáng tạo góp phần thể hiện thành công tình yêu nước sâu sắc, nồng nàn của tác giả.

Câu 9: Nội dung tổng kết tiếng Việt và tổng kết phương pháp đọc, viết, nói, nghe ở Bài 10 có tác dụng gì?

Bài làm chi tiết:

  Tổng kết TV và tổng kết PP đọc viết sẽ giúp chúng ta hệ thống kiến thức, cũng như theo dõi quá trình tiếp thu trong từng bài học của mỗi người.

TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II

1. Đọc hiểu

Câu hỏi 1: Đoạn trích trên sử dụng kết hợp các thao tác lập luận nào?

A. Giải thích và chứng minh                                 B. Bác bỏ và chứng minh

C. Phân tích và so sánh                                          D. Chứng minh và so sánh

Bài làmchi tiết:

Chọn C

Câu 2: Yếu tố nào thể hiện rõ nhất tính chất nghị luận của đoạn trích?

A. Kể câu chuyện về đoàn quân Tây Tiến trong kháng chiến chống thực dân Pháp

B. Miêu tả cảnh vật và tên những địa danh Việt và Lào trong bài thơ Tây Tiến

C. Nêu lên những nhận xét về sự hùng mạnh của đoàn quân Tây Tiến

D. Thuyết phục người đọc về âm hưởng độc đáo của bài thơ Tây Tiến

Bài làmchi tiết:

Chọn C

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích nêu trên là gì?

A. Những địa danh, những người lính Tây Tiến trong nỗi nhớ của nhà thơ

B. Nhan đề, thể thơ và những địa danh đã làm nên khúc độc hành Tây Tiến

C. Sự khốc liệt của chiến trường và sự hi sinh của người lính Tây Tiến

D. Bài Tây Tiến ra đời cùng thời với bài Nguyệt Cầm và Tống biệt hành

Bài làm chi tiết:

Chọn C

Câu 4: Câu văn nào sau đây dẫn ra bằng chứng khách quan?

A. Trong bài thơ, chỉ có một cái tên thành thị, hoa lệ: đó là Hà Nội

B. Khi kí ức mãnh liệt, nó có khả năng hiện tại quá khứ

C. Bởi thế, có lẽ nên gọi Tây Tiến là một khúc độc hành

D. Đó  là cảm hứng của các một thời cách mạng phát hiện ra đất nước

Bài làm chi tiết:

Chọn: C

Câu 5: Mục đích của việc so sánh với Tiến quân ca và một số tác phẩm khác trong đoạn trích trên là gì?

A. Làm nổi bật đặc điểm của những ca khúc trong thời kì này

B. Chứng minh bài Tây Tiến ra đời cùng thời vưới Tiến Quân Ca 

C. Làm rõ điểm độc đáo của bài thơ Tây Tiến so với các tác phẩm khác

D. Nêu lên ảnh hưởng của bài Tiến quân ca đối với bài Tây tiến

Bài làmchi tiết:

Chọn A

2. Viết

Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn

Đề 1: Phân tích một tác phẩm tự chọn, chưa có trong sách giáo khoa “ngữ văn 12” của tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh mà em yêu thích.

Đề 2: “Sự sáng tạo ngôn từ, hình ảnh, cấu tứ, biện pháp nghệ thuật được xem là những biểu hiện rõ rệt nhất về tính hiện đại của thơ”. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên.

Bài làm chi tiết:

Đề 1:

   Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người không chỉ là một nhà quân sự tài ba, một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một người nghệ sĩ chân chính. Người là tác giả của rất nhiều các tác phẩm văn học.  “Tức cảnh Pác Bó” là một trong số nhưng tác phẩm văn học nổi tiếng của Bác. Được sáng tác tại hang Pác Bó thuộc tỉnh Cao Bằng vào năm 1941, bài thơ có thể coi là một trong những sáng tác đặc sắc nhất trong đời hoạt động nghệ thuật của Người.

     Tại hang Pác Bó, Người vẫn vui vẻ, lạc quan trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn và gian khổ.

     Trước hết, hai câu thơ mở đầu đã tái hiện cuộc sống của Bác tại hang Pác Bó:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

     Hai câu thơ đã gợi mở không gian, thời gian và hoàn cảnh Bác sống rất cụ thể. Câu thơ đầu “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” với nhịp ¾ cùng hình ảnh đối “sáng- tối”, “ra- vào” gợi nhịp sống đều đặn của Bác Hồ. Không gian sống, không gian sinh hoạt của người là ở “suối”, là “hang”, là những nơi thâm sâu cùng cốc, những nơi con người thường e ngại, không muốn sống tại đó. Tuy nhiên, đọc câu thơ, ta lại thấy tâm thế rất ung dung, chủ động đón của Bác.

     Và bữa ăn của Bác chỉ có cháo bẹ, có rau măng, hết sức đạm bạc, thanh dã. Đây là những bữa ăn quen thuộc của Bác, lấy nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên và nó cũng gợi ta nghĩ về cuộc sống sinh hoạt của các bậc trí thức ngày trước. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, những bữa ăn có cơm ngon là điều rất khó. Nhưng Người lại nói “vẫn sẵn sàng”. Điều này cho thấy tinh thần rất lạc quan của Người…

     Không chỉ sống trong không gian đầy hiểm trở với những bữa ăn đạm bạc mà bàn làm việc của Bác với:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

     Người làm việc trên phiến đá nhấp nhô bên bờ suối Lenin. Người không ngại ngần những gian khổ để tìm ra con đường đi đúng cho dân tộc mình. 

Như vậy, tại hang Pác Bó thiếu thốn đủ điều, với những bữa ăn thanh đam, với chỗ làm việc trên một phiến đá, nhưng vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta vẫn sẵn sàng đón nhận. Hỏi rằng trên thế giới này có mấy vị lãnh tụ nào giống Bác?

     Ba câu đầu, Bác tập trung nói về không gian mình sinh sống, làm việc và đến câu thơ cuối, Người cho rằng:

"Cuộc đời Cách mạng thật là sang”

Cái "sang” ở đây có lẽ không phải đến từ những thức ăn, từ nơi làm việc mà “sang” vì tại đây, Người đã sống một cuộc đời Cách mạng, một cuộc đời cống hiến, vì nhân dân, vì đất nước và đó là một cuộc đời đầy ý nghĩa.

     Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, súc tích, qua đó chúng ta đã thấy chân dung tinh thần của một vị lãnh tụ- một con người không ngần ngại những gian khổ, dù sống trong hoàn cảnh nào cũng vì dân vì đất nước.

     Mỗi lần đọc bài thơ, ta lại nhớ đến hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Thế mới biết rằng hòa bình mà chúng ta đang hưởng, cuộc sống không có bom rơi đạn nổ ngày nay đã phải đổi lấy bao mồ hôi, công sức của lớp lớp thế hệ đi trước. Do đó, là những con người được sống trong bối cảnh hiện đại, không nghe thấy tiếng súng, chúng ta phải gìn giữ hòa bình, phải gắng sức đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ lúc sinh thời từng mong muốn.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net