Hướng dẫn soạn bài 1: Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp) sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu 1: Để đọc hiểu một tác phẩm truyện ngắn hiện đại, các em cần chú ý.
Bài làm chi tiết:
Để đọc hiểu một tác phẩm truyện ngắn hiện đại, các em cần chú ý:
Câu 2: Đọc trước truyện ngắn Muối của rừng; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Huy Thiệp.
Bài làm chi tiết:
Tác giả Nguyễn Huy Thiệp:
- Cuộc đời:
+ Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950 tại Thái Nguyên, quê ở huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội. Ông đã tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1970.
+ Ông đã dạy học ở Tây Bắc đến năm 1980, sau đó công tác ở Cục xuât bản cửa Bộ giáo dục và Đào tạo, sang làm công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ rồi nghỉ việc để chuyên viết văn.
+ Ông là nhà văn đương đại có ảnh hưởng nhất, được nhận xét là một bông hoa nở muộn trên văn đàn văn học Việt Nam. Những truyện ngắn đầu tiên xuất hiện trên báo Văn nghệ của Hội nhà văn Việt Nam năm 1986. Không lâu sau đó các tác phẩm của ông đưuợc bàn luận sôi nổi trong làng văn cả trong lẫn ngoài nước
- Phong cách nghệ thuật:
+ Giọng văn lạnh lùng, không sắc thái biểu cảm. Qua giọng văn ấy, thế giới nhân vật, bức tranh cuộc sống luôn hiện ra một cách trung thực, khách quan trước mắt người đọc. Độc giả được tự do phán xét nhân vật theo chủ kiến của mình
+ Đưa thơ vào văn xuôi làm tăng hiệu ứng thẩm mĩ: các tác giả trước đây chủ yếu lấy thơ làm đề từ cho văn xuôi, Nguyễn Huy Thiệp sử dụng thơ trong các tác phẩm tự sự như một phương tiện nghệ thuật độc đáo và tạo được hiệu ứng thẩm mĩ rõ nét và làm nên nét đặc trưng cho phong cách tác giả
+ Kết cấu truyện: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường triển khai kết cấu theo dòng thời gian tuyến tính. Nhà văn thường xùng cách mở đầu mỗi câu chuyện theo lối truyền thống – thường giới thiệu thông tin ngắn gọn, khái quát về nhân vật ở ngay mở đầu tác phẩm. Trái với cách mở đầu mang tính truyền thống, kết thúc của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường kết thúc mở. Để tạo ra kết thúc mở, nhà văn thường dùng những yếu tố mang tính hư cấu, những chi tiết mang đậm chất huyền thoại hoặc những lời yếu tố mang tính hư cấu, những chi tiết mang đậm chất huyền thoại hoặc những lời đồn đại trong dân gian tùy người đọc phán xét, suy ngẫm. Cách kết thúc này nhiều khi cũng tạo nên chất thơ cho tác phẩm.
Câu 1: Thời điểm ông Diểu chọn để đi săn đem lại cho em suy nghĩ gì?
Bài làm chi tiết:
Thời điểm ông Diểu chọn để đi săn là lúc mà thiên nhiên tràn đầy vẻ đẹp sức sống, xanh tươi với mưa xuân ấm áp, rừng ẩm ướt. Đây là thời gian thích hợp nhất ở trong rừng. Điều này cho thấy ông Diểu yêu quý và hòa mình vào thiên nhiên, biết tận dụng những điều tốt đẹp nhất từ thiên nhiên để sinh tồn. Đồng thời cũng thấy được tình yêu thiên nhiên và sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên trong tác phẩm.
Câu 2: Tại sao chi tiết kì ảo xuất hiện ở đoạn này?
Bài làm chi tiết:
Chi tiết kì ảo xuất hiện ở đoạn này đã thể hiện không gian núi rừng vô cùng lạnh lẽo với làn sương mù dày đặc, tạo ấn tượng cho người đọc.
Câu 3: Tại sao ông Diểu lại tránh nhìn vào đôi mắt con khỉ?
Bài làm chi tiết:
Khỉ đực “co rúm người lại và nghiêng đôi mắt ươn ướt nhìn ông” bởi nó tin tưởng, dựa dẫm vào ông. Điều đó đã ép ông vào thế phải làm người tốt, phải đóng vai thiện trong khi ông đã là một người ác và vẫn không hề có ý định từ bỏ mục tiêu tóm lấy con mồi.
Hành động tránh nhìn vào đôi mắt tội nghiệp của khỉ báo hiệu sự chuyển biến nội tâm trong nhân vật ông Diểu. Ông Diểu lại tránh nhìn vào đôi mắt con khỉ vì ông biết rằng nếu ông cứ nhìn vào đôi mắt của nó, sự đau thương và ánh mắt cầu cứu của nó sẽ làm mủi lòng và ông sẽ không thể thực hiện được mục đích là bắt nó.
Câu 4: Tại sao ông Diểu lại vội vã bỏ đi?
Bài làm chi tiết:
Ông Diểu sợ rằng ông sẽ thay đổi quyết định nên ông đã vội vã bỏ đi sau khi phóng sinh khỉ đực.
Câu 1: Truyện Muối của rừng có thể chia làm mấy phần? Hãy mô hình hóa câu chuyện bằng một sơ đồ thích hợp?
Bài làm chi tiết:
- Truyện Muối của rừng có thể chia làm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu… khỉ bố và khỉ mẹ: Cuộc đi săn của ông Diểu
+ Phần 2: Từ “Nhặt đất đá ném… xa hơn nhưng lại an toàn”: Diễn biến tâm trạng của ông Diểu khi nhìn thấy con khỉ đực bị thương”.
+ Phần 3: Còn lại: Ông Diểu quyết định phóng sinh con khỉ đực
- Mô hình hóa câu chuyện bằng sơ đồ:
Câu 2: Truyện được kể từ điểm nhìn nào? Mối quan hệ giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật?
Bài làm chi tiết:
- Truyện được kể từ điểm nhìn của người kể chuyện – tác giả
- Mối quan hệ giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật: điểm nhìn giới hạn trong tầm hiểu biết của nhân vật ông Diểu. Qua đó thể hiện được nhiều khía canh nội tâm, hành động, suy nghĩ của nhân vật.
Câu 3: Nguyên nhân nào khiến ông Diểu muốn đi săn? Hoạt động đi săn của ông Diểu được miêu tả như thế nào trong truyện?
Bài làm chi tiết:
* Nguyên nhân khiến ông Diểu muốn đi săn:
* Hoạt động đi săn của ông Diểu được miêu tả trong truyện cụ thể, chi tiết:
Câu 4: Tìm và phân tích những nguyên nhân khiến ông Diểu đi đến quyết định phóng sinh cho con khỉ đực?
Bài làm chi tiết:
Những nguyên nhân khiến ông Diểu đi đến quyết định phóng sinh con khỉ đực:
Ông Diểu nhận ra rằng con khỉ này còn có gia đình và trách nhiệm với gia đình, vì ông nhận ra hành động đi săn sẽ giết chết con khỉ đực, phá hoại một gia đình: “Cách đó không xa, con khỉ cái cũng thập thờ sau một gốc cây theo dõi. Ông thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay sống mũi. Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật năng nề”.
Khi nhìn thấy nỗi đau của khỉ đực, tình yêu của khỉ cái với khỉ đưc đã khiến ông Diểu nhận ra rằng thiên nhiên và con người đều có số phận, tính cách, tâm hồn và đời sống tình cảm riêng. Hơn thế nữa, bản tính tự nhiên của loài vật là bản tính thiên, vô tư, hồn nhiên, trong sáng. Vì thế, tự nhiên cho con người nhận thức được giá trị của tình yêu thương.
Câu 5: Thống kê và phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong truyện Muối của rừng. Những chi tiết này thể hiện chủ đề nào trong tác phẩm?
Bài làm chi tiết:
* Những yếu tố kì ảo trong truyện Muối của rừng và ý nghĩa:
- Không gian kì ảo “Từ dưới miệng vực, sương mù dâng lên cuồn cuộn, trông rất kinh dị, vừa đầy tử khí. Sương mù len vào từng chân bụi cây và xóa rất nhanh cảnh vật”. Qua đó thấy được không gian núi rừng vô cùng lạnh lẽo với làn sương mù dày đặc, tạo ấn tượng cho người đọc.
- Hình ảnh hoa tử huyền “Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đất là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc”. Đây vốn là một loài hoa không có thật nhưng ngòi bút của tác giả, loài hoa ấy được coi là muối của rừng, kết tinh mọi điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Đây là hình ảnh mang tính biểu tượng gợi nhắc niềm tin vào bản chất thuần phác, đẹp đẽ của thiên nhiên và con người
* Những chi tiết này thể hiện chủ đề: đề cao sự sống, về lòng nhân ái và tình yêu thiên nhiên. Chúng cũng giúp tác phẩm trở nên phong phú và đa dạng hơn, tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho người đọc.
Câu 6: Theo Ha-ra-ri (Harari), có một quan niệm cho rằng “Các sinh vật không phải người không có giá trị tự thân nào cả, chúng chỉ tồn tại vì lợi ích của chúng ta mà thôi.” Đọc truyện ngắn Muối của rừng, em có tán thành với quan niệm đó không? Vì sao?
Bài làm chi tiết:
Đọc truyện ngắn Muối của rừng, em không tán thành với quan niệm “Các sinh vật không phải là người không có giá trị tự thân nào cả, chúng chỉ tồn tại vì lợi ích của chúng ta mà thôi”, vì:
Khi đọc truyện ngắn Muối và rừng, chúng ta có thể cảm nhận các loài sinh vật đều có thế giới tâm trạng, cảm xúc, tình cảm riêng giống như con người. Điều đó được thể hiện thông qua ngòi bút tài hoa của nhà văn khi miêu hình ảnh, chi tiết về sự đau đớn của con khỉ đực, tình yêu, tình cảm gia đình của gia đình khỉ vô cùng sâu sắc.
Khỉ con khỉ đực bị bắn ngã nhào xuống đất, khỉ mẹ cũng đã quay lại dìu khỉ bố chạy trốn; khỉ con xuất hiện và cướp súng ông Diểu nhưng nó bị rơi xuống vực. Tác giả cũng đã miêu tả về hình ảnh con khỉ đực bị thương, chậm rãi kêu và gương ánh mắt thành khẩn cầu xin về phái ông Diểu. Và khi ông định mang con khỉ về, coi nó như chiến lợi phẩm thì con khỉ cái xuất hiện, đã khiến ông thay đổi cách nhìn về gia đình loài khỉ cũng như hiểu được “trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề.”
Chính nhân vật Diểu trong tác phẩm hay mỗi bản thân mỗi độc giả đều nhận ra rằng thiên nhiên sinh vật cũng như con người, cũng có thứ tình của nó. Thiên nhiên và con người cũng có sự liên kết gắn bó chặt chẽ và chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên.
Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 1: Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp) ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 1: Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp)