Soạn chi tiết Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Hướng dẫn soạn bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Đọc trước truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Minh Châu.

Bài làm chi tiết: 

Tác giả Nguyễn Minh Châu:

- Cuộc đời:

Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải) huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Đầu năm 1950 ông gia nhập quân đội, theo học trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn, Từ năm 1952 đến năm 1958 ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320. Năm 1962 ông về Phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Sự nghiệp văn chương:

Các tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trước năm 1975 khá tiêu biểu cho thành tựu, đặc điểm và giới hạn của nền văn học sử thi thời kì kháng chiến chống Mỹ

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, cũng là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học từ sau năm 1975. Ông được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

Ở Nguyễn Minh Châu, sự đổi mới mạnh mẽ trong ý thức nghệ thuật luôn đi liền với những tìm tòi đổi mới trong sáng tác của nhà văn

Quan niệm về mối quan hệ giữa văn học và đời sống của Nguyễn Minh Châu là một quan niệm đặt trên nền tảng tinh thần nhân bản “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”.

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Sự xuất hiện của hai nhân vật có bất ngờ không? Dự đoán về hành động của họ?

Bài làm chi tiết:

Sự xuất hiện của hai nhân vật hoàn toàn gây bất ngờ bởi sau khi Phùng chụp được bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và nghĩ rằng có thể ra về ngay sau đó một chiếc thuyền xuất hiện

Dự đoán hành động của hai nhân vật: đi trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Câu 2: Cảnh tượng này đem lại cho em suy nghĩ gì? 

Bài làm chi tiết:

Cảnh tượng người đàn ông rút thắt lưng của lính ngụy đánh vợ một cách tàn bạo đã thể hiện một hiện thực khắc nghiệt, nghiệt ngã, trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp toàn mỹ của bức tranh thiên nhiên trước đó. Đây là bức tranh cuộc sống khổ cực ẩn sau sự hoàn mỹ của phát hiện thiên nhiên mà Phùng đã khám phá trước đó.

Câu 3: Sự tương phản trong chân dung của mẹ và con gái đem lại cho em suy nghĩ gì?

Bài làm chi tiết:

Trong tác phẩm, cô gái được mô tả “đứa con gái trạc 14, 15 tuổi. Đấy là trông vóc người và mái tóc xõa ngang vai…” trái ngược hoàn toàn với hình ảnh người mẹ “một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch”.

Sự tương phản giữa mẹ và con gái được thể hiện rõ ràng qua cách sống, quan điểm và cảm xúc của họ. Mẹ, người phụ nữ truyền thống, chấp nhận số phận và hoàn cảnh của mình; trong khi con gái, người phụ nữ hiện dại, luôn khao khát tự do và quyền lựa chọn cuộc sống của mình. 

Sự tương phản này khiến em suy nghĩ về sự phức tập của quan hệ mẹ - con, và cách mà nó phản ánh và ảnh hưởng đến xã hội rộng lớn. Sự tương phản trong chân dung của người mẹ và con gái càng làm nhấn mạnh sự khốn khổ, mệt mỏi của người đàn bà hàng chài – người đã phải trải qua biết bao nhiêu bất hạnh trong cuộc sống để nuôi các con khôn lớn. 

Câu 4: Thử suy đoán về điều “vừa vỡ ra trong đầu” vị chánh án.

Bài làm chi tiết:

Điều “vừa vỡ ra trong đầu” vị chánh án có thể là một sự nhận thức mới, một ý tưởng đột phá hoặc một quyết định quan trọng. 

Câu 4: Tại sao hình ảnh con thuyền giữa sóng gió được lặp lại trong đoạn văn này?

Bài làm chi tiết:

Hình ảnh con thuyền giữa sóng gió được lặp lại trong đoạn văn một lần nữa như phần nào ẩn dụ cho những cuộc đời, số phận người dân bất hạnh, khó khăn, đối mặt với nhiều bi kịch. Con thuyền vẫn đậu ở ngay giữa sóng gió mà không hề về bờ cũng như cuộc sống bất hạnh của người dân phải trải qua nhiều thách thức, vất vả để buôn ba.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Truyện Chiếc thuyền ngoài xa có thể chia làm mấy phần? Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích.

Bài làm chi tiết:

- Truyện Chiếc thuyền ngoài xa có thể chia làm 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu…. ở chơi thêm vài bữa: Phát hiện thứ nhất của nhiếp ảnh Phùng

+ Phần 2: Ngay lúc ấy… lưới vó đã biến mất: Phát hiện thứ hai của nhiếp ảnh Phùng

+ Phần 3: Tôi thầm cảm ơn… mẹ nó không bị đánh: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài

+ Phần 4: Còn lại: Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy.

- Sơ đồ mối quan hệ giữa các nhân vật:

https://img.loigiaihay.com/picture/2024/0215/a_1.pngv

Câu 2: Truyện được kể từ điểm nhìn của ai? Ý nghĩa của việc lựa chọn điểm nhìn này?

Bài làm chi tiết:

- Truyện được kể từ điểm nhìn của nhiếp ảnh gia Phùng

- Ý nghĩa của việc lựa chọn điểm nhìn này:

+ Tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo

+ Lời kể khách chân thật, khách quan, giàu thuyết phục

+ Góp phần tạo nên tính đa chiều trong cảm nhận, đánh giá về nhân vật.

Câu 3: Phân tích sự biến đổi trong cảm nhận của Phùng về những ngư dân trong tác phẩm.

Bài làm chi tiết:

Sự biến đổi trong cảm nhận của Phùng về những ngư dân trong tác phẩm:

Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” nhân vật Phùng ban đầu có cảm nhận hơi xa lạ với cuộc sống của những ngư dân. Tuy nhiên qua quá trình tiếp xúc và trải nghiệm, cảm nhận của Phùng dần thay đổi.

- Tâm trạng của Phùng khi chứng kiến hiện thực đời sống: Cảnh tượng người đàn ông hàng chài đánh vợ một cách tàn nhẫn và càng kinh ngạc hơn khi người đàn bà bị đánh kia “không kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”. Sau đó, hình ảnh thằng bé giật lất chiếc thắt lưng quật thẳng ngực người đàn ông; còn lão ta “dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo dúi xuống cát”. Chứng kiến cảnh đó nghệ sĩ Phùng “kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn lặng”…

- Tâm trạng của nhân vật Phùng khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài: hoàn cảnh gia đình, lí do không muốn vỡ lẽ. Lúc này, tâm trạng của Phùng có nhiều sự thay đổi

+ Người đàn bà hàng chài: Đằng sau bề ngoài thô kệch, lam lũ là người phụ nữ trải đời sâu sắc, có tình yêu thương con vô bờ bến, là người vợ bao dung, thấu hiểu chồng.

+ Gã chồng vũ phu: Là người đáng tráng nhưng cũng đáng thương. Gã không chỉ là tội nhận mà còn là nạn nhân của hoàn cảnh quẫn bách, khó khăn

+ Thằng Phác: Đằng sau hạnh động trái với luân thường đạo lí ấy là tình thương mẹ vô bờ bến.

=> Quá trình chuyển biến cảm xúc, thay đổi nhận thức của nhân vật Phùng: từ hạnh phúc ngỡ mình nhìn thấy vẻ đẹp toàn bích của khung cảnh thiên nhiên đến cảm giác sững sờ, kinh ngạc, phẫn nộ trước bức tranh cuộc sống phũ phàng; từ sự thương hại trước vẻ nhẫn nhục đến sẻ chia, cảm thông; từ thái độ bất bình gay gắt trước những hoàn cảnh nghịch lí đến thấu hiểu lẽ đời.

=> Qua sự thay đổi trong cảm nhận của nhân vật Phùng tác giả muốn gửi gắm thông điệp về tình yêu biển cả, sự kiên trì, bền bỉ của con người trong cuộc sống và về sự tôn trọng, thấu hiểu lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội.

Câu 4: Phân tích tính đa diện trong tính cách của người đàn bà hàng chài?

Bài làm chi tiết:

Tính đa diện trong tính cách của người đàn bà hàng chài:

- Người mẹ yêu thương con sâu sắc:

+ Không muốn con chứng kiến cảnh bạo lực nên xin chồng đưa lên bờ đánh

+ Khi bị con chứng kiến cảnh mình bị đánh, mụ khóc vì đau khổ và xấu hổ

+ Không muốn con làm chuyện dại dột với bố mẹ gửi con lên bờ

+ Hạnh phúc của người đàn bà hàng chài là được thấy con ăn no

- Người phụ nữ nhân hậu, bao dung, vị tha và thấu hiểu sự đời sâu sắc:

+ Hiểu cho hoàn cảnh của chồng

+ Thấu hiểu tâm tính của chồng: Vốn hiền lành, chăm chỉ nhưng khổ quá mà sinh bạo tàn

+ Nhận thức được gánh nặng đặt lên đôi vai người chồng, nhận lỗi về bản thân – đẻ nhiều con

+ Chấp nhận những trận đòn roi vì muốn giải tỏa những áp lực cho chồng và muốn giữ gìn một gia đình

+ Hiểu được ý tốt và suy nghĩ của Phùng và Đẩu: Đưa ra lời nói thuyết phục khi đưa ra các lí do từ chối sự giúp đỡ của Đẩu “Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết thế nào…”

Câu 5: Chỉ ra tính đối thoại trong cái nhìn của người đàn bà hàng chài với cái nhìn của Phùng và Đẩu. Từ đó, nêu lên chủ đề của tác phầm?

Bài làm chi tiết:

* Tính đối thoại trong văn bản được hiểu là thể hiện sự đối lập về lập trường, tư tưởng của các nhân vật, làm nên đặc điểm đa chiều cho tác phẩm. Điều đó đã được thể hiện vô cùng sâu sắc qua cuộc nói chuyện của người đàn bà hàng chài với Phùng và Đẩu ở toàn án huyện:

- Cách nhìn của Phùng và Đẩu: Khi chứng kiến cảnh chồng đánh vợ của gia đình hàng chài, Phùng và Đẩu yêu cầu đề nghị giúp đỡ và khuyên người đàn bà bỏ chồng. Và khi nghe được lời nói của người đàn bà, Phùng không thể hiểu được điều đó “Sau câu nói của người đàn bà, tôi cảm thấy không gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá”, cảm thấy những điều này “không phải dễ nghe”. Phùng và Đẩu cảm thấy người đàn bà khốn khổ này quá cam chịu, không hiểu được lí do tại sao người đàn bà không chịu nhận sự giúp đỡ này

- Cách nhìn của người đàn bà hàng chài: Kiên quyết không bỏ chồng và đưa ra những lí lẽ thuyết phục: 

+ Phải cần có người đàn ông trong gia đình để nuôi một đàn con “đám đàn bà ở thuyền chúng tôi cần có một người đàn ông chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng một sắp con nào cũng trên chục đứa”.

+ Chức phận của người đàn bà ở thuyền: sống cho con chứ không phải cho mình “Đàn bà ở thuyền chúng tối phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. 

  • Qua đó cho thấy người đàn bà có cách nhìn thấu hiểu lẽ đời sâu sắc.

* Chủ đề của tác phẩm: Sự khắc nghiệt của cuộc sống, sự kiên trì và lòng dũng cảm của con người trước khó khăn, cũng như vẻ đẹp tinh thần và tình yêu thương con người.

Câu 6: Hãy trình bày quan điểm của em về sự lựa chọn cách sống của người đàn bà hàng chài.

Bài làm chi tiết:

Học sinh tham khảo bài mẫu sau:

Giới thiệu về người đàn bà hàng chài: Người đàn bà trạc ngoài 40 tuổi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi” gây ấn tượng về cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Sự nghèo khổ ấy còn hiện lên trên “tấm áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng”. Chị bị chồng đánh đập vô cùng dã man: “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng vợ” và những lần đánh đập ấy diễn ra vô cùng thường xuyên: “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Thế nhưng, khi được đứng trước sự giúp đỡ của Phùng và Đẩu, chị từ chối và kiên quyết không bỏ chồng. Thoạt nhìn, cảm thấy vô cùng ngạc nhiên bởi chị đã lựa chọn sống cùng với chồng – người đã gây ra cho chị vô vàn nỗi đau về thể chất.

Sau đó, chị đã giải thích lý do với Phùng và Đẩu bằng những lời lẽ vô cùng thuyết phục: Hóa ra nghề chài lưới trên chiếc thuyền lênh đênh không thể thiếu sức lực của người đàn ông và để nuôi một đàn con thì họ phải hợp sức làm quần quật. Hơn thế, người đàn bà hàng chài cũng chấp nhận nỗi khổ, chấp nhận như một lẽ đương nhiên. Chính vì hiện thực cuộc sống quá khắc nghiệt, nỗi nhọc nhằn bấp bênh của công việc ngư dân khiến chị phải chấp nhận những nghịch cảnh ấy.

Qua đó người đọc không khỏi cảm thấy xót xa và thương xót cho số phận của người phụ nữ bất hạnh, nhưng đồng thời cũng nhận ra rằng đó có thể là số phận chung của những người lao động. Họ là những người phụ nữ mạnh mẽ, can đảm và đầy quyết tâm, luôn sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn và thách thức để theo đuổi cuộc sống mà họ chọn. Dù trong hoàn cảnh nào, họ vẫn ngời sáng lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 1: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net