Soạn chi tiết Ngữ văn 12 Cánh diều bài 7: Tự đánh giá con người không thể bị đánh bại (Trích Ông già và biển cả – Hê-minh-uê)

Hướng dẫn soạn bài 7: Tự đánh giá con người không thể bị đánh bại (Trích Ông già và biển cả – Hê-minh-uê) sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Câu 1: Đọc đoạn (1) và cho biết con cá kiếm đang ở đâu cùng với ông lão Xan-ti-a-gô?

A. Con cá trên thuyền, nằm đờ ra cạnh ông lão

B. Con cá nằm im trên bờ, bên cạnh ông lão

C. Con cá bơi dưới nước với cái miệng mím chặt, cái đuôi nhịp nhàng

D. Con cá nằm trên mặt nước, phơi bụng lên trời

Bài làm chi tiết:

Chọn C. 

Câu 2: Câu nào sau đây miêu tả chi tiết, cụ thể hình dáng của con cá mập:

A. Nó ngoi lên rất nhanh và hoàn toàn bất cẩn đến mức đã xé tung mặt nước xanh thẳm, nhao mình trong ánh nắng.

B. Nó là con cá mập ma-ko cực lớn, được cấu tạo để bơi nhanh như bất lì loài cá nào bơi nhanh nhất ở biển và mọi thử trên người nó đều đẹp, chỉ trừ bộ hàm.

C. Lưng nó cũng xanh như lưng loài cá kiếm, bụng nó ánh bạc, da bóng mượt và tuyệt đẹp.

D. Đây là giống cá được cấu tạo để ăn thịt tất cả các loài cá khác ở biển, chúng nhanh nhẹn, khỏe mạnh và được trang bị lợi hại đến mức chẳng còn có bất kì đối thủ nào nữa.

Bài làm chi tiết:

Chọn C. 

Câu 3: Đọc kĩ đoạn văn (3) và cho biết nội dung chính của đoạn văn này là gì?

A. Miêu tả tâm trạng của ông lão khi đưa con cá kiếm vào bờ

B. Miêu tả hình dáng, cấu tạo của cá mập ma – ko

C. Miêu tả cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá mập

D. Suy nghĩ của ông lão về những điều tốt đẹp ở trên đời

Bài làm chi tiết:

Chọn C. 

Câu 4: Câu trích dẫn nào sau đây thể hiện rõ ý chí của ông lão Xan-ti-a-gô?

A. Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại

B. Cái quá tót đẹp thì khó bền.

C. Hắn đớp khoảng bốn mươi pao rồi.

D. Mình chỉ hơn cu cậu ở mánh khóe mà thôi còn cu cậu thì chẳng hề định làm gì hại mình.

Bài làm chi tiết:

Chọn A. 

Câu 5: Trong đoạn trích, có mấy lần xuất hiện từ “lão nghĩ” và “lão nói”? Việc sử dụng nhiều lần các cụm từ đó có tác dụng gì?

Bài làm chi tiết:

- Trong đoạn trích, cụm từ “lão nghĩ” được xuất hiện 5 lần. 

- Việc sử dụng nhiều lần các cụm từ đó đã nhấn mạnh những ý nghĩ trong đầu ông lão đánh cá. Những ý nghĩ này được ông lão đưa ra để phán đoán những sự việc sẽ xảy ra sau đó, dù có thể xảy ra hoặc kông xảy ra. Từ đó cho người đọc thấy được những tâm tư, trăn trở và hành động sắp tới của ông lão. 

- Cụm từ “lão nói” chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong đoạn.

-> Ở đây ta thấy được ý chí kiên cường của lão đánh cá. 

-> Từ đó thôi thúc người đọc, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất cũng không được nản chí, không được từ bỏ. Hãy coi thất bại là bài học để có được được thành công.

Câu 6: Hãy cho biết suy nghĩ của ông lão Xan-ti-a-gô trong đoạn (1). Tại sao ông lão lại có tâm trạng và suy nghĩ đó?

Bài làm chi tiết:

Suy nghĩ của ông lão Xan-ti-a-gô trong đoạn (1): Ông lão Xan-ti-a-gô đã suy nghĩ là làm thế nào để ông và con cá có thể quay trở về cảng bằng con thuyền đó và kèm theo đó là những băn khoăn, liên tục đưa ra các tình huống trong quá trình đưa con cá về cảng. 

- Ông lão lại có tâm trạng và suy nghĩ đó là vì: Sau nhiều lần không câu được con cá nào thì lân fnayf ông đã câu dk 1 con cá lớn. Con cá là niềm vui rất lớn đối với ông vì thế mà trong đầu ông khi đó là liên tục các suy nghĩ được đặt ra sao cho có thể đưa con cá và thuyền của ông trở.

Câu 7: Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả con cá mập ma – kô của tác giả. Thái độ của ông lão Xan-ti-a-gô đối với con cá mập như thế nào?

Bài làm chi tiết:

Nhận xét của em:

- Tác giả đã sử dụng 1 loạt các động từ mạnh để miêu tả về ngoại hình và động tác của con cá “bổ phập”, “đớp ngập”, “rách toác”,…

- Con cá mập là hình ảnh ẩn dụ cho những kẻ có địa vị, quyền lực trong mọi thời đại, đại diện cho cái xấu, cái ác ẩn hiện xung quanh ta. Chỉ cần nghe "mùi" của của phúc lợi thì có thể sẵn sàng cướp đoạt bất cứ lúc nào. 

- Con cá mập xuất hiện đã làm cho ông vô cùng tức giận và cảm thấy căm hận bọn chúng. Ông đã chiến đấu hết mình với nó “lão đâm bằng cả hai bàn tay tứa máu, dốc hết sức lực ấn sâu mũi lao sắc ngọt xuống. Lão đâm không bằng hi vọng mà bằng quyết tâm và cả lòng căm hận.”

Câu 8: Chân dung ông lão Xan-ti-a-gô được tạo dựng qua những phương diện nào? Nêu các chi tiết trong văn bản cho thấy rõ niềm tin, ý chí và nghị lực của ông lão. 

Bài làm chi tiết:

- Chân dung ông lão Xan-ti-a-gô được tạo dựng qua những phương diện: Được khắc họa qua những lời độc thoại và độc thoại nội tâm. Sau 84 ngày đêm thất bại, ông lão vẫn cố gắng tìm kiếm và cuối cùng đã tìm được con cá kiếm lớn.

-> Ông là một lão ngư kiên trì, là biểu tượng cho người nghệ sĩ không ngừng sáng tạo, tìm kiếm cái mới trong nghệ thuật.

- Các chi tiết trong văn bản cho thấy rõ niềm tin, ý chí và nghị lực của ông lão: 

+ “Lão đâm bằng cả hai bàn tay tứa máu, dốc hết sức lực ấn sâu mũi lao sắc ngọt xuống. Lão đâm không bằng hi vọng mà bằng quyết tâm và cả lòng căm hận”

+ “Cái quá tốt đẹp thì khó bền”

+ “Nhưng con người được sinh ra không phải để dành cho thất bại”

+ “Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”

Câu 9: Em suy nghĩ gì về câu nói của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô: “Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”

Bài làm chi tiết:

Cuộc sống là một chuỗi những hành trình và những điều mới lạ sẽ mở ra trước mắt và không ai có thể dừng lại cuộc sống của chúng ta. Trong câu nói của Hemingway, đã nhận định một chân lý đúng đắn, con người không phải là thứ mà thất bại có thể hạ gục. Con người có thể “bị hủy diệt” tức là hành trình sống của con người có thể chấm dứt bất cứ lúc nào, điều đó là không ai biết trước được. Nhưng con người không thể bị “đánh bại” tức mỗi người trong xã hội này không thể bị hạ gục làm tê liệt về lí trí được. Con người dù vấp phải khó khăn lớn đến thế nào đi chăng nữa, cũng nhất định không từ bỏ, không cho phép bản thân đầu hàng cho số phận, đánh mất đi cơ hội, tinh thần, lí trí của chính mình. Thà là con người bị hủy diệt theo quy luật của tự nhiên chứ không thể đầu hàng hèn nhát và nhu nhược. Câu nói của Hemingway dùng mối quan hệ nhượng bộ – tăng tiến, nhằm nhấn mạnh khẳng định vế thứ hai, nhận định thật sự vô cùng chính xác và đánh trúng vào tâm lý của nhiều người, nhất là của những bạn trẻ, lần đầu bước ra khỏi cánh cửa trường học, vì chưa có kinh nghiệm, non yếu trong suy nghĩ, nên sớm đầu hàng và bị gục ngã trước những thất bại liên tiếp thất bại, và bị trầm cảm, bị mất cân bằng trong cuộc sống. Cuộc sống chúng ta vốn dĩ đầy rẫy nhữngkhos khăn và thử thách, quan trọng là chúng ta đối diện và tìm cách vượt qua nó như thế nào. Có những người, dù hoàn cảnh có dồn họ vào chân tường nhưng họ luôn quyết tâm, cố gắng phấn đấu chiến thắng chính số phận của mình mang lại. Qua câu nói của Hemingway, cũng như hành trình chinh phục biển cả mà Hemingway gửi gắm, ông đã khẳng định lại sự tồn tại đích thực của con người. Con người sinh ra, không thể đầu hàng trước nghịch cảnh của mình, hãy để bản thân một cơ hội sống sót và tiếp tục kiên cường đấu tranh đến cùng.

Câu 10: Phương pháp những “tảng băng trôi” do Hê-minh-uê phát hiện và thực hành. Theo đó, ngôn từ trong tác phẩm thường rất trong sáng, cô đọng, không có gì dư thừa. Các hình tượng nghệ thuật thường được tạo nên bởi các hình ảnh tượng trưng. Bên dưới lớp ngôn từ và hình ảnh tưởng chừng đơn giản, ý nghĩa của tác phẩm rất phong phú, sâu sắc, nhiều tầng bậc. Theo em, tác giả đã áp dụng “phương pháp những tảng băng trôi” trong văn bản như thế nào?

Bài làm chi tiết:

Hê-minh-uê là tác giả của nguyên lý tảng băng trôi, 1/8 nổi, 7/8 chìm dưới nước. Khoảng trống là phương tiện để nhà văn thể hiện tư tưởng, để người đọc có những khoảng lặng suy nghĩ, suy ngẫm. Khoảng trống còn được thể hiện qua những lời đối thoại độc thoại đã nhắc đến ở phần trên. Ngoài ra khoảng trống còn thể hiện qua việc xây dựng biểu tượng, những nghĩa hàm ẩn. Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "tảng băng trôi" : Dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống" được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản (tác giả nói rằng tác phẩm lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ còn bấy nhiêu thôi). Đây đích thực là một tác phẩm nghệ thuật chân chính và đã minh chứng cho chính tuyên ngôn về nghệ thuật của ông.

Cụ thể: 

- Phần nổi: miêu tả cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm. Ông lão dù kiệt sức nhưng vẫn chiến đấu kiên cường để rồi cuối cùng dành được chiến thắng.

- Phần chìm:

+ Ông lão đánh cá là biểu tượng về người lao động có ước mơ cao đẹp, có ý chí, bản lĩnh và kinh nghiệm.

+ Hình tượng con cá kiếm là biểu tượng của thiên nhiên kì vĩ, trong mối quan hệ với tự nhiên thì thiên nhiên vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng ước mơ, khát vọng lớn lao mà trong cuộc đời mỗi con người thường theo đuổi.

+ Cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm thể hiện hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 7: Tự đánh giá con người không ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 7: Tự đánh giá con người không

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net