Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài 2: Tứ giác

Hướng dẫn giải bài 2: Tứ giác SBT toán 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 6: Tính các số đo x, y, z ở các hình 6a, 6b, 6c:

Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài 2: Tứ giác

Hướng dẫn trả lời:

a) Trong tứ giác ABCD, ta có: $\widehat{DAB}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}$ = 360o.

Do đó: $\widehat{DAB}$ = 360° – $(\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D})$ = 360° – (120° + 80° + 50°) = 110°.

Ta có: $\widehat{DAB}$ + x = 180° (hai góc kề bù).

=> x = 180° – $\widehat{DAB}$ = 180° – 110° = 70°.

b) Ta có: $\widehat{GHI}$ + 65° = 180° (hai góc kề bù) => $\widehat{GHI}$ = 115°.

Trong tứ giác GHIK, ta có: $\widehat{G}+\widehat{GHI}+\widehat{I}+\widehat{K}$ = 360°

Do đó: 90° + 115° +90° + y = 360° hay y + 295° = 360° => y = 65°.

c) Ta có: $\widehat{MNP}$ + 60° = 180° (hai góc kề bù) => $\widehat{MNP}$ =120°.

Ta lại có: $\widehat{NPQ}$ + 130° = 180° (hai góc kề bù) => $\widehat{MNP}$ = 50°.

Trong tứ giác MNPQ, ta có: $\widehat{M}+\widehat{MNP}+\widehat{NPQ}+\widehat{Q}$ = 360°.

Do đó: 90° + 120° + 50° + z = 360° hay z + 260° = 360° => z = 100°.

Bài tập 7: Góc kề bù với một góc của tứ giác được gọi là góc ngoài của tứ giác. Chứng minh tổng các góc ngoài của tứ giác ABCD ở Hình 7 (tại mỗi đỉnh chỉ chọn một góc ngoài): $\widehat{A_{1}}+\widehat{B_{1}}+\widehat{C_{1}}+\widehat{D_{1}}$ = 360°.

Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài 2: Tứ giác

Hướng dẫn trả lời:

Trong tứ giác ABCD, ta có:

$\widehat{DAB}+\widehat{ABC}+\widehat{BCD}+\widehat{CDA}$ = 360°.

Ta có:

$\widehat{DAB}+\widehat{A_{1}}=\widehat{ABC}+\widehat{B_{1}}=\widehat{BCD}+\widehat{C_{1}}=\widehat{CDA}+\widehat{D_{1}}$ = 180° (các cặp góc kề bù).

=> (180° - $\widehat{A_{1}}$) + (180° - $\widehat{B_{1}}$) + (180° - $\widehat{C_{1}}$) + (180° - $\widehat{D_{1}}$) = 360°

hay 720° – $(\widehat{A_{1}}+\widehat{B_{1}}+\widehat{C_{1}}+\widehat{D_{1}})$  = 360°.

Vậy $\widehat{A_{1}}+\widehat{B_{1}}+\widehat{C_{1}}+\widehat{D_{1}}$ = 360°.

Bài tập 8: a) Cho tứ giác ABCD có AB // CD, $ \widehat{B}$ = 135°, $ \widehat{D}$ = 70°, $ \widehat{ACB}$ = 25° (Hình 8a). Tính số đo góc $ \widehat{DAC}$.

b) Cho tứ giác GHIK có $\widehat{KGH}=\widehat{K}$ =  90°, $\widehat{I}$ = 65°.

Trên HI lấy điểm E sao cho $\widehat{EGH}$ = 25° (Hình 8b). Tỉnh số đo góc GEI.

c) Cho tứ giác MNPQ có PM là tia phân giác của góc NPQ, $\widehat{QMN}$  = 110°, $\widehat{N}$  = 120°, $\widehat{Q}$  = 60° (Hình 8c). Tính số đo các góc NPM, MPQ, QMP.

Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài 2: Tứ giác

Hướng dẫn trả lời:

a) Trong tam giác ABC, ta có: $\widehat{BAC}$ = 180° ($\widehat{B}$ + $\widehat{BCA}$) = 180° - (135° + 25°) = 20°.

Do AB // CD nên $\widehat{ACD}$ = $\widehat{BAC}$ = 20° (hai góc so le trong).

Trong tam giác ACD, ta có: $\widehat{DAC}$ = 180° – ($\widehat{ACD}$ + $\widehat{D}$) = 180° - (20° + 70°) = 90°.

b) Trong tứ giác GHIK, ta có: $\widehat{H}$ = 360° – ($\widehat{KGH}$ + $\widehat{I}$ + $\widehat{K}$) = 360° - (90° + 65° + 90°) = 115°.

Trong tam giác GHE, ta có: $\widehat{HEG}$ = 180° – ($\widehat{EGH}$ + $\widehat{H}$ ) = 180° - (25° + 115°) = 40°.

Vậy $\widehat{GEI}$ = 180° - $\widehat{HEG}$ = 180° - 40° = 140°.

c) Trong tứ giác MNPQ, ta có: $\widehat{NPQ}$ = 360° – ($\widehat{QMN}$ + $\widehat{N}$ + $\widehat{Q}$ = 360° - (110° + 120° + 60°) = 70°.

Do PM là tia phân giác của góc NPQ nên $\widehat{NPM}$ = $\widehat{MPQ}$ = $\frac{\widehat{NPQ}}{2}$ = 35°.

Trong tam giác MPQ, ta có: $\widehat{QMP}$ = 180° – ($\widehat{MPQ}$ + $\widehat{Q}$) = 180° - (35° + 60°) = 85°.

Bài tập 9: Chứng minh rằng: Trong một tứ giác, tổng độ dài hai đường chéo lớn hơn tổng độ dài hai cạnh đối.

Hướng dẫn trả lời:

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD trong tứ giác ABCD (Hình vẽ).

Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài 2: Tứ giác

Xét tam giác OAB, ta có: OA + OB > AB.

Xét tam giác OCD, ta có: OC + OD > CD.

=> OA + OB + OC + OD > AB + CD hay AC + BD > AB + CD.

Tương tự:

Xét tam giác OAD, ta có: OA + OD > AD.

Xét tam giác OBC, ta có: OB + OC > BC.

=> OA + OB + OC + OD > AD + BC hay AC + BD > AD + BC.

Vậy: Trong một tứ giác, tổng độ dài hai đường chéo lớn hơn tổng độ dài hai cạnh đối.

Bài tập 10: Thả diều là một trò chơi dân gian của nhiều trẻ em ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Một tứ giác ABCD với AB = AD, BC = CD gọi là hình “chiếc diều” (Hình 9).

Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài 2: Tứ giác

a) So sánh $\widehat{B}$ và $\widehat{D}$.

b) Tìm mối liên hệ giữa hai đường chéo AC và BD.

Hướng dẫn trả lời:

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD (Hình vẽ).

Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài 2: Tứ giác

a) ∆ABC = ∆ADC (c.c.c) => $\widehat{ABC}=\widehat{ADC}$.

b) ∆ABC = ∆ADC nên $\widehat{BAO}=\widehat{DAO}$.

∆ABO = ∆ADO (c.g.c). Suy ra $\widehat{AOB}=\widehat{AOD}$.

Mà $\widehat{AOB}=\widehat{AOD}$= 180° nên $\widehat{AOB}=\widehat{AOD}$ = 90°.

Vậy AC ⊥ BD.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập toán 8 cánh diều, Giải SBT toán 8 CD bài 2, Giải sách bài tập toán 8 CD bài 2: Tứ giác

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 8 tập 1 cánh diều

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com