Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài: Bài tập cuối chương V

Hướng dẫn giải bài: Bài tập cuối chương V SBT toán 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 37: Cho hình bình hành ABCD có $\widehat{A}=3\widehat{B}$. Số đo các góc của hình bình hành ABCD là:

A. $\widehat{A}=\widehat{C}$= 120°, $\widehat{B}=\widehat{D}$ = 60°.

B. $\widehat{A}=\widehat{D}$ = 45°, $\widehat{B}=\widehat{C}$ = 135°.

C. $\widehat{A}=\widehat{C}$ = 135°, $\widehat{B}=\widehat{D}$ = 45°.

D. $\widehat{A}=\widehat{D}$ = 135°, $\widehat{B}=\widehat{C}$ = 45°.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

ABCD là hình bình hành, nên:

$\widehat{A}=\widehat{C}$; $\widehat{B}=\widehat{D}$

và $\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}$ = 360° hay $2\widehat{A}+2\widehat{B}$ = 360°

Mà $\widehat{A}=3\widehat{B}$

=> $6\widehat{B}+2\widehat{B}$ = 360° => 8$\widehat{B}$ = 360° => $\widehat{B}$ = 45°.

=> $\widehat{A}$ = 3$\widehat{B}$ = 3.45° = 135°.

Vậy $\widehat{A}=\widehat{C}$ = 135°, $\widehat{B}=\widehat{D}$ = 45°.

Bài tập 38: Cho hình vuông ABCD có độ dài cạnh bằng 8 cm. Độ dài đường chéo AC là:

A. 4$\sqrt{2}$ cm.          B. 8$\sqrt{2}$ cm.           C. 2$\sqrt{8}$ cm.           D. 4$\sqrt{8}$ cm.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài: Bài tập cuối chương V

ABCD là hình vuông nên: AB  = BC = CD = DA = 8 cm.

Xét tam giác ACD, theo định lí thales ta có:

AC2 = AD2 + CD2 = 82 + 82 = 128

=> AC = $\sqrt{128}$ = 8$\sqrt{2}$ cm.

Bài tập 39: Cho tứ giác ABCD có E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Điều kiện của tứ giác ABCD để tứ giác EFGH là hình chữ nhật là:

A. BD = AC.                 B. AB ⊥ BC.                  C. BD ⊥ AC.                 D. AB = CD.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài: Bài tập cuối chương V

Xét ΔABC có E là trung điểm của AB; F là trung điểm của BC

Do đó: EF là đường trung bình của ΔABC.

=> EF // AC và EF = $\frac{AC}{2}$ (1).

Xét ΔCDA có G là trung điểm của CD; H là trung điểm của DA

Do đó: GH là đường trung bình của ΔCDA.

=> GH // AC và GH = $\frac{AC}{2}$ (2).

Từ (1) và (2) suy ra EF // GH và EF = GH hay EFGH là hình bình hành.

Để EFGH là hình chữ nhật khi hình bình hành EFGH có EF ⊥ EH hay EF ⊥ BD => AC ⊥ BD.

Bài tập 40: Một công ty dự định làm một đường ống dẫn từ một nhà máy ở địa điểm C trên bờ đến một địa điểm B trên biển. Khoảng cách giữa địa điểm A trên đảo với địa điểm B, địa điểm C lần lượt là 9 km, 15 km; AB vuông góc với BC (minh hoạ ở Hình 27). Giá làm 1 km đường ống là 5 000 đô la Mỹ. Hỏi chi phí làm đường ống từ địa điểm C đến địa điểm B là bao nhiêu đồng?

Biết 1 đô la Mỹ bằng 23 635 đồng (ngày 01/01/2023 theo nguồn https://www.google.com/finance/quote).

Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài: Bài tập cuối chương V

Hướng dẫn trả lời:

Trong tam giác ABC vuông tại B, ta có: AC2 = AB2 + BC2 (theo định lí Pythagore).

=> BC2 = AC2 – AB2 = 152 - 92 = 144. Do đó BC = $\sqrt{144}$ = 12 (km).

Chi phí làm đường ống từ địa điểm C đến địa điểm B là:

5 000 . 23 635 . 12= 1 418 100 000 (đồng).

Bài tập 41: Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Kẻ HJ vuông góc với AB tại J và HK vuông góc với AC tại K. Trên tia HJ lấy điểm D sao cho DJ = JH. Trên tia HK lấy điểm E sao cho EK = KH.

a) Chứng minh A là trung điểm của DE.

b) Tứ giác AJHK là hình gì? Vì sao?

c) Chứng minh BC = BD + CE.

Hướng dẫn trả lời:

Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài: Bài tập cuối chương V

a) Xét ∆ADJ vuông tại J và ∆AHJ vuông tại J có: DJ = HJ (giả thiết), AJ là cạnh chung.

Do đó ∆ADJ = ∆AHJ (hai cạnh góc vuông)

=> AD = AH và $\widehat{JAD}=\widehat{JAH}$.

Tương tự ta cũng chứng minh được ∆AHK = ∆AEK (hai cạnh góc vuông)

=> AH = AE và $\widehat{KAH}=\widehat{KAE}$

Ta có: $\widehat{JAD}+\widehat{JAH}+\widehat{KAH}+\widehat{KAE}$ = 2.( $\widehat{JAH}=\widehat{KAH}$) = 2 $\widehat{JAK}$ = 2.90° = 180°.

Hay $\widehat{DAE}$ = 180° nên ba điểm D, A, E thẳng hàng.

Lại có AD = AH và AH = AE nên AD = AE.

Do đó A là trung điểm của DE.

b) Ta có AB ⊥ DH tại J nên $\widehat{AJH}$ = 90°.

AC ⊥ HE tại K nên $\widehat{AKH}$ = 90°.

Xét tứ giác AJHK có $\widehat{AJH}=\widehat{JAK}=\widehat{AKH}$ = 90°.

=> AJHK là hình chữ nhật.

c) Xét ∆BDJ vuông tại J và ∆BHJ vuông tại J có: DJ = HJ (giả thiết), BJ là cạnh chung.

Do đó ∆BDJ = ∆BHJ (hai cạnh góc vuông) => BD = BH (hai cạnh tương ứng).

Tương tự, ta cũng có ∆CHK = ∆ CEK (hai cạnh góc vuông) => CH = CE (hai cạnh tương ứng).

Khi đó BC = BH + CH = BD + CE.

Vậy BC = BD + CE.

Bài tập 42: Cho hình thang cân ABCD có AB // CD, $\widehat{D}$ = 45°. Kẻ AH vuông góc với CD tại H. Lấy điểm E thuộc cạnh CD sao cho HE = DH.

a) Chứng minh tứ giác ABCE là hình bình hành.

b) Đường thẳng qua D và song song với AE cắt AH tại F. Tứ giác ADFE là hình gì? Vì sao?

c*) Tìm điều kiện của hình thang cân ABCD để E là trung điểm của BF (bỏ qua giả thiết $\widehat{D}$ = 45°).

Hướng dẫn trả lời:

Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài: Bài tập cuối chương V

a) Do ABCD là hình thang cân nên $\widehat{C}=\widehat{ADC}$.

∆ADH = ∆AEH (c.g.c) => $\widehat{ADH}=\widehat{AEH}$ hay $\widehat{ADC}=\widehat{AED}$.

Do đó $\widehat{C}=\widehat{AED}$. Mà $\widehat{C},\widehat{AED}$ nằm ở vị trí đồng vị => AE // BC.

Tứ giác ABCE có AB // CE, AE // BC nên ABCE là hình bình hành.

b) Ta có: $\widehat{FDH}=\widehat{AEH}$ (hai góc so le trong).

∆FDH = ∆AEH (g.c.g) => AH = HF.

Tứ giác ADFE có hai đường chéo AF và DE cắt nhau tại trung điểm H của mỗi đường nên ADFE là hình bình hành.

Tam giác ADE có $\widehat{AED}=\widehat{ADE}$ = 45° nên tam giác ADE vuông cân tại A.

Hình bình hành ADFE có $\widehat{DAE}$ = 90° nên ADFE là hình chữ nhật.

Hình chữ nhật ADFE có AD = AE nên ADFE là hình vuông.

c*) Để E là trung điểm của BF thì BE = FE và ba điểm B, E, F thẳng hàng.

Khi bỏ qua giả thiết $\widehat{ADC}$ = 45° thì ta chỉ chứng minh được ADFE là hình bình hành.

Do ABCE và ADFE đều là hình bình hành nên AE = BC và AE = DF => BC = DF.

Ta có: $\widehat{FDH}=\widehat{BCD}$ (vì cùng bằng $\widehat{AEH}$) và $\widehat{FDH},\widehat{BCD}$ nằm ở vị trí so le trong nên BC // DF.

Tứ giác BCFD có BC = DF và BC // DF nên BCFD là hình bình hành.

Mà E là trung điểm của BF => E là trung điểm của CD hay EC = ED

Mặt khác, AB = EC (vì ABCE là hình bình hành) => AB = $\frac{1}{2}$CD.

Dễ thấy nếu hình thang cân ABCD (AB // CD) có AB = $\frac{1}{2}$CD thì E là trung điểm của BF.

Vậy điều kiện của hình thang cân ABCD (AB // CD) để E là trung điểm của BF là AB = $\frac{1}{2}$CD.

Bài tập 43: Cho hình bình hành ABCD có BC = 2AB. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC, AD.

a) Chứng minh tứ giác MBND là hình bình hành.

b) Gọi P là giao điểm của AM và BN, Q là giao điểm của CN và DM. Chứng minh tử giác PMQN là hình chữ nhật.

c*) Tìm điều kiện của hình bình hành ABCD để tứ giác PMQN là hình vuông.

d) Tính diện tích của tứ giác PMQN, biết AB = 2 cm, $\widehat{MAD}$ = 30.

Hướng dẫn trả lời:

Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài: Bài tập cuối chương V

a) Do ABCD là hình bình hành nên BC // AD và BC = AD

Mà M ∈ BC, N ∈ AD nên MB // ND

Lại có M, N lần lượt là trung điểm của BC, AD nên MB = MC = $\frac{1}{2}$BC; NA = ND = $\frac{1}{2}$AD.

Do đó MB = MC = NA = ND.

Tứ giác MBND có MB // ND và MB = ND nên là hình bình hành.

b) Tương tự câu a, ta chứng minh được MANC là hình bình hành.

Do MBND, MANC đều là hình bình hành nên PN // MQ, PM // NQ.

=> tứ giác PMQN là hình bình hành.

∆ABN = ∆MNB (c.g.c) => AB = MN.

Tứ giác ABMN có AB = BM = MN = AN nên ABMN là hình thoi => AM ⊥ BN.

Hình bình hành PMQN có $\widehat{MNP}$ = 90° nên PMQN là hình chữ nhật.

c*) Để hình chữ nhật PMQN là hình vuông thì PM = PN.

Mà ABMN là hình thoi nên ABMN là hình bình hành.

=> AM, BN cắt nhau tại trung điểm P của mỗi đường.

Mà PM =PN => AM = BN.

Hình bình hành ABMN có AM = BN nên ABMN là hình chữ nhật.

=> $\widehat{ABM}$ = 90° hay $\widehat{ABC}$ = 90°.

Hình bình hành ABCD có $\widehat{ABC}$ = 90° nên ABCD là hình chữ nhật.

Dễ thấy, nếu hình bình hành ABCD là hình chữ nhật và BC = 2 AB thì PMQN là hình vuông.

Vậy điều kiện của hình bình hành ABCD để PMQN là hình vuông là hình bình hành ABCD là hình chữ nhật có BC = 2AB.

d) Ta có BM = AB nên BM = 2 cm.

Do ABMN là hình thoi nên AM  là tia phân giác của $\widehat{BAN}$.

Suy ra $\widehat{BAN}=2\widehat{MAD}$ = 60°.

Tam giác ABN có AB=AN và $\widehat{BAN}$ = 60° nên tam giác ABN đều.

=> BN = AN = AB = 2 cm.

Do P là trung điểm của BN nên BP = NP = $\frac{BN}{2}$ = 1 cm.

Trong tam giác BMP vuông tại P, ta có: BM2 = BP2 + MP2.

=> MP2 = BM2 – BP2 = 22 – 12 =  3. Do đó MP = $\sqrt{3}$ cm.

Do PMQN là hình chữ nhật nên diện tích của PMQN là:

MP.NP = $\sqrt{3}$.1 = $\sqrt{3}$ (cm2).

Bài tập 44: Cho hình vuông ABCD. Lấy điểm M thuộc đường chéo BD. Kẻ ME vuông góc với AB tại E, MF vuông góc với AD tại F.

a) Chứng minh: DE = CF, DE ⊥ CE.

b*) Chứng minh ba đường thẳng DE, BF, CM cùng đi qua một điểm.

c*) Xác định vị trí của điểm M trên đường chéo BD để diện tích của tứ giác AEMF lớn nhất.

Hướng dẫn trả lời:

Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài: Bài tập cuối chương V

Gọi H là giao điểm của DE và CF, K là giao điểm của CM và EF (Hình 60).

Do ABCD là hình vuông nên ta có:

$\widehat{DAB}$ = 90°, CD = DA, $\widehat{ADB}=\widehat{ABD}=\widehat{DBC}$ = 45°.

a) Do MF ⊥ AD nên tam giác FDM vuông tại F.

Do FM ⊥ AD, DC ⊥ AD nên FM // CD => $\widehat{FMD}=\widehat{MDC}$ (hai góc so le trong).

Mà $\widehat{FDM}=\widehat{MDC}$ (do ABCD là hình vuông nên DM là phân giác góc ADC).

=> $\widehat{FDM}=\widehat{FMD}$ nên ∆FDM vuông cân tại F

=> FM = DF.

Tứ giác AEMF có $\widehat{MFA}=\widehat{FAE}=\widehat{AEM}$ = 90° nên AEMF là hình chữ nhật => AE = FM.

Do đó AE = DF (vì cùng bằng FM).

∆ADE = ∆DCF (c.g.c) => DE = CF, $\widehat{AED}=\widehat{DFC}$.

Trong tam giác ADE vuông tại A, ta có: $\widehat{AED}+\widehat{ADE}$ = 90°.

=> $\widehat{DFC}+\widehat{ADE}$ = 90° hay $\widehat{DFH}+\widehat{FDH}$ = 90°.

Vậy DE ⊥ CF.

b*) Tương tự câu a, ta chứng minh được BF ⊥ CE.

∆ABM = ∆CBM (c.g.c) => AM = CM.

Mà EF = AM (vì AEMF là hình chữ nhật) => EF = CM.

∆DEF = ∆FCM (c.c.c) => $\widehat{DEF}=\widehat{FCM}$ hay $\widehat{FEH}=\widehat{FCK}$.

Trong tam giác HEF vuông tại H, ta có $\widehat{FEH}+\widehat{EFH}$ = 90°.

Suy ra $\widehat{FCK}+\widehat{EFH}$ = 90° hay $\widehat{FCK}=\widehat{KCF}$ = 90°.

Từ đó, ta tính được $\widehat{CKF}$ = 90°. Do đó CK ⊥ EF.

Trong tam giác CEF, ta có: DE ⊥ CF, BF ⊥ CE, CM ⊥ EF nên ba đường thẳng DE, BF, CM là các đường cao của tam giác CEF.

Vậy ba đường thẳng DE, BF, CM cùng đi qua một điểm.

c*) Chu vi của hình chữ nhật AEMF là: 2(AE + AF) = 2(DF + AF) = 2AD.

Mà AD không đổi nên chu vi của hình chữ nhật AEMF không đổi.

Do đó, diện tích của tứ giác AEMF lớn nhất khi AEMF là hình vuông.  => ME = MF.

Khi đó ∆BEM = ∆DFM (cạnh góc vuông - góc nhọn kề) => BM = DM hay M là trung điểm của BC.

Vậy với M là trung điểm của BC thì diện tích của tứ giác AEMF lớn nhất.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập toán 8 cánh diều, Giải SBT toán 8 CD bài: Bài tập cuối chương V

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 8 tập 1 cánh diều

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com