Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài 2: Các phép tính với đa thức nhiều

Hướng dẫn giải bài 2: Các phép tính với đa thức nhiều SBT toán 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 8: Cho hai đa thức: A = x7 ‒ 4x3y2 ‒ 5xy + 7; B = x7 + 5x3y2 ‒ 3xy ‒ 3.

a) Tìm đa thức C sao cho C = A + B.

b) Tìm đa thức D sao cho A + D = B.

Hướng dẫn trả lời:

a) C = A + B = x7 ‒ 4x3y2 ‒ 5xy + 7 + x7 + 5x3y2 ‒ 3xy ‒ 3

= (x7 + x7) + (‒ 4x3y2 + 5x3y2) + (‒ 5xy ‒ 3xy) + 4

= 2x7 + x3y2 ‒ 8xy + 4.

Vậy C = 2x7 + x3y2 ‒ 8xy + 4.

b) Ta có A + D = B

Suy ra D = B ‒ A

= x7 + 5x3y2 ‒ 3xy ‒ 3 ‒ (x7 ‒ 4x3y2 ‒ 5xy + 7)

= x7 + 5x3y2 ‒ 3xy ‒ 3 ‒ x7 + 4x3y2 + 5xy ‒ 7

= (x7 ‒ x7) + (5x3y+ 4x3y2) + (‒ 3xy + 5xy) + (–3 – 7)

= 9x3y2 + 2xy ‒ 10.

Vậy D = 9x3y2 + 2xy ‒ 10.

Bài tập 9: Rút gọn biểu thức:

a) 2x(x2 + y) ‒ x(2y + 1) ‒ x(2x2 ‒ 21y);

b) 5x(6y ‒ x2) + 3y(y ‒ 10x) ‒ 3y(y ‒ 1) + 15x3;

c) 18xn+1(yn+1 + xn+3) + 9y3(‒2xn+1yn‒2 + 1)với n là số tự nhiên lớn hơn 2.

Hướng dẫn trả lời:

a) 2x(x2 + y) ‒ x(2y + 1) ‒ x(2x2 ‒ 21y)

= 2x3 + 2xy ‒ 2xy ‒ x ‒ 2x3 + 21xy

= (2x3– 2x3) + (2xy ‒ 2xy + 21xy) ‒ x

= 21xy ‒ x.

b) 5x(6y ‒ x2) + 3y(y ‒ 10x) ‒ 3y(y ‒ 1) + 15x3

= 30xy ‒ 5x3 + 3y2 ‒ 30xy ‒ 3y2 + 3y + 15x3

= (30xy – 30xy) + (‒ 5x3 + 15x3) + (3y2 ‒ 3y2) + 3y

= 10x3 + 3y.

c) 18xn+1(yn+1 + xn+3) + 9y3(‒2xn+1yn‒2 + 1)

= 18xn+1yn+1+ 18xn+1+ n + 3 – 18xn+1y3 + n – 2 + 9y3

= 18xn+1yn+1 + 18x2n+4 ‒ 18xn+1yn+1 + 9y3

= 18x2n+4 + 9y3.

Bài tập 10: Tìm ba số tự nhiên liên tiếp, biết tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số trước là 12 đơn vị.

Hướng dẫn trả lời:

Gọi ba số tự nhiên liên tiếp cần tìm là a, a + 1, a + 2.

Do tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số trước là 12 đơn vị nên ta có:

(a + 1)(a + 2) ‒ a(a + 1) = 12 = a2 + 2a + a + 2 ‒ a2 ‒ a = 12 => 2a = 10 => a = 5

Vậy 3 số cần tìm là: 5; 6; 7.

Bài tập 11: Chứng minh giá trị của mỗi biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến:

a) M = (x ‒ 1)(x2 + x + 1) ‒ x2(x ‒ 1) ‒ x2 ‒ 23;

b) $ N=(x-\frac{1}{2}y)(x^{2}+2y)-x(x^{2}+2y)+y(\frac{1}{2}x^{2}+y)-\frac{1}{2}$.

Hướng dẫn trả lời:

a) Ta có:

M = (x ‒ 1)(x2 + x + 1) ‒ x2(x ‒ 1) ‒ x2 ‒ 23

= x3 + x2 + x ‒ x2 ‒ x ‒ 1 ‒ x3 + x2 ‒ x2 ‒ 23

= (x3 ‒ x3) + (x2 ‒ x2) + (x ‒ x) + (‒1 ‒ 23)

= ‒24.

Vậy giá trị của M không phụ thuộc vào giá trị của biến.

b) Ta có:

$ N=(x-\frac{1}{2}y)(x^{2}+2y)-x(x^{2}+2y)+y(\frac{1}{2}x^{2}+y)-\frac{1}{2}$

= $ x^{3}+2xy-\frac{1}{2}x^{2}y-y^{2}-x^{3}-2xy+\frac{1}{2}x^{2}y+y^{2}-\frac{1}{2}$

= $-\frac{1}{2}$

Vậy giá trị của N không phụ thuộc vào giá trị của biến.

Bài tập 12: Chứng minh rằng biểu thức P = (2y ‒ x)(x + y) + x(y ‒ x) ‒ 2y(x + 5y) ‒ 1 luôn nhận giá trị âm với mọi giá trị của biến x và y.

Hướng dẫn trả lời:

Ta có: P = (2y ‒ x)(x + y) + x(y ‒ x) ‒ 2y(x + 5y) ‒ 1

= 2xy + 2y2 ‒ x2 ‒ xy +xy ‒ x2 ‒ 2xy ‒ 10y2 ‒ 1

= (2xy – xy + xy – 2xy) + (2y2 ‒ 10y2) + (‒ x2 ‒ x2) – 1

= ‒8y2 ‒ 2x2 ‒ 1.

Do với mọi giá trị của x, y ta có: x2 ≥ 0, y2 ≥ 0 nên ‒ 2x2 ≤ 0, ‒8y2 ≤ 0

Suy ra ‒8y2 ‒ 2x2 ‒ 1 ≤ ‒1 với mọi giá trị của biến x, y.

Vậy P luôn nhận giá trị âm với mọi giá trị của biến x và y.

Bài tập 13: Cho hai đơn thức: A = ‒132xn+1y10zn+2; B = 1,2x5ynzn+1 với n là số tự nhiên.

a) Tìm các số tự nhiên n để đơn thức A chia hết cho đơn thức B.

b) Tìm đa thức P sao cho P = A : B.

c) Tính giá trị của đa thức P tại n = 9; x = 2; y = –1; z = 5,8.

Hướng dẫn trả lời:

a) Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.

=> 5 ≤ n + 1; n ≤ 10; n + 1 ≤ n + 2 hay 4 ≤ n ≤ 10.

Mà n ∈ ℕ nên n ∈ {4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}.

Vậy n ∈ {4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}thì đơn thức A chia hết cho đơn thức B.

b) Ta có: P = A : B

= (‒132xn+1y10zn+2) : (1,2x5ynzn+1)

= (‒132 : 1,2)(xn+1: x5)(y10:yn)(zn+2: zn + 1)

= ‒110xn+1‒5y10‒nzn+2‒n‒1

= ‒110xn‒4y10‒nz.

Vậy P = ‒110xn‒4y10‒nz.

c) Thay n = 9; x = 2; y = –1; z = 5,8 vào P ta có:

P = ‒110.29‒4.(‒1)10‒9.5,8

= ‒110.25.(–1).5,8

= 110. 32 . 5,8

= 20 416.

Vậy P = 20 416.

Bài tập 14: Một mảnh đất có dạng hình chữ nhật với chiều dài là x (m), chiều rộng là y (m) với 1 < y < x. Người ta để lối đi có độ rộng 1 (m) (phần không tô màu) như Hình 2.

Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều bài 2: Các phép tính với đa thức nhiều

a) Viết đa thức S biểu thị diện tích phần còn lại của mảnh đất đó.

b) Tính giá trị của S tại x = 9; y = 5,4.

Hướng dẫn trả lời:

a) Phần còn lại của mảnh đất gồm bốn miếng đất bằng nhau có dạng hình chữ nhật với chiều dài bằng $\frac{x-1}{2}$ (m), chiều rộng bằng $\frac{y-1}{2}$ (m).

Vậy đa thức biểu thị diện tích phần còn lại của mảnh đất đó là:

$S=4.\frac{x-1}{2}.\frac{y-1}{2}=xy-x-y+1$ (m2)

b) Thay x = 9; y = 5,4 vào S ta có:

S = 9.5,4 – 9 – 5,4 +1 = 48,6 – 9 – 5,4 + 1 = 35,2 (m2)

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập toán 8 cánh diều, Giải SBT toán 8 CD bài 2, Giải sách bài tập toán 8 CD bài 2: Các phép tính với đa thức nhiều

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 8 tập 1 cánh diều

 

Copyright @2024 - Designed by baivan.net