Giải toán 4 bài: Phép cộng phân số (tiếp theo)

Hướng dẫn giải chi tiết toán lớp 4 bài: Phép cộng phân số (tiếp theo). Tất cả các bài tập trong bài học này đều được hướng dẫn cách giải chi tiết, cụ thể và rất dê hiểu. Thông qua đó, giúp các em nhanh chóng hiểu bài và làm bài tập nhanh hơn và tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn toán học lớp 4. Trong quá trình làm bài, nếu chưa hiểu các em hãy comment lại bên dưới để thầy cô trợ giúp.

[toc:ul]

Bài tập 1: Tính

a. \(\frac{2}{3}+\frac{3}{4}\);        b. \(\frac{9}{4}+\frac{3}{5}\)     

c. \(\frac{2}{5}+\frac{4}{7}\)         d. \(\frac{3}{5}+ \frac{4}{3}\)

Trả lời:

a. \(\frac{2}{3}+\frac{3}{4}\)

Quy đồng hai mẫu số: 

\(\frac{2}{3} =\frac{2 \times 4}{3 \times 4}=\frac{8}{12}\);   

\(\frac{3}{4} =\frac{3 \times 3}{4 \times 3}=\frac{9}{12}\)

Cộng hai phân số cùng mẫu  là 12:

\(\frac{2}{3}+\frac{3}{4}= \frac{8}{12}+\frac{9}{12}= \frac{8 + 9}{12} = \frac{17}{12}\)

b. \(\frac{9}{4}+\frac{3}{5}\)

Quy đồng mẫu số: 

\(\frac{9}{4}= \frac{9 \times 5}{4 \times 5}=\frac{45}{20}\);   

\(\frac{3}{5}= \frac{3 \times 4}{5 \times 4}=\frac{12}{20}\)

Cộng hai phân số  cùng mẫu  là 20:

\(\frac{9}{4}+\frac{3}{5}\) = \(\frac{45}{20}+ \frac{12}{20}= \frac{45 + 12}{20} = \frac{57}{20}\)

c. \(\frac{2}{5}+\frac{4}{7}\)

Quy đồng mẫu số: 

\(\frac{2}{5}= \frac{2 \times 7}{5 \times 7}=\frac{14}{35}\) ;      

\(\frac{4}{7}= \frac{4 \times  5}{7\times 5} =\frac{20}{35}\)

Cộng hai phân số cùng mẫu  là 35:

 \(\frac{2}{5}+\frac{4}{7}\) = \(\frac{14}{35}+ \frac{20}{35}=\frac{14+20}{35} = \frac{34}{35}\)

d. \(\frac{3}{5}+ \frac{4}{3}\)

Quy đồng mẫu số : 

\(\frac{3}{5}= \frac{3 \times 3}{5\times 3}=\frac{9}{15}\);     

\(\frac{4}{3}= \frac{4\times  5}{3\times  5}=\frac{20}{15}\)

Cộng hai phân số có cùng mãu là 15:

 \(\frac{3}{5}+ \frac{4}{3}\) = \(\frac{9}{15}+\frac{20}{15}= \frac{9 + 20}{15} = \frac{29}{15}\)

Bài tập 2: Tính (theo mẫu)

Mẫu: \(\frac{13}{21}+\frac{5}{7}=\frac{13}{21}+\frac{5×3}{7×3}=\frac{13}{21}+\frac{15}{21}=\frac{28}{21}\)

a. \(\frac{3}{12}+\frac{1}{4}\)        b. \(\frac{4}{25}+\frac{3}{5}\)     

c. \(\frac{26}{81}+\frac{4}{27}\)    d. \(\frac{5}{64}+\frac{7}{8}\)

Trả lời:

a. Ta thấy 12 : 4 = 3, nên ta giữ nguyên \(\frac{3}{12}\) và nhân của tử và mẫu của $\frac{1}{4}$ với 3:

\(\frac{3}{12}+\frac{1}{4}= \frac{3}{12}+ \frac{1×3}{4×3}=\frac{3}{12}+\frac{3}{12}= \frac{3 + 3}{12}  = \frac{6}{12}\)

b. Ta thấy 25 : 5 = 5 nên ta nhân cả tử và mẫu của $\frac{3}{5}$ với 5 ; giữ nguyên $\frac{4}{25}$

\(\frac{4}{25}+\frac{3}{5}= \frac{4}{25}+\frac{3×5}{5×5}= \frac{4}{25} +\frac{15}{25}= \frac{4 + 15}{25} =\frac{19}{25}\)

c. Ta thấy 81 : 27 = 3 nên ta nhân cả tử và mẫu của $\frac{4}{27}$ với 3 ; giữ nguyên $\frac{26}{81}$

\(\frac{26}{81}+\frac{4}{27}= \frac{26}{81}+\frac{4×3}{27×3}= \frac{26}{81}+\frac{12}{81}= \frac{26 +12}{81}= \frac{38}{81}\)

d. \(\frac{5}{64}+\frac{7}{8}= \frac{5}{64}+\frac{7×8}{8×8}= \frac{5}{64}+\frac{56}{84}=\frac{61}{84}\)

Bài tập 3: Một xe ô tô giờ đầu chạy được \(\frac{3}{8}\) quãng đường, giờ thứ hai....

Một xe ô tô giờ đầu chạy được \(\frac{3}{8}\) quãng đường, giờ thứ hai chạy được \(\frac{2}{7}\) quãng đường. Hỏi sau hai giờ ô tô chạy được bao nhiêu phần của quãng đường?

Trả lời:

Giờ đầu, ô tô chạy được \(\frac{3}{8}\) quãng đường.

Giờ thứ hai, ô tô chạy được \(\frac{2}{7}\) quãng đường

Sau hai giờ ô tô chạy được:

\(\frac{3}{8}\) + \(\frac{2}{7}\) = $\frac{3\times 7}{8\times 7} + \frac{2\times 8}{7\times 8} = $ \(\frac{21}{56}+\frac{16}{56}=\frac{37}{56}\) (quãng đường)

Đáp số: \(\frac{37}{56}\) quãng đường

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Toán lớp 4


Copyright @2024 - Designed by baivan.net